“Giáo hoàng Phanxicô thân mến… con muốn nói với cha”

258

“Giáo hoàng Phanxicô thân mến… con muốn nói với cha”

Nhà báo Emmanuel Tagnard viết cho Đức Phanxicô 18 bức thư | © Bernard Hallet

cath.ch, Raphặl Zbinden, 2018-05-23

Các ông  triết gia Alexandre Jollien, nhà xã hội học Jean Ziegler, hay đan sĩ Anselm Grün có thể nói gì với Đức Phanxicô? Nhà báo Thụy Sĩ Emmanuel Tagnard đặt cho họ câu hỏi. Trong một quyển sách có tên “Trọng kính Đức Thánh Cha. Thư ngõ gởi Đức Phanxicô” (Très Saint-Père. Lettres ouvertes au pape François, nxb. Salvator), nhà báo của Tin tức-Công giáo (Cath-Info) trình bày một loạt thư của ông và các nhân vật Thụy Sĩ, quốc tế viết cho Đức Giáo hoàng.

Nhà báo Tagnard cho biết, “các thư này đã cho tôi sức mạnh để đi bộ đến Rôma”. Ông Tagnard là người điều khiển chương trình truyền hình RTSreligion, năm 2016 ông đi bộ hơn 1000 cây số từ Via Francigena, Saint-Mauriceđến Rôma, với quyết tâm đi tìm cho mình một con đường thiêng liêng vững mạnh, mạnh như đôi chân của ông. Vào cuối chặng đường thì ông viết xong quyển sách vừa rất riêng tư và vừa rất đặc biệt này. 

Đi bộ cho chính mình

Emmanuel Tagnard là người quen đi bộ và đi hành hương. Mùa hè là mùa lý tưởng cho đam mê của ông. Nhưng năm 2016 ông không thiết tha đi, ông trải qua một giai đoạn khó khăn về mặt gia đình cũng như nghề nghiệp. Giờ cuối ông quyết định đi từ con đường Via Francigena đến Rôma. Đối với ông, thành phố Rôma là mục đích cao cả và là phương tiện hiệu quả để ông xem lại các hoài nghi và chất vấn của mình. Ông cho biết, “nhưng trên đường đi Rôma, tôi không muốn đi đến một cái gì, nhưng đi đến một người”. Vì thế ông quyết định viết thư cho Đức Phanxicô như “viết cho một người bạn”. Quyết định xong, ông thấy viết lách phản ảnh tâm trạng mới của ông. “Đi bộ cho chúng ta một chiều cao. Mình cảm thấy trung thực với chính mình, với người khác, với thế giới. Đó là một khía cạnh mà tôi nghĩ tôi đã truyền được qua các bức thư của tôi”. Trên đường đi ông thảo 18 bức thư theo các suy nghĩ trong ngày, theo phong cảnh, theo các cuộc gặp gỡ, theo thời sự thế giới. Và ông gơi cho Đức Phanxicô ở Vatican.

Nhiều cuộc gặp gỡ trên đường Via Francigena | © Emmanuel Tagnard

Hành hương thư tín

Khi trở về, ông ngạc nhiên thấy bức thư thân tình từ Vatican gởi đến cho ông. Ông đưa các bức thư của mình cho người bạn, nhà báo, nhà khảo luận người Pháp Jean-Claude Guillebaud đọc. Ông này thấy rất hay và khuyến khích ông Emmanuel viết một quyển sách.

Nhưng 18 bức thư này không đủ làm một quyển sách. Nhà báo suy nghĩ làm thế nào để cho quyển sách có một tầm mức khác. Ông “đi săn” để tìm các nhân vật có thể làm phong phú cho chuyến đi “hành hương thư tín” này. Trong hai năm ông đã tiếp xúc được 50 người để xin họ viết thư cho Đức Phanxicô. Ông giải thích: “Tôi xúc động trước sự tin tưởng của một vài người dành cho tôi. Rất nhiều người nói “ok” ngay lập tức. Một số người khác thì tôi phải thuyết phục”.

Các suy nghĩ và gợi ý

Cuối cùng ông có 18 nhân vật Thụy Sĩ và nước ngoài đủ bốn phương trời hợp tác, viết theo chủ đề của một trong các thơ của ông. Chúng ta sẽ tìm thấy các suy tư của đan sĩ Dòng Biển Đức người Đức Anselm Grün về haha, các suy nghĩ của triết gia Thụy Sĩ Alexandre Jollien về “tôi cóc cần”, suy niệm của họa sĩ Pháp Arcabas về các thiên thần hay các lời khuyên của nhà xã hội học Geneve Jean Ziegler về tội ác có tổ chức. 

La Via Francigena con đường gần 1700 cây số từ Cantorbéry đến Rôma | © Emmanuel Tagnard

Tất cả là một cái nhìn đa dạng về kinh tế, chính trị, triết lý, thiêng liêng, tất cả đều có “hương hoa tư tưởng của Đức Phanxicô”, ông Tagnard cho biết. Vì các chủ đề trong quyển sách này phù với các quan tâm hàng đầu của Đức Phanxicô. Bản văn cũng có các suy tư hướng dẫn của Đức Phanxicô. Còn về phần nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ Jean Revillard, người trong rất nhiều năm đã ở bên cạnh những người “bị bỏ quên” đặc biệt những người di dân. Ông đề nghị Đức Phanxicô có tác động trên các hệ thống kinh tế để người dân nghèo được hưởng lợi ích của hệ thống kinh tế quốc tế. 

Giai đoạn “tiêu hóa”

Chắc chắn Đức Phanxicô không đọc hết các bức thư này. Nhưng ông Emmanuel Tagnard  biết ít nhất ngài cũng đọc vài bức. Chắc chắn ông sẽ gởi quyển sách cho ngài nhưng không biết ngài có cầm quyển sách này trên tay hay không. Chắc chắn ông muốn phiêu lưu thêm vài tác phẩm văn chương khác, nhưng bây giờ là giai đoạn “tiêu hóa” quyển này. Ông hy vọng chân tình của ông sẽ “mở khóa” một cái gì đó nơi độc giả và mang đến cho họ ý thích muốn lên đường.

Marta An Nguyễn dịch