Giáo hoàng Phanxicô chia sẻ cùng quan điểm với Steve Jobs về việc dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng quá độ

446

Distracted family at the dinner tableGiáo hoàng Phanxicô chia sẻ cùng quan điểm với Steve Jobs về việc dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng quá độ: ‘Nó hạ giá các Quan hệ Con người.’

inquisitr.com

Giáo hoàng Phanxicô đã thúc giục các gia đình hãy bỏ iPhone và iPad xuống, và bắt đầu lại việc truyền thông với nhau. Lời khuyên của ngài đồng hưởng với những cảm nghĩ của người đã tạo ra chính những vật dụng thông minh đó, Steve Jobs.

Nhìn qua, bạn sẽ không nghĩ là có nhiều điểm chung gữa hai người như giáo hoàng Phanxicô và Steve Jobs, những người sống trong hai thế giới thường có xung khắc là tôn giáo và công nghệ.

Jobs được nhớ đến là vị thần cải tiến của Apple, người khiến cho công nghệ trở nên thật thú vị, và người kia là lãnh đạo Giáo hội Công giáo, được ái mộ rộng rãi, đang nỗ lực để làm cho tôn giáo tương thích với thế giới hiện đại.

Nhưng, nhìn lại về năm 2010, khi việc dùng các thiết bị như iPhone và iPad trở nên quá độ, Steve Jobs quá cố đã lên tiếng cảnh báo, và nói với một người bạn thân tín rằng, ‘Chúng ta hạn chế mức độ công nghệ mà đám trẻ của chúng ta sử dụng ở nhà.’

Walter Isaacson, tác giả tiểu sử của Steve Jobs, xác nhận các cảm nghĩ của ông, khi viết rằng, ‘Mọi buổi tối, Steve ấn định phải dùng bữa tối bên chiếc bàn lớn trong bép, thảo luận về sách, lịch sử, và đủ mọi chuyện. Không một ai lôi ra chiếc iPad hay máy tính cả.’

Năm năm sau, không phải một con người của khoa học, nhưng là một tu sỹ nhắc lại cùng những cảm nghĩ này. Trong thông điệp thường niên cho Ngày Thế giới Truyền thông, giáo hoàng khuyên nhủ rằng, trong khi truyền thông mới có thể giúp các gia đình giao tiếp, thì nó cũng gây trở ngại cho giao tiếp nữa.

‘Thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay chính là một lần nữa học lại cách nói chuyện với nhau, chứ không phải là làm sao để tạo ra và hấp thụ thông tin.’

Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục cảnh báo rằng các thiết bị thông minh có thể bị sử dụng để trốn tránh các liên hệ thể lý và không lắng nghe những gì người khác phải nói. Giáo hoàng cũng nói lên một lo lắng rằng chúng ta quá bận rộn nhìn vào màn hình, trong khi đáng ra nên nghỉ ngơi và hưởng dùng những khoảnh khắc thinh lặng và yên tĩnh mà cuộc sống đem lại.

Trích lời vị tiền nhiệm Bênêđictô XVI, giáo hoàng Phanxicô tiếp, ‘Thinh lặng là một yếu tố hệ tại của truyền thông, nếu không có khoảng lặng, những từ ngữ phong phú chẳng thể tồn tại.’

Đức Phanxicô đã chỉ ra cảm nghiệm truyền thông đầu tiên của chúng ta là với mẹ mình, khi ở trong bụng mẹ. Một nơi mà ngài gọi là ‘trường học truyền thông’ đầu tiên. Ngài thêm rằng, từ đó, các gia đình là hình mẫu cho tất cả mọi truyền thông kế tiếp, và thật nguy hại khi sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng quá độ mà bỏ qua nhu cầu bản năng là truyền thông, giao tiếp với những người gần nhất và thân thương nhất của mình.

‘Một đứa trẻ học được trong gia đình cách lắng nghe người khác, nói chuyện tôn trọng, và bày tỏ quan điểm của mình mà không bác bỏ quan điểm của người khác, sẽ là một lực đối thoại và hòa giải trong xã hội. Các gia đình tốt nhất phải tích cực truyền thông, giao tiếp với nhau.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch