Các giám mục Pháp loan báo “một ủy ban độc lập” cho các vụ lạm dụng tình dục

145

Các giám mục Pháp loan báo “một ủy ban độc lập” cho các vụ lạm dụng tình dục

 

lavie.fr, Jean-Pierre Denis và Sophie Lebrun, 2018-11-07

Ở Lộ Đức, sau một tuần họp khoáng đại đánh dấu bởi cuộc gặp các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục, các giám mục Pháp quyết định thành lập một ủy ban để đưa ra sự thật về các hành vi ấu dâm trong lòng Giáo hội Pháp.

Vài giờ trước khi kết thúc khóa họp, các giám mục Pháp loan báo thành lập “một ủy ban độc lập để đưa ra ánh sáng các vụ lạm dụng tình dục từ những năm 1950, để hiểu các lý do làm thuận lợi cho các cách đã xử lý và để phòng ngừa”. Ngoài công việc này còn “phải lượng định các biện pháp mà hội đồng giám mục đã đưa ra từ những năm 2000”. Một bản báo cáo sẽ được đưa ra trong vòng 18 tháng đến 2 năm.  Một thời hạn rất ngắn vì tất cả các ủy ban điều tra đều cần nhiều năm trước khi có thể đưa ra kết quả. Nhưng Giáo hội Pháp có thể chờ thêm hai, ba, thậm chí năm năm nữa mới có một bản báo cáo không?

Ngày 30 tháng 9 – 2018, các nhân vật công giáo đã đòi hỏi có một ủy ban điều tra độc lập. Theo Đức Tổng Giám mục Pontier, chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, thì ý kiến về một ủy ban độc lập “đã được nghiên cứu từ nhiều tháng nay”, ngài không xem quyết định này là phản ứng bức bách phải có do dự án thành lập một ủy ban điều tra ở Nghị viện được yêu cầu gần đây.

Đức Tổng Giám mục Pontier, chủ tịch hội đồng giám mục Pháp

Các vụ lạm dụng trên ngĐức Tổng Giám mục Pontierười lớn không ở trong cuộc điều tra của ủy ban này, và trường hợp các nhà dòng cũng chưa được quyết định, vấn đề này sẽ được bàn đến trong lần họp sắp tới của Hội đồng các tu sĩ nam nữ Pháp (Corref).

Một “cử chỉ tài chánh”

Các giám mục cũng xét đến một “cử chỉ tài chánh” cho các nạn nhân. Hành vi này gồm các vụ đã quá thời hiệu nên không liên hệ đến tòa án dân sự. Các giám mục chưa chính xác cho biết đâu là điều kiện và số tiền, cũng như ngân sách nào sẽ dùng, nhưng sẽ thành lập một “quỹ”, có thể trong vùng nói tiếng Pháp. Giám mục Luc Crépy, người phụ trách hồ sơ này cho biết: “Các Giáo hội khác ở Âu châu cũng đã làm việc trên vấn đề này”, ngài muốn nói đến nước Đức. Linh mục Olivier Ribadeau-Dumas, tổng thư ký hội đồng giám mục Pháp cho biết, một nhóm làm việc sẽ làm việc với các nạn nhân từ đây tới tháng ba để quyết định thể thức cho “hành vi tài chánh”.

Song song vào việc đền bù tài chánh có tính tượng trưng này, một “công việc ghi lại” – ngoài chu vi làm việc của ủy ban độc lập – sẽ gom các chứng từ của các nạn nhân -, những người muốn nói lên. Tại sao công việc này độc lập với ủy ban? Linh mục Olivier Ribadeau-Dumas giải thích: “Vì đây là một phần trong Lịch sử và là một sự việc rất nghiêm trọng”. Hội đồng giám mục nhấn mạnh đến mong muốn “làm việc với các nạn nhân” trên các chương trình khác nhau. 

Các giám mục cũng dự trù “các biện pháp đặc biệt để đón nhận và tháp tùng” cho các linh mục là “tác giả của các hành vi ấu dâm hay các linh mục yếu đuối” không bắt buộc phải trên khía cạnh tình dục, chẳng hạn như trường hợp các linh mục nghiện rượu.

Các vấn đề còn lơ lửng

Còn nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Đầu tiên hết là chọn chủ tịch của ủy ban. Ai sẽ được chọn? Cho đến giờ này, các giám mục chưa biết. Chọn lựa này tế nhị và có tính cách  quyết định. Để ủy ban có uy tín với các nạn nhân thì người điều khiển phải là người ở bên ngoài Giáo hội. Như vậy không phải là một giám mục, một linh mục, một nam tu sĩ hay một nữ tu sĩ. Tất cả những ai quá liên hệ với thể chế – giáo dân được giao sứ mạng, người đứng đầu các hiệp hội công giáo – cũng bị xem như sẽ thiên vị. Nhưng người sẽ điều khiển ủy ban này phải là người được tất cả các giám mục hỗ trợ để công việc có thể tiến hành hiệu quả. Sự thành công của ủy ban sẽ tùy thuộc vào sự hợp tác của cấp bậc Giáo hội và một yếu tố chính: tự do tham khảo hồ sơ, như thế có thể tạo ra vấn đề gai góc về mặt pháp lý cả về luật dân sự lẫn giáo luật.

Các ủy ban điều tra ở các nước khác trên thế giới phần lớn được giới cấm quyền chính trị hỗ trợ. Vì thế ủy ban có thể xem hồ sơ các vụ đã quá thời hiệu – được ghi lại nhờ các lời chứng của nạn nhân – nhưng cũng là các trường hợp do tòa án quản lý, các hồ sơ đã khép hay đang còn điều tra. Ủy ban được Giáo hội Pháp thành lập sẽ xem xét gì? Ủy ban có thể nhờ các nạn nhân đã được thừa nhận để làm việc không? Ủy ban có kêu gọi rộng rãi để tiếp xúc với những người cho mình là nạn nhân, với khả năng có thể làm trùng việc với ban lắng nghe trên bình diện quốc gia và địa phương đã được mở ra hai năm gần đây trong địa phận không? Có thể hỏi cung các giám mục hay linh mục đã “thuyên chuyển” các nghi can khi nghe “tin đồn” không?

Một câu hỏi chính yếu khác: ủy ban tìm gì?  Đây sẽ chỉ là việc đi tìm các con số, để lên biểu đồ “lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên” trong Giáo hội? Hay phân tích trên cơ cấu của thinh lặng, trên “các vụ bao che” và các trách nhiệm của hàng giáo phẩm?

Và rồi các kết quả của ủy ban do Giáo hội Đức ủy nhiệm làm đã có một cái gì làm tẻ nhạt vì đã “vụng về” khi công bố. Các giám mục đã xin xem các kết luận và chính họ có thể phân tích trước khi nhóm sử gia công bố trước công chúng. Các sử gia đã quyết định công bố rộng rãi công việc của họ, sợ các giám chức Đức giữ bí mật một vài khía cạnh trong công việc tìm tòi của họ, họ cũng than phiền có một số địa phận đã ngăn họ điều tra. Chúng ta không dám hình dung các kết quả của một kịch bản như vậy xảy ra ở Pháp.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Giám mục và nạn nhân bị lạm dụng ở Lộ Đức: “Hôm nay, chúng ta ở trong vị thế cùng hành động chung”  

Tấn công tình dục trong Giáo hội: chấn động và xóa luật