Trên chuyến bay từ Paraguay về Rôma

417

la-croix.com, Sébastien Maillard (Trên chuyến bay của Đức Giáo hoàng), 2015-07-13

0f00d484a8Thứ hai, 13 tháng 7, trên chuyến bay từ Paraguay về Bôlivia, Đức Phanxicô trả lời một số câu hỏi các ký giả đặt ra.

Được hỏi về bài diễn văn của mình nói chuyện trước các Phong trào Bình dân đã làm mọi người chú ý trong chuyến đi Nam Mỹ, Đức Phanxicô giải thích, “đây không phải là lần đầu tiên tôi đề cập vấn đề này trước mặt họ, đây là lần thứ nhì, lần đầu là vào ngày 28 tháng 10-2014 ở Vatican.”

“Tôi rất gần họ, vì đây là một hiện tượng của toàn cầu”, ngài nhắc đến nhiều nước. “Đó là các phong trào do chính họ tổ chức với nhau, không phải để chống đối, nhưng để sống và đi đến đàng trước. Những phong trào này có một sức mạnh. Họ đông nhưng họ không cảm thấy mình đại diện cho các nghiệp đoàn, mà theo họ, các nghiệp đoàn không bảo vệ cho quyền lợi của người nghèo.”

“Không phải là con đường vô tổ chức”

“Giáo hội không thể dửng dưng với các phong trào này. Giáo hội không chọn lựa con đường vô tổ chức. Đây không phải là những người vô tổ chức, đây là những người làm việc với những người bị loại trừ,” ngài nói tiếp.

“Đây không phải là bàn tay đưa ra cho kẻ thù, cũng không phải là một hành vi chính trị nhưng là là hành vi có tính giáo huấn”, ngài chứng minh: “Nếu các bạn đọc bài diễn văn của tôi, các bạn sẽ thấy đây là bản tóm tắt giáo huấn xã hội của Giáo hội áp dụng vào tình trạng của họ. Tôi cũng làm như vậy với các công ty”. Trả lời câu hỏi, phần còn lại của Giáo hội có đi theo không, ngài nói: “Chính tôi đi theo Giáo hội. Tôi chỉ nói về giáo huấn xã hội của Giáo hội.”

Ý thức có một vài “chỉ trích trong một vài phân bộ ở Mỹ” về thái độ của Đức Phanxicô về kinh tế, ngài không muốn trả đũa lại. “Phải đón nhận và nghiên cứu mỗi lời chỉ trích và phải đối thoại”, ngài nói. “Những gì tôi nói ở Santa Cruz không phải là mới, ngài nói và nhắc lại mình đã diễn tả một “nền kinh tế giết hại” trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng và trong thông điệp Chúc tụng Chúa.

Đức Phanxicô cũng nhắc lại nhiều lần về sự nguy hiểm khi trích câu nói ra khỏi bối cảnh của nó.

Hy lạp: Không phải lỗi của bên này hay bên kia

Trong bài diễn văn của ngài, Đức Phanxicô chỉ trích chính trị theo kiểu khắc khổ, Đức Phanxicô cũng nhắc đến trường hợp của nước Hy lạp. “Sẽ đơn giản khi nói ‘lỗi chỉ ở phía này’! Nhà cầm quyền Hy lạp đã tạo ra tình trạng nợ quốc tế này, họ có trách nhiệm của họ”, ngài trả lời và cho rằng cũng cần thiết  nên có một “con đường canh chừng để không tạo ra cùng vấn đề như vậy đối với các nước khác, như thế sẽ tiến tới được phía trước vì các vụ nợ này không bao giờ chấm dứt được”.

Một ký giả hỏi khi nói về sự chống đối giữa người giàu và người nghèo, ngài đã quên giới trung lưu. Đức Phanxicô khiêm tốn trả lời: “Ông có lý. Xin cám ơn đã lưu ý cho tôi về điểm này. Tôi phải đào sâu điểm này trong huấn quyền”. Tuy nhiên ngài nhấn mạnh, “không phải tôi nói để bào chữa nhưng thế giới luôn ở trong hai cực, giai cấp trung lưu thì thu nhỏ, trong khi hai thái cực giàu và nghèo thì lớn.”

Ngoài vấn đề kinh tế xã hội, Đức Phanxicô còn trả lời cho báo chí về các khía cạnh khác của chuyến công du. Được hỏi làm sao ngài có sức khỏe thể xác để đảm đương tám ngày làm việc liên tục, ngài nói đùa: “Anh muốn hỏi thuộc kích thích của tôi là gì phải không?” “Trà maté đã giúp tôi (maté là loại trà đặc biệt của người Argentina). Tôi không nhai lá coca, rõ ràng nhé”, ngài nói rõ hơn.

Còn về cây thánh giá búa liềm gây rắc rối mà Tổng thống Evo Morales, Bôlivia tặng, ngài công nhận là “lạ lùng” thật. “Từ hồi đó đến bây giờ tôi chưa biết cây thánh giá này, tôi cũng ngạc nhiên”, ngài nói, nhìn hình khắc là một loại “nghệ thuật của phản kháng,” phải xem lại trong bối cảnh của nó.

Báo chí Bôlivia muốn biết ngài có sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Chilê và các nước lân cận để các nước này có đường thông ra biển không, một tranh chấp được nêu ra trong chuyến viếng thăm của ngài. “Trung gian hòa giải là một điểm rất tế nhị”, ngài trả lời và nhắc lại các điều kiện Đức Gioan-Phaolô II đã làm giữa Chilê và Argentina. “Cũng có những phương tiện ngoại giao khác có thể giúp giải quyết vấn đề này. Lúc này, tôi phải tôn trọng sự việc Bôlivia đang nhờ đến tòa án quốc tế.”

Cuba và Mỹ: “Chính họ mới xứng đáng”

Ngài cũng không nhắm đến trung gian hòa giải của Vatican hay của các giám mục trong các xung đột giữa Côlômbia và Venezuela, tuy vẫn sẵn sàng giúp đỡ họ trong những vấn đề này.

Được hỏi về vai trò của mình giữa Cuba và Mỹ, ngài giảm nhẹ vai trò của mình: “Tôi không làm trung gian hòa giải giữa nước Mỹ và Cuba (..) Tôi chỉ cầu nguyện cho họ”. Sự ráp lại gần nhau là do “thiện chí của hai nước. Chính họ mới xứng đáng. Chúng tôi gần như chẳng làm gì, chỉ những chuyện rất nhỏ.”

Báo chí Paraguay hỏi vì sao nước họ chưa bao giờ có hồng y, Đức Phanxicô trấn an: “Không có hồng y không phải là một tội. Đa số các nước trên thế giới chưa có.” Và ngài nhắc lại đã có những “giám mục Paraguay làm nên lịch sử Paraguay mà không phải là hồng y.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch