Thật đáng ngạc nhiên – và truyền cảm – để nhìn thấy rất nhiều vận động viên làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mạnh mẽ của họ. Dưới đây là tóm tắt.
aleteia.org, Philip Kosloski, 2016-08-19
Vận động viên Thế vận có cơ hội bốn năm một lần để truyền cảm hứng cho thế giới qua sức mạnh thể chất, những động tác duyên dáng và khả năng chịu đựng tinh thần của họ. Năm nay nhiều vận động viên đã thêm vào một thuộc tính mới được nhiều người khác bắt chước: Đó là niềm tin Kitô giáo mạnh mẽ của họ.
Thật là ngạc nhiên khi thấy chẳng những các bài báo và các cuộc phỏng vấn đặc biệt tập trung vào việc giữ đạo của cá nhân vận động viên, mà còn thấy sự tuyên xưng bằng lời nói của nhiều vận động viên trên kênh truyền hình quốc gia.
Các vận động viên cho chúng ta thấy rằng trong khi vất vả rèn luyện thân thể để đoạt huy chương vàng, họ đã không bỏ bê việc nuôi dưỡng linh hồn bằng của nuôi tâm linh.
Dưới đây là mười vận động viên nổi bật trong năm nay vì niềm tin tôn giáo của họ và không ngại làm chứng đức tin trước những người khác.
David Boudia và Steele Johnson – Sau khi giành huy chương bạc trên thềm Lặn Đồng Bộ Nam ở độ cao 10 mét, Boudia cho biết trong một cuộc phỏng vấn là “Có một áp lực cực lớn. Tôi đã cảm thấy nó … Đó là cuộc khủng hoảng bản sắc. Khi tâm trí tôi tập trung vào môn lặn, tôi nghĩ là tôi được khẳng định qua việc này, nhưng đầu óc tôi điên lên. Cả hai chúng tôi đều biết rằng bản sắc của chúng tôi ở nơi Đấng Kitô, và chúng tôi biết ơn cơ hội này đã cho chúng tôi được lặn trước mặt Ba Tây và Hoa Kỳ. Đó là một khoảnh khắc hoàn toàn ly kỳ đối với chúng tôi.” Boudia viết về cuộc hành trình đức tin của mình trong cuốn sách mới nhất của anh,” Lớn Hơn Vàng: Từ Sự Đau lòng Thế vận đến Sự Chuộc lỗi Cuối cùng.”
Simone Manuel – Ngay sau khi kiệt lực ở vòng đua tự do nữ 100 mét, Hãng tin NBC đã phỏng vấn cô, cô nén nước mắt trả lời “Tất cả những gì tôi có thể nói là Vinh danh Thiên Chúa, đúng là một cuộc hành trình dài bốn năm… và tôi có phước khi thắng huy chương vàng.” Cô không ngại khi dùng phương tiện truyền thông xã hội của mình để chia sẻ đức tin trên tài khoản Twitter và Instagram, cô viết cho những người theo dõi cô: “Tất cả là Vinh danh Thiên Chúa! Người thật tuyệt vời! Tôi có phước vô cùng.” (Pl 4: 13)
Brianna Rollins – Sau khi đội Mỹ thắng cuộc đua điền kinh có rào cản 110 mét, Rollins nói với hãng tin NBC, “Tôi chỉ biết tuân theo ý Thiên Chúa trước hết và tiếp tục để Người dẫn dắt tôi trong suốt vòng đua … Sáng hôm nay chúng tôi quây thành vòng tròn cầu nguyện và chúng tôi chỉ đơn giản để cho sự hiện hữu của Người đến với chúng tôi … [họ cầu nguyện rằng Chúa sẽ] giúp chúng tôi suốt cuộc đua ở đây và chúng tôi tiếp tục tôn vinh Người và làm tốt nhất điều chúng tôi có thể làm, và đó là những gì chúng tôi đã làm. “Sơ lược Twitter của cô phản ánh niềm tin mạnh mẽ này và cô nói rõ ràng: “Tôi muốn phá kỷ lục thế giới và giành huy chương vàng, nhưng tôi cũng muốn được biết đến như là một vận động viên tôn vinh Thiên Chúa bằng cách đạt được tiềm năng trọn vẹn của tôi.”
Usain Bolt – Được biết là “người đàn ông nhanh nhất thế giới”, Bolt ít nói nhưng nhìn nhiều hơn về biểu hiện đức tin của mình. Anh thường làm dấu thánh giá trước mỗi cuộc thi và tự hào đeo huy chương kỳ diệu trên cổ. Ngoài ra, Thông tấn xã Công giáo viết rằng: “Vatican mời Usain Bolt đến nói chuyện tại cuộc họp tự do tôn giáo.” Bài báo nói về anh: “Bolt được nhận biết là một người Công giáo vì anh làm dấu Thánh Giá trước cuộc chạy đua gây cấn. Anh cũng mang tên lót là Thánh Lêô. “
Abbey D’Agostino – Sau khi đụng vào một bạn cùng chạy trong vòng loại 5.000 mét vào ngày thứ ba, cô quay lại để giúp đỡ đối thủ đứng dậy và hoàn tất cuộc đua. Cô nói về sự kiện này như sau: “Mặc dù hành động của tôi là do bản năng vào lúc đó, nhưng cách duy nhất tôi có thể làm và hợp lý hóa hành động đó là vì Thiên Chúa đã chuẩn bị trái tim tôi phản xạ theo cách đó … Toàn bộ thời gian ở đây Người đã cho tôi hiểu rằng kinh nghiệm của tôi ở Rio có được nhiều hơn là cuộc đua của tôi -. và ngay sau khi Nikki đứng dậy thì tôi biết chính là thế “
Missy Franklin – Mặc dù cô thất vọng trong kỳ thế vận này, đức tin của cô đã giúp cô nhìn thấy mặt tích cực của sự việc. Cô từng nói với các phóng viên về đức tin của mình rằng, “Kinh nghiệm của tôi tại Regis Jesuit đã hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của tôi, bằng nhiều cách khác nhau. Tôi đang xem xét việc trở lại đạo Công giáo; Tôi hiện đang là một tín hữu Tin Lành … Khi vào Regis Jesuit, đức tin không phải là một phần rất lớn của đời tôi. Sau khi tham dự các lớp thần học đầu tiên, dự Thánh Lễ đầu tiên, dự khóa tĩnh tâm đầu tiên, tôi bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của Thiên Chúa ra sao trong cuộc sống của tôi, tôi yêu và cần Người bao nhiêu.”
Katie Ledecky – Là một siêu sao trong hồ bơi, Ledecky đạtnăm huy chương tại Rio, trong đó có bốn vàng. Trước khi đến Rio, cô đã nói với các phóng viên là cô cầu nguyện thế nào trước mỗi cuộc đua: “Tôi đọc một hai kinh trước bất kỳ cuộc đua nào. Kinh Kính Mừng là một lời cầu nguyện đẹp đẽ và tôi thấy bình tĩnh.” Cô công nhận giáo dục Công giáo đã giúp cô thành công cả trong hồ bơi lẫn trong cuộc sống.
Simone Biles – Cả thế giới đã bị Simone Biles cuốn hút, và cuộc biểu diễn của cô đã không làm người xem thất vọng, cô đoạt bốn huy chương vàng và một huy chương đồng. Trong cuộc phỏng vấn tiền-Thế vận, tạp chí Us đã đòi Biles rũ túi thể dục dụng cụ của cô ra xem cô có dấu cái gì bí mật trong đó để giúp cô thành công hay không. Trong khi gần hết những gì trong chiếc túi đã được rũ ra, thì thật ngạc nhiên, các phóng viên thấy một chuỗi tràng hạt màu trắng rơi ra ngoài. Simone giải thích: “Mẹ Nellie của tôi, đã cho tôi chuỗi Mân Côi này tại nhà thờ. Tôi không dùng nó để cầu nguyện trước cuộc tranh tài. Tôi sẽ chỉ cầu nguyện bình thường riêng cho mình, nhưng tôi có sẵn đó khi cần.”
Michael Phelps – Rõ ràng là một con người đã thay đổi, Phelps tiếp tục thống lãnh hồ bơi trong cuộc thi có thể coi là Thế vận hội cuối cùng của anh. Trong hai năm qua Phelps đã rũ bỏ cái bề mặt thiếu trưởng thành của mình và bắt đầu bước trên con đường đổi mới đời mình cho Chúa Kitô. Phelps thay đổi sau khi đã đọc cuốn Cuộc Sống Có Mục Đích của Rick Warren, do cựu cầu thủ bóng bầu dục Ray Lewis của đội Baltimore Ravens tặng. Phelps không chỉ đọc nó; anh chia sẻ nó với người khác. Điều này làm cho anh có biệt danh “Thầy giảng Mike” tại các trung tâm cai nghiện.
Thế vận Hội năm nay đã cho chúng ta thấy khía cạnh tinh thần độc đáo của các vận động viên tuyệt vời và hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ để thi đua giành vương miện bất hủ và bền vững.
Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ