“Chúng tôi cảm nhận Đức Giáo hoàng thương chúng tôi”

149

“Chúng tôi cảm nhận Đức Giáo hoàng thương chúng tôi”

cath.ch, Raphael Zbinden, 2017-06-04

“Chúng tôi cảm nhận Đức Giáo hoàng thương chúng tôi”, bà Marie-Helène Borgeat phát

biểu như trên. Bà Borgeat là điều hợp viên của phong trào Canh tân Đặc sủng Thụy Sĩ, cùng với 80 thành viên khác, bà tham dự đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập phong trào tổ chức tại Rôma từ ngày 31 tháng 5 đến 4 tháng 6-2017.

“Xin cám ơn đã đáp lại lời mời!”. Đó là câu đầu tiên Đức Phanxicô đã nói với phái đoàn khi họ gặp ngài ở Rôma. Chiều thứ bảy 3 tháng 6, đã có buổi canh thức lễ Hiện Xuống ở Đấu trường Circo Massimo, Rôma. Hàng chục ngàn thành viên của phong trào đã nghe Đức Phanxicô trong dịp này.

Đức Phanxicô nói đến Canh tân Đặc sủng như “dòng nước ân sủng”

Báo Công giáo Thụy Sĩ nói chuyện với bà Marie-Helène Borgeat qua điện thoại, bà cho biết: “Chúng tôi được xác nhận, Đức Giáo hoàng trông cậy ở chúng tôi để tạo ra một đơn vị hiệp nhất kitô”. Ngài đã vô cùng nhấn mạnh, Canh tân Đặc sủng phải là men để các tín ngưỡng xích lại gần nhau. Bà cho biết: “Sau “’Đại kết của máu’ của các vị tử đạo kitô thì đây là ‘Đại kết của cầu nguyện’”.  Ngài cũng nhắc đến sự cần thiết phải lắng nghe Thần Khí và để Thần Khí hướng dẫn chúng ta trong công việc này.

Một phong trào hoàn toàn hội nhập trong Giáo hội

Cuộc gặp gỡ đã khẳng định cho các thành viên công giáo của phong trào Canh tân Đặc sủng, họ hoàn toàn hội nhập vào Giáo hội và Đức Giáo hoàng không xem họ như một phong trào ở “bên ngoài”. Khi ngài là bề trên giám tỉnh Dòng Tên ở Argentina, nhiều lần ngài cho thấy các e ngại đối với phong trào. Tháng 11 vừa qua, trên chuyến bay từ Thụy Điển về Rôma trong chuyến đi mục vụ của ngài, ngài đã thừa nhận mình đã cấm các anh em tu sĩ Dòng Tên không được liên lạc với phong trào. “Và tôi đã công khai nói, khi chúng ta cử hành phụng vụ thì phải cử hành đúng nghi thức phụng vụ, chứ không phải theo kiểu ‘trường dạy múa samba’”. Tuy nhiên khi từ ở Stockholm, Thụy Điển về, ngài cho biết, bây giờ mình nghĩ ngược lại, khi mọi sự đã được làm một cách tốt đẹp!”

Bà Marie-Helène Borgeat cho biết: “Sự thay đổi quan điểm này được thấy rõ, khi cách đây ba năm, ngài mời phong trào Canh tân Đặc sủng kỷ niệm năm mươi năm thành lập tại Rôma. Cũng như trong buổi canh thức ở Đấu trường Circo Massimo, ngài nói đến phong trào như ‘dòng nước ân sủng’ nhằm để kiến tạo đơn vị hiệp nhất kitô trên thế giới.”

“Chống tháp Babel”

Bà Borgeat nói tiếp: “Chúng tôi sống hai ngày tuyệt đẹp ở đây và chúng tôi cảm thấy mình được khuyến khích, được yêu thương, được nâng đỡ trong sứ vụ của chúng tôi”.

Thầy phó tế René Pillet, đại diện nhóm cầu nguyện của Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp cũng có mặt ở Rôma trong dịp này. thầy chứng kiến lòng nhiệt thành nhất quán với các tín hữu giáo phái Hiện Xuống và các giáo phái tin lành khác của phong trào. Linh mục Raniero Cantalamessa, nhà thuyết giảng của Nhà Giáo hoàng cho cuộc gặp gỡ này là ‘phản đề với Tháp Babel’. Đây là đà vươn lên để kết hiệp những gì đã làm chia rẽ.

Bà Marie-Helène Borgeat kết luận: “Bây giờ là giờ đi trở về, công việc của chúng ta là đừng để cuộc gặp gỡ tuyệt đẹp này vào quên lãng và phải cầu nguyện nhiều hơn nữa cho ‘đại kết trong cầu nguyện’ này”.

Phong trào Canh tân Đặc sủng công giáo được sinh ra từ một buổi tĩnh tâm của các sinh viên Mỹ vào tháng 2 năm 1967, thoát thai từ giáo phái Phúc Âm Hiện Xuống. Bây giờ phong trào bành trướng khắp nơi trên thế giới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch