lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud, ký giả, nhà văn, nhà khảo luận, 2016-08-02•
Sau vụ giết đê hèn Linh mục Jacques Hamel và ngược với những gì người dân có thể nghi ngờ, một làn sóng của tình đoàn kết đã thắng ở nước Pháp. Các tín hữu kitô giáo, hồi giáo, do thái giáo và những người vô thần kết hiệp với nhau trong nỗi đau buồn. Các chính trị gia không dùng lời lẽ thóa mạ và lăng nhục. Các thị trưởng thuộc đảng cộng sản, các giám mục đều cùng mặc niệm. Các giáo sĩ hồi giáo và các cha xứ cùng cầu nguyện chung với nhau. Tất cả nói lên niềm hy vọng chung của chúng ta.
Nhưng chúng ta không thoát được với hung bạo ở trong xã hội chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ đến bạo lực lúc nào cũng có ở trường học, sự mất an ninh ở một vài khu phố, ở các phương tiện di chuyển công cộng, đến nạn du thử du thực của các thanh thiếu niên tuổi vị thanh niên, đến các hung bạo tại nhà hay các các hình thức kém văn minh đủ loại. Không nói đến hung bạo trên truyền thông. Điều nổi bật là không đủ bài viết nói, rằng những bạo lực này ngày qua ngày khơi dậy. Tất cả xảy ra giống như chúng ta quên bạo lực là chuyện tự nhiên của các xã hội. Một tình trạng «tự nhiên», chính xác là để từ chối, để nén lại, để chiến đấu.
Trong lịch sử, chính là để chống loại bạo lực «cơ bản» này mà các xã hội loài người tìm cách dự phòng. Đó là mục đích đầu tiên của các sáng kiến văn hóa đáng kể như luật pháp, quyền công dân, đạo đức, thậm chí đơn giản chỉ là lễ độ hay xã giao. Nhưng hòa bình giữa con người không bao giờ là điều được thụ đắc. Nó vẫn là một «dự án».
Từ thế hệ này qua thế hệ khác, các quy tắc tối thiểu được truyền lại cho hậu thế – gọi là giáo dục theo nghĩa rộng – là để nhắm cho kết quả này. Phải cần một sự lắng đọng lâu dài của các thế hệ, rất nhiều chục năm để thành lập một loại những mẫu người hướng nội hóa để tự phát chấp nhận các quy tắc chung. Ngày nay đoạn đường tiếp sức này có vẻ như bị kẹt.
Người ta biết các lý do: khủng hoảng gia đình, khủng hoảng trường học, khủng hoảng các văn hóa lớn hội nhập, vv. Sau khi đã ca ngợi lâu dài sự vi phạm luật, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa yếm thế, cứ mà ca ngợi trên tất cả các tông giọng sự từ chối luật lệ, các gò bó, các đức tính công dân, người ta đã làm tiêu tan nền tảng giáo dục chính đã tích tụ từ bao nhiêu thế kỷ. Đã đến lúc phải tái xây dựng.
Điều kinh ngạc là các quan tòa, các nhà giáo, các người làm việc xã hội, khi họ chạm trán với những trẻ phạm tội còn mặc xà lỏn, thì họ gặp những em bé không biết phân biệt cái gì là được phép, cái gì bị cấm, không phân biệt được cái xấu cái tốt. Nhiều trẻ em trai, trẻ em gái như bị khai trừ ra khỏi xã hội. Các em không nhận được gia sản các điểm chuẩn tối thiểu để thành lập cái mà Norbert Elias gọi là «văn minh hóa phong tục tập quán».
Như một vài chứng tá đã nhắc chúng ta – nhất là chứng tá của các nữ tu có mặt trong nhà thờ -, sự dịu hiền mang tinh thần Phúc Âm đã hủy đi mọi phản ứng trả thù. Chắc chắn, phải chiến đấu chống nạn khủng bố, nhưng đừng quên bạo lực không phải là sự việc nơi một vài «kẻ giết người». Hẳn là, nó ở trong mỗi người chúng ta. Năm 1939 nữ triết gia Simone Weil đã nói một cách tuyệt vời trong Suy tư về sự man rợ: cũng phải «nhìn trước mặt các con quỷ ở trong chúng ta».
Marta An Nguyễn chuyển dịch