Phanxicô, Emmanuel Macron, hai người, một phong cách?
Hai nhà lãnh đạo có rất nhiều điểm chung hơn người ta tưởng. Đây là năm bằng chứng.
lavie.fr, Pascale Tournier và Marie-Lucie Kubacki, 2017-05-31
1.Đào tạo của Dòng Tên
Đức Phanxicô: Năm 1958, Jorge Mario Bergoglio vào tập viện Dòng Tên Argentina lúc 21 tuổi, cha cho biết, mình bị “lôi cuốn bởi tinh thần kỷ luật” của Dòng. Ngài thường hay cười khi nói: “Cũng khôi hài, tôi là người không kỷ luật bẩm sinh”. Đức Giáo hoàng, ngài vẫn thấm đậm tinh thần Dòng Tên, với ý tưởng phải khởi đi từ thực tế, từ các hoàn cảnh cụ thể của đương sự để làm cho họ tiến bộ, giúp họ phát triển tự do nội tâm trong quan hệ với Chúa, hơn là đứng từ trên cao áp đặt lý tưởng một cách giả tạo. Chìa khóa chủ yếu của ngài: phân định, đó là trụ cột triều giáo hoàng của ngài.
Emmanuel Macron: Ông học ở trường Quan phòng (La Providence), một trường trung học Dòng Tên ở thành phố Amiens. Trong khi cha mẹ ông là người theo thuyết bất khả tri, thì năm 12 tuổi, ông xin rửa tội. Emmanuel Macron gần như là học sinh của thế hệ cuối của sự có mặt các linh mục Dòng Tên trong ban giảng huấn. Từ giáo dục này, ông rút ra một tầm nhìn cho sự thành công cá nhân dựa trên sự nâng cao giá trị các tài năng riêng và một tiếp cận thiêng liêng mang tính cách nội tâm, hơn là theo thể chế.
- Lên Đường
Đức Phanxicô: Đối với Đức Phanxicô, phân định là đi đến một chân trời. Một phương pháp ngài dùng trên nhiều hồ sơ tế nhị như hội nhập người ly dị tái hôn vào Giáo hội, các quan hệ đại kết hay việc tiến lại gần với phong trào Huynh đệ chức thánh Piô X (FSSPX). Với các cuộc thảo luận lớn về thần học “thử nghiệm”, ngài thích dùng tiến trình tích cực, tiến trình của những “bước nhỏ”. Các giải pháp sẽ được trình bày trên đường đi, qua sự gặp gỡ nhau, cùng đi bên nhau. “Chúng ta cùng tiến tới”: đó là khẩu hiệu của người thực dụng, nghĩ rằng người ta có thể có đôi chân đạp đất mà mắt vẫn hướng về Trời.
Emmanuel Macron: Lên Đường (En marche), tên của đường lối của ông nói lên đúng tiến trình của ông, được quyết định theo thực tế chứ không theo ý thức hệ. Ví dụ: đạo đức hóa đời sống chính trị, đó là công trường ưu tiên trong nhiệm kỳ năm năm của ông, trước hết là cao trào dâng lên của nhóm Lên Đường. Luôn theo hành động, Emmanuel Macron cũng tin ở các tính tốt của sự di động thể lý. Luật Macron về xe cho phép sự phá thế cô lập, đối với ông luật này là một biểu tượng. Theo ông, “các đường hướng chính trị tiếp xúc như giải phóng, là đường hướng chính trị công bằng xã hội”.
- Phẩm cách của con người
Đức Phanxicô: Người tị nạn, khí hậu, những người bên lề của nền kinh tế thế giới, những người khốn cùng, các em bé sắp sinh, người khuyết tật, người lớn tuổi, người bệnh, người ở giai đoạn cuối đời… Đối với những người nghèo nhất, những người mong manh nhất, Đức Phanxicô không ngần ngại tỏ ra gay gắt khi công kích để bảo vệ họ. Và nhân danh bảo vệ phẩm cách con người mà ngài công kích không riêng ai, những người công cụ hóa con người vào mục đích lợi nhuận. Ngài có những chữ rất cứng rắn về “ngụy trắc ẩn” của “ý thức hệ thống trị”, những người cho rằng trẻ con là một “quyền” chứ không phải là “quà tặng” và trợ tử là một “hành vi phẩm cách”.
Emmanuel Macron: Trong lần tranh luận trên truyền hình với bà Marine Le Pen của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, Emmanuel Macron đã chọn đề tài khuyết tật. Đây không phải là chuyện tình cờ, cũng như Thủ tướng Édouard Philippe trong Nội các của ông đã chọn Nhà Simon de Cyrène cho chuyến đi thăm đầu tiên của mình. Đàng sau hình ảnh của một cựu nhân viên ngân hàng là hình ảnh của một người quan tâm đến phẩm cách con người. Thêm một lần nữa, đây là một quan tâm trong tinh thần rất I-Nhã, liên hệ đến quan tâm muốn giải hòa xã hội Pháp với chính mình. “Khởi đi từ người yếu đuối nhất, như thế giúp cho xã hội vượt lên nổi sợ người khác”, ông Laurent de Cherisey, giám đốc Nhà Simon de Cyrène giải thích.
- “Cùng một lúc”
Đức Phanxicô: Ngài là luật sư bảo vệ cho người tị nạn và người di dân, nhưng cùng một lúc, ngài nói các nhà lãnh đạo phải cẩn thận về chính sách đối với người di dân. Ngài nói phá thai là chuyện khủng khiếp, chiến đấu chống lại hôn nhân đồng tính, nhưng lại khẳng định “tôi là ai mà phán xét?”. Một dịp tốt để cho các kẻ gièm pha lên án ngài mị dân thích gây lờ mờ. Nhưng, đối với ngài, Sự thật là một con người, là Chúa Kitô đến với những người tội lỗi, chứ không phải đến với một ý thức hệ đơn giản hóa quá mức. Ngài là độc giả của nhà thần học Đức Romano Guardini, người khẳng định: “Các chống đối có tác dụng tương trợ. Đời sống con người được cấu trúc trên các chống đối”.
Emmanuel Macron: Cựu Tổng trưởng Kinh tế đã làm cho các người chống đối ông chế giễu về quan điểm chính trị của ông: “Có nghĩa là ‘vâng’, tôi chọn tự do và bình đẳng. Tôi chọn tăng trưởng và đoàn kết. Tôi chọn công ty và những người làm công ăn lương”, ông phát biểu trong thời gian tranh cử. Triết gia Olivier Abel, chuyên gia lớn về Paul Ricoeur nhận xét: “ chữ ‘Cùng một lúc’ của ông mang đặc nét Ricoeur. Ông nghĩ chống đối như một căng thẳng hữu ích, dù không buộc mình phải thích ứng đến cùng”.
- Âu châu
Đức Phanxicô: Một Âu châu là “người bà, không những phong phú mà còn sống động”, đó là cái nhìn của một người ở Châu Mỹ La Tinh nhìn về lục địa cổ Âu châu. Nhưng Đức Phanxicô, con cháu của cha mẹ, ông bà di dân từ nước Ý, muốn cứu người bà già nua này bằng cách nhắc lại thời son trẻ của bà, ngài nói với các nguyên thủ Quốc gia Âu châu: “Cái gì đã xảy ra cho Âu châu của nhân bản, hiệp sĩ của nhân quyền, của dân chủ và của tự do?”. Theo ngài, Âu châu sẽ đi ra khỏi ngõ bí khi tìm lại gốc rễ của mình và nhất là cảm hứng kitô giáo của cha ông mình. Tóm lại, một “tâm hồn” không phải để xây lại một tinh thần kitô huyễn hoặc.
Emmanuel Macron: Ông là người duy nhất trong các ứng viên tổng thống bảo vệ Liên hiệp Âu châu. Để chọn bản nhạc khi đi trên thềm trước điện Louvre, ông chọn bài Ca tụng niềm vui, Ode à la joie, bài quốc ca Âu châu, chứ không chọn bài Marseillaise, bài quốc ca Pháp. Nhưng Emmanuel Macron không phải là người ngây ngô khi bảo vệ Âu châu: ông cam kết tái xây dựng dự án Âu châu để làm sao bảo vệ đồng bào mình hơn. Các công trường của ông: xem lại đường hướng của các công chức biệt phái và củng cố chương trình đầu tư Âu châu.
Marta An Nguyễn dịch