“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?”

481
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?”
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen

Linh mục Dòng Tên Mario Powel

americamagazine.org, Linh mục Dòng Tên Mario Powell, 2020-06-03
Những người tuần hành đi về phía tây trên Burnside về phía cầu Burnside ở Portland chiều thứ ba 2 tháng 6 – 2020. (Sean Meagher / The Oregonian via AP)
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?” Khi bất công thắng thế, và người nghèo rơi vào tuyệt vọng.
George Floyd.
Ahmaud Arbery.
Breonna Taylor.
Oscar Grant.
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?” Tới bao giờ Ngài còn ngoảnh mặt làm ngơ?
Eric Garner.
Trayvon Martin.
Tamir Rice.
Emmett Till.
Đó là các tên mà chúng ta biết. Và đó là lời của Thánh vịnh 13. Sau cái chết của một người da đen khác, đó cũng là lời của tôi. Người viết Thánh vịnh tức giận, đặt câu hỏi tại sao Thiên Chúa không hành động. Như thế ngày xưa mùi hôi thối của tội lỗi cũng đã ngập mũi của Chúa. Chúa đã ngửi, đã nếm. Như ngày xưa, bây giờ vẫn còn.
Là linh mục Dòng Tên da đen 38 tuổi, mùi này quen thuộc với tôi. Nó bốc mùi. Mùi của nó và phản ứng của nó gây nơi người Da đen thì không thể tránh khỏi. Đó là loại trái lạ và cay đắng.
Là linh mục Dòng Tên da đen 38 tuổi, mùi này quen thuộc với tôi. Nó bốc mùi. Mùi của nó và phản ứng của nó gây nơi người Da đen thì không thể tránh khỏi. Đó là loại trái lạ và cay đắng.
Đoạn video cả thế giới chứng kiến vụ giết chết George Floyd cũng hôi thối. Tôi đã như liệt, hoài nghi, tức giận, sợ hãi, tê cứng và tuyệt vọng khi xem 9 phút hấp hối đau đớn đó.
Tôi cảm thấy tê liệt vì tôi xa rời cộng đồng mà tôi thường dựa vào để xử lý những chuyện bẩn thỉu này. Tôi không tin cái chết của George Floyd lại là một thi thể người đàn ông da đen khác bị đối xử tàn bạo và giết hại trước mắt tôi. Tôi tức giận trước các tuyên bố tầm thường và hoa mỹ được nhiều người nói lên, kể cả các nhà lãnh đạo công giáo. Tôi trở nên tê liệt vì quá nhiều biến cố như thế này.
Nhưng có một cái gì mới đối với tôi trong biến cố này. Đó là nỗi sợ mà tôi cảm nhận không phải cho chính bản thân tôi hay cho người Da đen Mỹ nói chung, nhưng cho 80 trẻ em da đen học sinh trung học của tôi ở: Brooklyn Jesuit Prep. Tôi sợ những gì mùa hè này dành cho các em, cũng như cho các trẻ em da đen ở trung tâm Brooklyn. Tôi sợ nếu không có việc hè, không có trại hè và phải đối mặt với tình trạng có quá nhiều cảnh sát, nhiều thanh niên da đen sẽ gặp cảnh sát, những cuộc gặp mà thường không kết thúc tốt đẹp cho những người giống họ.
Trước chín phút đó, những chữ tôi nói với các em da đen, da nâu tôi yêu các em biết bao nhiêu, các em có giá trị biết bao nhiêu, những lời này như vô nghĩa.
Tôi phải thú nhận đã có những lúc tôi cảm thấy khó khăn để khỏi tuyệt vọng. Trước chín phút đó, những chữ tôi nói với các em da đen, da nâu tôi yêu các em biết bao nhiêu, các em có giá trị biết bao nhiêu, những lời này như vô nghĩa. Nhưng không những nó thành vô nghĩa; đây là những đứa bé đã được yêu thương; chúng biết chúng được yêu thương như con của Chúa. Đúng, tất cả chúng ta đều cần nhớ lại, nhưng đứng trước chín phút này, các em không cần được nhắc các em được yêu. Các em không phải là không có tình yêu. Các em không phải là nạn nhân. Các em không cần một thông điệp, nhưng thế giới chúng ta, đất nước chúng ta và các cộng tác viên của chúng ta cần. Có thể quý vị cũng cần.
Là tu sĩ Dòng Tên da đen. Điều này có nghĩa là gánh nặng, là trách nhiệm, là nhiệm vụ của tôi phải nói các sự kiện này với anh chị em da trắng của tôi. Các cuộc nói chuyện sau mỗi cái chết của người da đen luôn là câu chuyện giật gân. Đôi khi các bạn tôi, các cộng sự của tôi chỉ muốn nói để nói. Thỉnh thoảng họ gọi chỉ để nghe. Thường thường các cuộc nói chuyện này là để hiểu rõ thêm hoặc tham gia bằng cách này cách kia.
Nhưng tôi phải thú nhận tôi thường tránh các cuộc nói chuyện này – không phải vì những người này không quan trọng với tôi, hoặc các câu hỏi này không cần phải bàn tới. Tôi tránh vì các cuộc nói chuyện này làm tôi kiệt sức. Nó làm kiệt sức vì tôi thấy, người da trắng có thể đề cập đến các vấn đề này theo ý của họ, thảo luận với nhau hay trên các trang mạng xã hội, rồi họ bù đầu với công việc hàng ngày của họ, tôi không thể làm chuyện này. Các học sinh mà tôi yêu thương, các học sinh mà tôi có trách nhiệm, các em không thể làm chuyện này. Nước Mỹ cũng không thể làm chuyện này. Tôi kiệt sức vì tôi không thể đi ra khỏi vòng đau đớn này.
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen. Chúng tôi kêu lên vấn đề này từ bao nhiêu thế kỷ. Nhưng chúng tôi không thể nào khóc một mình được nữa.
Tôi quá mệt mỏi với nó. Thay đổi đòi hỏi phải thay đổi.
Chắc chắn điều này có nghĩa là thực hiện các thay đổi với hệ thống bất công của chúng ta: chúng ta phải thay đổi các cấu trúc ngăn người da đen đi bỏ phiếu. Giáo dục dưới tiêu chuẩn phải được cải thiện. Chúng ta phải thay đổi các luật bất công tạo ra các bất bình đẳng kinh tế. Hệ thống tư pháp hình sự phải được cải cách. Tất cả điều này vẫn đúng.
Nhưng làm thế nào một sự thay đổi như vậy sẽ xảy ra? Nói cách khác, các cấu trúc này sẽ không thay đổi cho đến khi nước Mỹ da trắng – có nghĩa là những cá nhân người Mỹ da trắng – gần với người Da đen và người Da nâu. Cho đến khi quý vị có thể ngửi thấy mùi hôi thối của tội lỗi mà chúng tôi ngửi, cho đến khi mùi trái cây lạ này đầy mũi của quý vị và quý vị không còn ngửi mùi thơm ngọt ngào của thế giới; cho đến khi quý vị có thể thấy trong chín phút này một người đen là anh em và quý vị không thể không đau khổ; cho đến khi quý vị đau đớn vì đầu gối đè trên chính cổ của mình và quý vị không thở được trước màn hình; cho đến lúc đó, sẽ không có gì thay đổi. Các cấu trúc này sẽ không thay đổi khi cơ thể này không có tên và không có mối quan hệ với quý vị.
Và xin để tôi nói rõ: đó là kitô giáo. Sự chia sẻ trong kinh nghiệm người khác là một cơ thể trong nhiệm thể Chúa Kitô. Tôi không phát minh ra những chuyện này. Đây là lời của Đức Phanxicô: “Giáo lý kitô giáo… là sống động… là bất ổn, là sinh động.” Điều này có nghĩa kitô giáo có  xương thịt, hơi thở, có khuôn mặt. Theo Đức Phanxicô, kitô giáo “có một cơ thể di chuyển và lớn lên, có phần da thịt mềm: đó là Chúa Giêsu Kitô”.
Cơ thể đó cũng có tên George Floyd và Sandra Bland và Trayvon Martin.
Đó là da thịt mềm của những cơ thể đen mà nước Mỹ phải lại gần. Đó là da thịt mềm của các trẻ em da đen và nâu ở Brooklyn Jesuit Prep, ở các trường học trên toàn nước mà nước này phải nhận biết.
Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?
Bao nhiêu lâu nữa con phải chiến đấu, với suy nghĩ của con, ngày qua ngày với buồn phiền trong tâm hồn con?
Bao nhiêu lâu nữa, kẻ thù của con vẫn còn chiến thắng trên con?
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen. Chúng tôi kêu lên vấn đề này từ bao nhiêu thế kỷ. Nhưng chúng tôi không thể nào khóc một mình được nữa.
Cho đến khi nào quý vị gần nỗi đau của chúng tôi, cho đến khi nào nỗi đau này lấp đầy tai, mắt, tâm trí quý vị, cho đến khi nào quý vị nhảy lên thập tự với người Mỹ Da đen, cho đến khi đó không thể có Phục Sinh cho nước Mỹ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch