Vậy chúng ta có cần giáo hoàng không?

378

lavie.fr, Jean-Pierre Denis, chủ bút báo la Vie, 2015-06-17

image002 (6)Giáo hội La Mã thường bị xem là một diễn viên về già. Thẳng thắn mà nói, Giáo hội thường bị xem như vậy, có khi còn bị cho là “già nua, cùn cạn, mỏi mòn sức lực”. Mặt khác, chung chung Giáo hội còn bị xem là chẳng quan tâm đến điều gì. Và trong thế giới nhỏ bé của những người xây dựng thế giới thì Giáo hội bị xem là phủi tay. Có dịp thì chúng ta xem Kitô giáo là tôn giáo theo kiểu có lợi hay không có lợi. Giáo hội bị xem là lỗi thời, là cặn bã, như một đồ vật cũ còn chiếm một chút chỗ nhưng thật ra chẳng dùng vào việc gì được nữa. Người ta chỉ muốn thón vài ngày nghĩ lễ của Giáo hội. Người ta tự hỏi không biết khi nào thì Giáo hội sẽ trả lại các nhà thờ không còn dùng đến. Người ta nghĩ tốt hơn thì Giáo hội đừng lên tiếng về những vụ hôn nhân, di dân, gia đình, kinh tế, thể xác con người. Và khi người ta nói đến Giáo hội như một cơ quan thật sự còn sống thì chỉ để dìm nó trong bất an, trong hoài nghi, một “đe dọa giữ nguyên vẹn không chịu cải cách”, và khi nào cũng dè chừng hiểm họa của chính sách ngu dân, phải âm mưu hại Giáo hội bằng lớn tiếng phạm thượng, bằng chủ trương quốc gia phải triệt để theo thể chế giáo dân, phải cẩn mật không nên tin gì hết.

Nhưng xem kìa. Từ khi Đức Phanxicô đến, mọi sự thay đổi ngược hẳn. Không còn gì ở trong tiêu chuẩn. Bây giờ Giáo hội lại được mong chờ, được lắng nghe. Bỗng nhiên người ta thấy cần một lương thức cho hoàn vũ, một quyền uy có tính ngôn sứ, một bảo lãnh về mặt thiêng liêng vượt lên các thuộc tính chính trị hay văn hóa, kỳ lạ thay, tất cả mọi chuyện dường như chỉ có thể chế duy nhất “sắp đổ nát” này mới có thể cung cấp được. Các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới tự nhiên đổ xô về Giáo hoàng ở Rôma như ngày xưa người ta kéo nhau về nghe lời sấm ở Delphes. Ai, Đức Phanxicô cũng vui vẻ tiếp với nụ cười. Và khi người ta ngoan ngoãn hỏi ngài thì ngài trả lời. Nhưng ngài không nể nang lời nói.

Các vị tiền nhiệm của ngài cũng không im tiếng. Dĩ nhiên dù người rụt rè như Đức Bênêđictô XVI, ngài cũng lên tiếng. Đơn giản, không phải lúc nào lời của các ngài cũng được lắng nghe. Vậy mà, Đức Phanxicô đã tìm lại uy tín trên trường quốc tế của thời Đức Gioan-Phaolô II làm chế độ cộng sản sụp đổ, nhưng cho đến nay Đức Phanxicô không bị vướng vào những cuộc luận chiến như Đức Giáo hoàng Ba Lan đã vướng. Khéo léo diễn tả theo chữ của mình, ngài cá độ lời của Giáo hội có thể đến với tất cả mọi người, dù họ ở bất cứ tôn giáo nào hoặc không có tôn giáo. Theo nghĩa này, ngài là nhà truyền giáo đích thực, không bị lệ thuộc theo kiểu cổ động lôi kéo người vào đạo, điều này thì chẳng có gì ngạc nhiên đối với một tu sĩ Dòng Tên của Thế giới Mới.

Như người ta đã mô tả, Giáo hoàng Phanxicô là cha xứ của toàn cầu. Nhưng một cha xứ có uy tín vì chính ngài là người trở lại. “Trở lại môi sinh”, theo đó ngài mời gọi chúng ta bắt đầu, không phải bắt đầu bài học đã được soạn sẵn cho dân chúng và cho dân tộc, nhưng bắt đầu bằng sự trở lại của Giáo hội. Sự trở lại là về nguồn gốc Kinh Thánh của mình, với lòng khiêm nhượng và lòng chân thật, để nhận định đâu là ánh sáng của Chúa mà con người cần cho ngày nay. Và để chia sẻ ánh sáng này với một nhân loại đang khát khao.

Vì thế Đức Phanxicô nói thẳng. Hãy thấy “toàn bộ môi sinh” sẽ là chìa khóa cho thông điệp Chúc tụng Chúa của ngài. Đây không phải là vài giọt nước thánh rảy lên những người tham dự cuộc họp thượng đỉnh ở Paris về khí hậu sắp tới, cũng không làm cho người công giáo phải có mặc cảm thêm, họ đã phải bị nghe quá nhiều bài giảng rồi. Đây cũng không phải là cú hích chính trị để giúp Phương Tây đang xuống dốc không phanh, cũng không phải là cuộc họp của các nguyên thủ Quốc gia thiếu tài năng khéo léo, thiếu lòng quảng đại tập thể. Đây là lời kêu gọi phải tin vào nhân phẩm con người, vào nét đẹp của vũ trụ và phải tin vào đó một cách tích cực, nhất quán, không bao giờ được tách cá nhân ra khỏi xã hội, thiêng liêng với trần thế, tạo dựng của Chúa và trách nhiệm của con người. Lời kêu gọi tìm lại sự hiệp nhất sâu đậm, ai có thể làm cho người khác nghe lời kêu gọi này? Đương nhiên là Đức Phanxicô.

Tweet của Giáo hoàng Phanxicô 21-04-2015 02

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch