Cuốn phim mới nhất của Scorsese: Thám hiểm huyền nhiệm đức tin

727

aleteia.org, Matthew Becklo, 2015-10-05

silence-andrew-garfield-scorsese“Thinh lặng” [Silence] được làm phim theo tác phẩm của nhà văn Nhật Shusaku Endo, tác phẩm nói về các nhà truyền giáo Dòng Tên, cuốn phim ra mắt sau 20 năm suy tư của đạo diễn.

Dự định làm phim phỏng theo tác phẩm “Thinh lặng” đã được nhà đạo diễn trứ danh Martin Scorsese say sưa ấp ủ từ bao nhiêu năm nay, từ năm 1966, tác giả Endo đã viết quyển sách về các tu sĩ Dòng Tên của thế kỷ thứ 17. Dù có lúc cuốn phim như sẽ không bao giờ xong phần danh sách diễn viên nhưng một phiên bản mới được The Film Stage viết và sẽ được phân phối năm 2016.

Quyển tiểu thuyết của Shusaku Endo, một tác giả ít được xuất bản và biết tiếng như “Graham Greene Nhật bản”. Cả hai đã để di sản công giáo chung vào tác phẩm của mình – không phải vì nhiệt tình lôi kéo người vào đạo, nhưng để tả chân các yếu đuối và nghịch lý của con người. Với tác phẩm “Thinh lặng”, tác giả Endo đưa chúng ta lui về bốn thế kỷ trước, ở một nước Nhật của thời buổi các người trở lại đạo bị tra tấn và bị giết – tác giả chất vấn về biên giới hạn hẹp giữa sự hiểu biết về đức tin và sự dữ.

Scorsese theo bước chân của những văn sĩ lớn 

Đứng trước mâu thuẫn này, trong bài viết đầu tiên, nhà đạo diễn Scorsese viết, “Thinh lặng” đã mang lại cho ông “một loại nâng đỡ mà ông rất hiếm khi gặp trong các tác phẩm nghệ thuật”: “Làm sao kể lại lịch sử đức tin Kitô? Các khó khăn khi tin? Làm sao mô tả cuộc chiến đấu này? Đã có nhiều văn sĩ lớn của thế kỷ 20 viết về đề tài này như – Graham Greene, đương nhiên, nhưng còn có François Mauriac, Georges Bernanos… Tác giả Endo hiểu mâu thuẫn này là giữa nhu cầu tin và tiếng nói của trải nghiệm – mâu thuẫn đã không ngừng thúc đẩy người tín hữu, trong những chất vấn của mình, làm cách nào để thích ứng niềm tin của mình vào môi trường mình đang sống, vào văn hóa của mình… Nghịch lý này có thể xác nhận một cách cực kỳ đau đớn, lột trần niềm tin và chất vấn mọi luân lý. Tuy nhiên tôi nghĩ cả hai cùng đi song song với nhau, hỗ tương nuôi dưỡng cho nhau. Các chất vấn có thể đưa đến một nỗi cô đơn sâu xa, nhưng đều cùng tồn tại với đức tin, chúng có thể dẫn đến niềm vui của sự hiệp thông. Chính trong đoạn đường đau đớn, nghịch lý, ngờ vực và cô đơn trong hiệp thông mà tác giả Endo hiểu rõ và mang đến cho tác phẩm “Thinh lặng” một nét đẹp.

Khi nào thì đến lượt tôi tử đạo?

Trong bài khảo luận viết sau khi loan báo ra phim, nhà đạo diễn Scorsese triển khai sức mạnh của câu chuyện và kịch bản phim của mình: tiểu thuyết của Endo nói về huyền nhiệm của đức tin Kitô và một cách rộng hơn, đức tin của tự chính nó. Rodrigues hiểu, qua từng giai đoạn đau khổ nhỏ, rằng tình yêu của Thiên Chúa thì huyền nhiệm hơn là anh nghĩ và Ngài luôn hiện diện… dù trong Thinh lặng của Ngài. Rodrigues tự hỏi, vai trò của tôi là gì? Tại sao người ta còn cho tôi sống? Khi nào thì đến lượt tôi tử đạo? Đương nhiên là anh không tử đạo, anh đóng một vai trò khác với vai trò mà anh mong chờ. Anh không theo bước chân của Chúa Giêsu. Đó là thành tựu đau đớn nhất.

Làm sao đưa lên bằng hình ảnh và bằng hành động những trang cuối của một tiểu thuyết trừu tượng như quyển Moby-Dick hay L’Idiot? Làm sao quay phim những xúc cảm nội tâm, đưa ra huyền nhiệm của đức tin và các con đường của Chúa? Khi làm phim ở Đài Loan, với các diễn viên, các nhà quay phim, với giám đốc nghệ thuật, khi ráp phim và khi lồng tiếng, khi quyết định vậy là xong. Nói một cách rộng hơn, phim ảnh mang lại câu trả lời qua cách nó hướng dẫn chúng ta về cái chúng ta không thấy.

Với giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên của chúng ta đang đứng đầu Giáo hội và với cuộc chiến chống Kitô hữu trên thế giới, đâu đâu cũng có khủng hoảng, thì rốt cùng việc chờ 20 năm chỉ mang tính quan phòng hơn là khả nghi, và “Thinh lặng” xác nhận đây là cuốn phim quan trọng nhất trong sự nghiệp của nhà đạo diễn Scorsese.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch