Tấn công tình dục trong Giáo hội: chấn động và xóa luật
srp-presse.fr, Linh mục Bernard du Puy-Montbrun, 2018-09-14
Các tiết lộ về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của các giáo sĩ đúng là đã tạo xúc cảm cực mạnh. Trong bối cảnh này, vì lòng thương cảm với các nạn nhân, một số lãnh đạo trách nhiệm trong Giáo hội đã vội vàng nhường bước, họ có thái độ ăn năn, không tôn trọng đủ quyền vốn có của phía bị cáo và giả định vô tội. Tạo nguy cơ “lên án tử hình” các giáo sĩ vô tội.
Một chấn động đang làm đảo điên Giáo hội công giáo, đặc biệt các giám mục giáo phận chúng tôi sau “Bức thư của Đức Phanxicô gởi dân Chúa” ngày 20 tháng 8 năm 2018 vừa qua, bức thư được viết một cách khôn ngoan, nói lên trong ngôn ngữ của nó để giúp xua đuổi sự dữ mà tất cả chúng ta đều phải chịu đựng: sự tấn công tình dục trẻ vị thành niên của các giáo sĩ. Chúng ta hiểu, vấn đề có từng mức độ khác nhau ở từng quốc gia khác nhau, cần thiết là phải nhìn lại, khi các nghiên cứu đưa ra các con số khổng lồ gồm các trường hợp đã xảy ra hơn bảy mươi năm nay, cho cảm nghĩ các tội phạm này đã xảy ra gần đây.
Đã đến lúc phải chú ý đến sự đau khổ của các nạn nhân
Các sự việc thật nghiêm trọng. Họ giải thích mối kinh hoàng khi đối diện với nạn nhân của các hành vi ghê tởm quá mức như vậy, và đôi khi thật khó để hiểu các chủ chăn đã vi phạm, từ nay các nạn nhân xứng đáng có được một sự công nhận chủ yếu cho những đau khổ của mình, tội ác đã phạm trên họ, để họ có thể có được công lý.
Cần nhớ: Các mục tử chúng ta nhầm lẫn giữa công lý và lòng thương cảm khi nói đến “đau khổ không có thời hiệu”.
Trên thực tế, đã đến lúc phải chú ý đến sự đau khổ này, nhưng cũng phải ghi nhận các mục tử chúng ta chưa biết chẩn đoán một tình huống như vậy và nhầm lẫn giữa công lý và lòng thương cảm khi nói đến “đau khổ không có thời hiệu”, một công thức cần phải đặt vấn đề. Thêm nữa, ai nói đau khổ là có thời hiệu? Nhân danh nguyên tắc nào để bây giờ tuyên bố ngược lại: đau khổ là không thời hiệu? Chúng ta lẫn lộn hai khái niệm mà chúng ta không nên lẫn lộn: sự đau khổ, ở đây là kết quả của một sự đối xử xấu có thể xảy ra và phải hành động một cách đúng đắn đến tác động của nó1 và lối dập tắt, không truy tố ra pháp luật qua việc để cho thời gian ấn định bởi luật pháp trôi qua kể từ ngày phạm tội.
o đó chúng ta đi từ một ghi nhận pháp lý qua một ghi nhận tâm lý và chủ quan, nguồn của tất cả mọi nhầm lẫn, có nguy cơ để cho ý kiến quần chúng, thậm chí còn để cho các hiệp hội khả năng quy định các luật lệ và các hình phạt. Thật là một sự thụt lùi trong một xã hội của quyền và của bổn phận! Các quyền căn bản của con người, từ đó là văn hóa của giáo luật, chuyên ngành của nó không được đưa vào hoạt động, dù có tình cảm tốt – nhưng trên thực tế thì tình cảm này cũng không phải là tốt lắm!
Đáng lý chúng ta phải hiểu, vấn đề ở trên một nền tảng khác chứ không phải chỉ là muốn, trong một quan hệ gần như dính vào nhau, đặt mình ở phía các nạn nhân. Hành động như vậy có phải là không biết đến sự ngang nhau của quy trình thủ tục không2? Không phải tôi không biết đến sự khiếu nại của một người cho mình là nạn nhân, nhưng phải làm sao để không tạo ra các bất công mới và tạo ra các rối loạn pháp lý. Chúng ta bị lạc trong “nghe” mà không thật sự nghiêm túc giải quyết vấn đề cho đúng, để mình bị ấn tượng và bị ảnh hưởng do cảm xúc gây nên của những hành vi tình dục có thực hay tưởng tượng. Từ đó câu hỏi được đặt ra: chúng ta phải lắng nghe gì và chúng ta làm gì với nó?
Chúng ta phải ở trong lãnh vực của các quy tắc pháp luật
Cần nhớ: Các thư giám mục được công bố gần đây đôi khi có vẻ chưa trưởng thành. Chúng phản ảnh một sự ngây thơ nào đó, vì các nhà giáo luật nhận thức rõ các tội phạm này luôn tồn tại.
Do đó phải ở trên lãnh vực các quy tắc của pháp luật và phải làm việc với các tình huống này theo ánh sáng của chúng, bởi vì chúng ta có, kể cả trong việc điều hành giáo luật của Giáo hội về mặt hình sự và tố tụng các công cụ cần thiết, để ít nhất có thể làm một phần công việc này. Thật không may, và tôi lấy làm tiếc, ở Pháp chúng ta có quá ít các nhà giáo luật hình sự được chứng nhận và có kinh nghiệm. Điều này giải thích có nhiều sai lầm vẫn tiếp tục vi phạm trong nhiều hồ sơ khác nhau, mà các lời nói bóp méo của các nhà giáo luật được đưa ra trên báo chí (thường họ không phải là các nhà giáo luật hình sự). Đức Phanxicô đã viết đúng “chúng ta chậm trong việc áp dụng các biện pháp và đưa ra các hình phạt cần thiết”. Chúng ta phải tuân thủ các biện pháp thay vì đánh mất biện pháp và lý lẽ.
Chúng ta phải thẳng thắn nói, các bức thư giám mục được công bố trong những tuần vừa qua đôi khi mang tính cách lãng mạn, thậm chí chưa trưởng thành, cho thấy một sự thiếu hiểu biết và thiếu một khoảng cách, để biết lượng định các tình huống này với một độ lùi đủ và không bị tước đi quyền do ảnh hưởng của cơn cuồng hoảng. Điều này làm cho nhiều nhà luật học và quan tòa đỏ mặt. Một cách nào đó nó phản ảnh sự ngây thơ vì các nhà giáo luật biết rõ, các tội phạm này luôn tồn tại, và đành lòng chạy trốn trước để cho các linh mục bị bêu xấu trong tinh thần thanh tẩy thể chế, mà không có các cuộc điều tra nghiêm túc về mặt giáo luật để đáp ứng cho các thách thức này.
Lắng nghe các nạn nhân trong khuôn khổ giáo luật
Cần nhớ: Ngày nay, trong bối cảnh này, phải để người bị nghi ngờ chứng minh sự vô tội của mình, nếu họ vô tội, còn người cáo buộc nghi can, không được có một hình thức xử án, một bản án đã được dàn dựng trước.
Ngày nay chấp nhận lắng nghe các nạn nhân giả định hay nạn nhân thật sự là một biện pháp đề phòng chung. Cụ thể nó đặt ra nhiều vấn đề, vì phải không được hành động bên ngoài mọi khuôn khổ giáo luật, hay ngoài tiêu chuẩn pháp lý về hành vi phạm tội thật hay giả, không tạo các bất thường do thiếu phân định tâm lý và/hay hiệu năng. Rõ ràng là chúng ta đang ở trên xa lộ không giới hạn tốc độ để phục vụ cho một nỗi sợ đạo đức khổng lồ, trở nên không thể kiểm soát được gây thiệt hại cho tất cả.
Cho dù đó là nạn nhân hay nghi can, thì không có gì cản trở để khẩn cấp phải biết cái gì là chính xác, là thật theo luật cho mỗi trường hợp, mà thường là mau chóng được báo chí khai thác. Không còn vấn đề phải tiến hành một cách khác, khi xem tất cả các nạn nhân tuyên bố mình là nạn nhân, là các nạn nhân thật sự, nên tất cả các nghi can nhất thiết phải bị lên án ngay, tất cả mà không có một chút bảo mật nào, dù điều này là điều luật đòi hỏi. Sự kiện tuyên bố “không chấp nhận văn hóa bí mật” làm cho chúng ta rơi vào thời kỳ Khủng bố ở Pháp, mà chúng ta biết các vụ thảm sát đã dẫn đến. Không còn một bí mật nào để tôn trọng cho Bộ luật dân sự năm 1791.
Chúng ta ở trong thế giới của các công thức định sẵn, vừa bóp méo các trách nhiệm, vừa giải thoát trách nhiệm của mình khi buộc tội người khác cho chính các thất bại của mình. Điều làm cho hệ quả trở nên nặng nề đối với người, không phải là không có bằng chứng để xác nhận, không có gì có thể quy cho họ: dù vô tội, họ luôn là người có tội và danh tiếng của họ không bao giờ được phục hồi. Họ chỉ còn chết trong im lặng. Vậy mà điều này có thể xảy đến cho tất cả mọi người, bất hoặc với sự trách cứ nào, trách cứ mà có một ngày nó sẽ bị loan ra không kiểm soát được.
Nói cách khác, từ thời điểm mà hệ thống thứ trật công giáo cho thấy nó phản ứng bên ngoài mọi khuôn khổ giáo luật, thì nguy cơ sẽ làm cho “điều mờ ảo thành bá chủ”, của sự nhầm lẫn các khái niệm đạo đức và pháp lý, chỉ có thể phát triển trong sự hỗ trợ cho bất công: quyền bảo vệ cho mỗi bên càng ngày càng trở nên bị chế giễu và giả định vô tội bị cho là kỳ cục. Ngày nay, trong bối cảnh này, phải để người bị nghi ngờ chứng minh sự vô tội của mình, nếu họ vô tội, còn người cáo buộc nghi can, không được có một hình thức xử án, một bản án đã được dàn dựng trước.
Sự khởi đầu của một loại triệt hạ Giáo hội công giáo về mặt truyền thông
Cần nhớ: Ngày nay có còn thích hợp để ăn chay khi trước hết và trên hết là sự hành hình kiểu bôi nhọ của các phương tiện truyền thông, các vi phạm luật tự nhiên của bên bị cáo và các tố cáo người vô tội, mà không ai quan tâm, cho rằng làm sao làm món trứng rán mà không làm vỡ trứng?
Hình như không một ai nhận ra chúng ta đang ở trong giai đoạn khởi đầu của một loại triệt hạ Giáo hội công giáo về mặt truyền thông. Triết gia nước Pháp Rémi Brague đã thấy đúng vấn đề, khi cách đây vài năm ông đã viết: “Giáo hội công giáo đặc biệt bị buộc tội. Không phải vì Giáo hội công giáo phạm tội nhiều hơn thể chế này, thể chế kia, nhưng vì Giáo hội công giáo dễ kết tội hơn. Quả thật, Giáo hội công giáo là Giáo hội duy nhất còn để cho mình bị kết tội dễ dàng. Để làm được điều này thì phải hội đủ hai điều kiện: có mặt tại thời điểm của sự việc, để có thể là thủ phạm; nhưng cũng còn có mặt lúc này ở đây, khi người ta đi tìm một người có trách nhiệm để trả thù. Mà đa số các thể chế người ta có thể cáo buộc thì đã bị xóa mờ: “Chế độ cũ”, “Phong kiến”, một vài loại “não trạng” đã không còn nữa. Chỉ còn hai nhóm đòi một sự kế thừa với toàn bộ quá trình lịch sử phương Tây: dân tộc Do Thái và Giáo hội. Dân tộc Do Thái đã trả giá, và một giá thật đắt! Giáo hội công giáo, dù sao cho đến bây giờ và ở tại Âu châu chỉ trả một cách nhẹ nhàng, mục tiêu thích thú cho sự chế giễu của giới truyền thông.3”
Vì thế, khi đọc đây đó các thư của các mục tử của chúng ta, chúng ta có cảm tưởng cuối cùng họ khám phá ra có sự đồi bại, có sự ác, có tội lỗi trong lịch sử của loài người, lịch sử của Giáo hội tại thế, giống như Christophe Colomb khám phá ra châu Mỹ! Thánh Gioan-Phaolô II trong bài diễn văn ngày 25 tháng 8 năm 1999 tại buổi tiếp kiến chung đã giải thích rõ ràng “ý nghĩa của tội về mặt cá nhân cũng như về mặt xã hội”, ngài khẳng định sự “phụ thuộc lẫn nhau của các hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị đã tạo nên trong thế giới ngày nay nhiều cấu trúc của tội lỗi (cf. Sollicitudo rei socialis, số 36; Giáo lý Giáo hội công giáo, số 1869)”. Con người không thể, do chính ý chí riêng của mình mà tránh được tội! Nếu Giáo hội hay bất kỳ tổ chức nào khác, xây dựng tương lai của mình chỉ nhờ vào quá khứ vinh quang không tì vết của mình, thì không một tổ chức nào có thể sống sót qua một kỳ kiểm tra. Chúng ta đang ở trong trạng thái mê sảng lý tưởng (theo nghĩa triết học của từ này)!
Các thư mục vụ này, đôi khi được báo chí công giáo ca tụng, đăng các bài ít nồng cốt và có nhiều các hội đồng tự xưng mình là chuyên gia về thảm kịch này lên tiếng, trong sự pha trộn đủ loại và không có một chẩn đoán đích thực, nói lên một sự thiếu trưởng thành về mặt xã hội nào đó, mà Giáo hội không được quyền đồng minh như Giáo hội đã làm. Chắc chắn những chuyện này mời gọi chúng ta “cầu nguyện cho Giáo hội”, đó là chuyện bình thường, chúng ta cầu nguyện cho nhau với điều kiện tất cả mọi người đặt lại vấn đề ở trọng tâm của một xã hội thích chủ nghĩa hưởng lạc, hơn là xã hội lương dân, muốn đặt Giáo hội trong Điện chư thần để chúng ta có thể ở lại đó. “Ăn chay” như chúng ta được yêu cầu làm, là một sáng kiến tốt, với điều kiện phải phân định những gì là ưu tiên khi ăn chay: Ngày nay có còn thích hợp để ăn chay khi trước hết và trên hết là hành hình kiểu bôi nhọ của các phương tiện truyền thông, các vi phạm luật tự nhiên của bên bị cáo và các tố cáo người vô tội, mà không ai quan tâm, với lý do làm sao làm món trứng rán mà không làm vỡ trứng? Thêm nửa, việc dùng Tin Mừng đôi khi cho thấy đây là một loại đạo đức sai lầm. Chẳng hạn đoạn Phúc âm thánh Lu-ca 12, 2, nếu đặt ngoài ngữ cảnh chú giải thì không trung thực: Thiên Chúa chúng ta nói với các Tông đồ của Ngài, rằng việc loan báo Nước Trời đi sau việc bách hại sẽ cho phép “vén mở” khi đến giây phút phán xét cuối cùng, thấy được những gì đã “che giấu”. Tất cả những gì các Tông đồ nói trong bóng tối về Nước trị đến của Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô sẽ được nghe trong ánh sáng của sự Sống Lại, bất chấp các lực của sự dữ. Một chủ thuyết phù hợp đưa ra làm công cụ, dù tối thiểu nhất, thì không có gì dính với các hành động buộc tội của cái gọi là “ấu dâm”.
Cuối cùng trong sứ vụ của mình, người giáo sĩ không được, và đúng như vậy, đặt mình trên bệ thờ. Họ phải phục vụ các tín hữu khác theo sứ vụ đã được giao phó, không hành xử trên giáo dân một loại chiếm giữ để rồi sẽ nhanh chóng bị thoái hóa. Nhắc lại điều này là chuyện tốt, để bảo vệ cho khả năng có thể xảy ra này. Nhưng hãy cẩn thận khi đào tạo các thầy phó tế và linh mục, để họ giữ lòng khiêm nhường và trưởng thành khi đứng trước những người mà tính tự mê có thể dễ dàng lừa dối họ…
Linh mục Bernard du Puy-Montbrun
Chủ nhiệm danh dự Phân khoa Giáo luật
Tiến sĩ Giáo luật
Bằng Hình sự học
1 – Từ kinh nghiệm cho những người phải đối phó với các hồ sơ như vậy, chúng ta biết tác động của một cái hôn hơi quá nồng nhiệt không phải là một vụ hãm hiếp được ghi nhận, dù trong cả hai trường hợp, người giáo sĩ đều không tôn trọng quy tắc của giáo luật, điều 277. Cũng cần phải ghi nhận ở đúng phạm vi, có nghĩa là theo phương pháp quy nạp.
2 – Sự ngang nhau về thủ tục là nguyên tắc của trái ngược trong việc quản lý các bằng chứng, cho phép mỗi bên tham gia vào các phần, như ngoài địa hạt dân sự của chúng ta, (người đề xướng công lý trong một vụ hình sự tư pháp giáo luật) để tôn trọng quan điểm của mỗi bên để có công lý công bằng.
3 – Rémi Brague, Modérément moderne, Flammarion, 2014.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch