CNS – 09/10/2015
Tâm điểm của Hội đồng Giám mục về gia đình là thách thức nhân định các phương cách để với lòng thương xót của Chúa vươn ra với mọi người, những con người có thể không hoàn hảo, và để giúp họ đến gần hơn với sự hoàn thiện. Đây là lời của hồng y Donald Wuerl của Washington.
Hồng y nói rằng, ‘Bước đầu tiên là nhận tình trạng con người là thế nào, và những bối cảnh bao lấy tất cả chúng ta, đây là về tất cả những sa ngã, và về ý nghĩa trọn vẹn của cái chết Chúa Giêsu mang lấy trên thập giá. Chúng ta sống trong một thế giới bất toàn và mỗi một người chúng ta là bất toàn, nhưng chúng ta có ơn cứu độ của Thiên Chúa hoạt động trong mỗi một con người.’
Hồng y Wuerl, trả lời phỏng vấn của Hãng Tin Công giáo ngày 09-10, nói rằng, điều quan trọng là các thành viên hội đồng phải cho mọi người khắp thế giới thấy rằng giáo hội vẫn tin tưởng chắc chắn về diễm phúc của hôn nhân và gia đình, nhưng đồng thời cũng phải thể hiện rằng các lãnh đạo giáo hội nhận thức được các thách thức do bởi xã hội và từng cá nhân.
‘Tôi nghĩ sẽ thật tốt khi người dân nghe thấy rằng các mục tử của mình nhận ra rằng mình đang phải đấu tranh, rằng mọi chuyện thật không dễ dàng như trong giáo lý. Và đồng thời, nhận ra ơn Chúa đang hành động trong cuộc đời mình.
Nhiều người ở Hội đồng đang đồng hưởng với lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô, ‘Hãy đi ra. Gặp gỡ mọi người. Giáo hội có một bổn phận là tìm gặp mọi người ở chính nơi của họ, gặp gỡ con người trong tình thế của họ. Đừng trách mắng, nhưng phải đồng hành với mọi người trên hành trình đức tin.’
Hồng y Wuerl nói rằng ngài luôn xúc động trước lời nhắc nhở thêm của Đức Giáo hoàng, ‘nếu các bạn đồng hành với dân, thì cả hai sẽ được gần lại hơn với Chúa Giêsu.’
Hồng y nói rằng, ‘Chìa khóa cho việc chăm sóc mục vụ gia đình, cả những gia đình mạnh lẫn yếu, chính là lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi chúng ta hãy đi ra và gặp gỡ.
Bây giờ, khi gặp gỡ ai đó, bạn phải gặp gỡ với sự tôn trọng. Có phải điều này có nghĩa là chấp nhận lối sống của họ? Không nhất thiết phải thế. Nhưng bạn phải tôn trọng chính con người họ. Và khi bạn bắt đầu đi cùng chọ, là bạn đang cố gắng hiểu vị thế của họ, đồng thời mời họ gần lại với Chúa Kitô.
Tôi nghĩ đây chính là những gì Đức Giáo hoàng muốn chúng ta làm, hãy tôn trọng mọi người. Bạn không buộc phải chấp thuận những gì họ đang làm, nhưng nếu bạn đi cùng họ, bạn phải đồng hành với một tinh thần tôn trọng.’
Sau khi nghe các báo cáo của tất cả các nhóm làm việc của hội đồng, hồng y Wuerl nói rằng, ‘có một mối đe dọa chung là trong khi giáo hội cần phải nhận ra tất cả vấn đề mà hôn nhân phải đối diện thời nay, thì chúng ta cũng cần đi vào những chứng tá của tất cả những người đang sống một cuộc sống gia đình thành công.’
‘Nhưng nếu hội đồng không nói một cách cởi mở và chân thành về các thách thức, thì không một ai sẽ lắng nghe những điều khác nữa mà hội đồng cần phải lên tiếng.
Trong khi mọi người không cần một ‘lời gây sốt mến,’ thì việc chấp nhận, nhìn nhận và nhìn ra các vấn đề cần phải được cân bằng với sự dũng cảm mà không phải ai cũng có.’
Trong bài nói chuyện với hội đồng, hồng y Wuerl nói rằng, ‘Một trong những điều tôi muốn có, đó là việc cần phải ghi nhớ hai yếu tố kép: là sự trọn vẹn của giáo huấn và lòng thương xót, lòng thương xót của Thiên Chúa, có được khi chúng ta sống theo giáo huấn đó, cả hai đều là yếu tố của đức tin. Cả hai đều là yếu tố căn thiết và cố hữu liên hệ với nhau trong đức tin.
Giáo hội luôn luôn trình bày giáo huấn và kêu gọi mọi người sống cho trọn. Cùng lúc đó, giáo hội luôn luôn nói rằng, ‘Khi bạn vấp phạm, thì có đây sự xưng thú. Và khi bạn vật lộn đấu tranh, thì có đây sự tha tội. Những gì bạn cần làm là đứng dậy và tiếp tục cố gắng. Đây chính là vẻ đẹp của đức tin chúng ta.
Có người sống đức tin mật thiết hơn, lại có cám dỗ cảm thấy mình bị bỏ rơi hay bị làm phiền. Chúa Giêsu cũng hiểu những người này.
Trong Tin mừng, Mục tử Nhân lành ra đi tìm con chiên lạc. Trong dụ ngôn người con hoang đàng, người cha khích lệ đứa con cả hãy yêu thương và tha thứ để chào đón em mình lưu lạc giờ trở về.
Hãy nhớ, Chúa Giêsu cũng có dụ ngôn về ông chủ đi ra và thuê người làm vào những giờ khác nhau. Khi người ta phàn nàn, ông chủ bảo, ‘Anh thấy khó chịu vì tôi rộng lượng hay sao?’
Đây, chính đây có thể là cám dỗ khiến chúng ta nói, ‘Lạy Chúa, nhìn xem, con đã lao nhọc nắng nôi cả ngày, và phần thưởng của con là gì?’ Thiên đàng. ‘Còn người này, đến làm vào cuối ngày, và phần thưởng là gì?’ Thiên đàng. Những gì chúng ta cần phải nói chính là, ‘Chẳng phải thật diễm phúc khi Chúa Giêsu chết trên thập giá để tất cả chúng ta có thể đến được thiên đàng đó sao?’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch