Thế hệ Y, vô địch hủy giờ chót

113

Thế hệ Y, vô địch hủy giờ chót

fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2018-09-07

Viết tin nhắn, hủy hẹn giờ chót để ở nhà cho ấm, vì không có thì giờ, vì đi party bên kia vui hơn. Đó là các quy tắc mới của cách dùng thì giờ của thế hệ Y. Kết quả là nạn dịch hủy giờ chót. Các đường lối để xa tật xấu của thế kỷ này.

Một cuộc hẹn với bác sĩ, một cuộc hẹn đi uống càphê, một bữa ăn tối đã hẹn từ lâu… Một tin nhắn, thế là xong! Thế hệ Y là thế hệ của các bạn trẻ sinh giữa năm 1980 và 2000, các bạn trẻ này có các đặc nét chung trong cách ứng xử xã hội của họ. Một trong các nét chung này là hủy giờ chót, có vẻ như họ coi thường tất cả các giá trị cổ xưa như trung thành, tôn trọng người khác, tôn trọng lời đã nói, sự tin tưởng và ý nghĩa thế nào là dấn thân. 

Vì giao tiếp quá nhanh, quá dễ dàng chăng?

Ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, cầm trong tay phương tiện thông tin cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng, cọng thêm tính lười khi sắp sửa ra đi hay có một cuộc hẹn khác hấp dẫn hơn thì việc hủy giờ chót thành dễ dàng. Trước đây các bạn trẻ không đặt nhiều câu hỏi trước khi đi, những câu hỏi như “mình có quá tồi để đi đến đó không”, hay “party bên này cool hơn bên kia”, nhưng bây giờ họ đặt các câu hỏi này vì phải điệu mới ra đi. Một tin nhắn, một WhatsApp hay một cái bấm trên Facebook là đủ để ‘thoát hiểm’ và lương tâm yên ổn.

Bà Sophie Millot tâm lý gia giải thích: “Vì người kia không ở trước mặt mình nên mình có cảm tưởng không làm họ buồn, như thử họ không tồn tại”. Để nhận ra hậu quả của việc mình làm, bà khuyên nên gọi trực tiếp người kia để nói mình không đến. Bà giải thích thêm: “Rất nhiều người ngập ngừng, nhưng chỉ cần đơn giản suy nghĩ đến việc này, thì đôi khi sẽ làm chúng ta xem lại và không bỏ hẹn”. Vậy phải có quyết tâm cho năm học mới: không gọi tin nhắn, buộc phải gọi người kia nếu mình muốn bỏ hẹn. 

Tràn ngập cuộc hẹn

Cô Aude 30 tuổi, người giữ nhiệm vụ mua hàng cho một công ty lớn cho biết: “Chiều nào tôi cũng có những chuyện đã dự trù trước và ngày nào tôi cũng đi ăn với bạn hay với những người cung cấp hàng. Có lịch làm việc dày đặc làm cho tôi yên tâm, cho tôi có cảm tưởng mình luôn sinh động, không bị mất thì giờ và có một đời sống náo nhiệt, phát triển”. Các nghiên cứu cho thấy chúng ta ngày càng bị kẹt vào chuỗi hẹn không ngừng, những cuộc hẹn thành dễ dàng qua các phương tiện giao tiếp hiện đại. Ông Michael Stora, tâm lý gia chuyên về văn hóa kỹ thuật số phân tích: “Khuynh hướng tích các cuộc hẹn này là hệ quả của một hình thức áp lực, một loại tôn thờ hiệu năng, đặc biệt nổi trội trong xã hội chúng ta. Dùng sự thừa mứa cuộc hẹn là cách để trả lời cho các đòi hỏi của cá nhân cũng như của nghề nghiệp ngày càng nhiều”.

Có nhiều cuộc gặp gỡ là giúp đánh bóng cho hình ảnh xã hội của mình. Một trong các thách thức của các bạn trẻ thế hệ Y là “được mọi người thích” hay “được mọi người mong muốn”, có nghĩa là ai cũng thích mình đến, có nhiều hẹn đi uống cà-phê, đi party, đi nói chuyện. Câu trả lời: “Tôi không thể đi được, tôi đã có chuyện khác lên lịch rồi” là câu trả lời cực kỳ oai! Tuy nhiên nếu có quá nhiều hẹn trong lịch – dĩ nhiên là lịch của máy tính – thì chúng ta không thể có được đời sống thật! Ba cái hẹn trong một giờ thì chắc chắn có một cái bị hụt. Giải quyết? Dùng lịch bằng giấy thì sẽ thấy rõ hơn! Bà Sophie Millot cho biết: “Khi chúng ta dùng thì giờ cầm cây viết tờ giấy lên để viết thì chúng ta nhận ra tính háu hẹn của mình!” Chúng ta sẽ xem lại tốt hơn chương trình quá bận bịu. Và nhất là không trả lời “dạ” cho tất cả mọi yêu cầu, lọc lại những gì là ưu tiên, là bắt buộc phải làm. 

Cỏ bên nhà hàng xóm lúc nào cũng xanh hơn

Thế hệ Y nổi tiếng với ‘phong cách’ lướt đài, lướt mạng, họ như con bươm bướm đậu ở cành hoa này một phút, cành hoa kia một giây và không mệt mỏi, liên tục đi tìm cái gì tốt hơn, cái gì hay hơn, cái gì mạnh hơn. Một trong các lý do các bạn trẻ hủy hẹn giờ chót là vì họ nghĩ có thể chỗ kia hay hơn. Anh Jérôme, 24 tuổi, sinh viên trường thương mãi cho biết: “Khi tôi đến dự một lễ hội, tôi kiểm trên Facebook xem có lễ hội nào tổ chức ở chỗ khác không. Để biết thì dĩ nhiên sau khi dự ở đây thì phải nhảy một phát qua bên kia!” Hội chứng này có tên Fomo (Fear of missing outlook), sợ bị hụt cái gì đó. Để thắng vượt chuyện này, một quyết định: buộc phải cắt các dụng cụ điện tử để nối kết với những người đang ở chung quanh mình. Người xưa đã nói, mình sẽ hưởng được buổi party vui vẻ khi mình tham dự trọn vẹn vào buổi này!

Ảo tưởng được tự do

Nói ‘không’ vào giờ cuối, rồi cuối cùng đi đến buổi tiệc này, làm mọi người phải cầu cạnh mình, tất cả các thái độ này làm cho chúng ta nghĩ mình làm chủ lịch hẹn, thì giờ của mình và từ đó là làm chủ đời mình. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng mình tưởng mình có tự do. Tất cả như thử nếu mình dẫm đạp lên mọi khái niệm của cam kết thì sẽ làm cho mình khẳng định được cá tính của mình. Nhưng “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.” (Lc 16, 10).

Đạt được nhất quán trong thái độ của mình hàng ngày và xác quyết với các giá trị thiết thân của mình, đó mới là đích thực tự do.

Marta An Nguyễn dịch