Đức Phanxicô tiến nhanh đến việc xích lại gần với hồi giáo

204

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2016-05-23

Pope Francis welcomes Sunni Muslim leader to Vatican

Đức Phanxicô hiểu các cử chỉ truyền đạt nhiều hơn là lời. Sáng thứ hai 23 tháng 5, khi tiếp chức sắc trí thức cấp cao của hồi giáo sunnit ở Vatican, ngài đã chứng tỏ cho thấy điều này. Giáo sư Ahmed al-Tayeb là Đại Imam của Đại học al-Azhar Ai Cập.

Còn hơn một bài diễn văn dài mà mọi người đang mong chờ về các quan hệ giữa Giáo hội công giáo và hồi giáo, trước công chúng, Đức Phanxicô đã ôm khách của mình trong buổi tiếp kiến riêng ở thư viện của ngài, nơi ngài vẫn hay gặp các nguyên thủ Quốc gia.

Và để tiến trình của mình được hiểu, Đức Phanxicô còn đi ra ngoài thủ tục để nói với các ký giả hiện diện qua một câu ngắn: “Cuộc gặp gỡ của chúng tôi là một sứ điệp!”

Quả vậy, bản thông báo chính thức của Vatican không làm chúng ta ngạc nhiên. Buổi gặp gỡ được cho là “rất thân tình” giữa Đức Phanxicô và Đại Imam. Người ta cũng biết một chút về các đề tài nói chuyện kín trong vòng nửa giờ: “Hòa bình thế giới, từ chối bạo lực và khủng bố, tình trạng các tín hữu kitô giáo ở Trung Đông và việc che chở họ”.

Các đề tài quan trọng cũng như câu nói rất nhanh của Đức Giáo hoàng có thể là điểm chính yếu cho buổi gặp gỡ chưa từng có này. Tuy nhiên nó đi thuận theo dòng của một hành vi ngoạn mục khác Đức Phanxicô đã làm vào ngày 16 tháng 4 khi ngài đem về Rôma trên chuyến bay của mình ba gia đình hồi giáo người Syria ở Lesbos (Hy Lạp).

Vì thế ngày thứ ba 24-5, Vatican có thể lấy làm mừng rỡ cho “dấu chỉ cao cả” của chuyến viếng thăm của một chức sắc biểu tượng cho thế giới hồi giáo, vì vấn đề này đã có từ trước.

Đức Hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Đối thoại liên tôn, ở chức vị này ngài phụ trách các quan hệ với hồi giáo và ngài hiểu rõ vấn đề. Nếu Đức Phanxicô biểu lộ ý muốn xích lại gần với hồi giáo thì Hồng y Tauran là người gầy dựng. Ngài là bộ trưởng ngoại giao xuất sắc thời Đức Gioan-Phaolô II, năm 2007 ngài được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Đối thoại liên tôn, lúc mà các quan hệ với hồi giáo ở mức xấu nhất.

Đại Imam của Đại học al-Azhar và Đức Hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran
Đại Imam của Đại học al-Azhar và Đức Hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran

Ở chức vụ này, nhà ngoại giao lớn đã xử lý được hai cơn bão đáng nhớ, mà cả hai đều đến từ… đại học danh tiếng al-Azhar.

Dù không có quyền thật sự trên hồi giáo sunnit nhưng trường Đại học này có tầm mức của nó. Đối với Vatican, trường Đại học này là một trong hiếm hoi có những người đại diện có thể đối thoại vì Tòa Thánh đứng trước một hồi giáo hoàn toàn chia rẽ bởi từng quốc gia.

Trường Đại học al-Azhar đã hai lần “cắt đứt” quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh: Năm 2006 là chống sự ám chỉ “bạo lực” của hồi giáo do Đức Bênêđictô XVI thốt ra ở Ratisbonne. Năm 2011, khi Đức Bênêđictô XVI dám tố cáo “chiến lược bạo lực” sau cuộc tấn công ngày 1 tháng 1-2011 làm cho 21 tín hữu kitô giáo thiệt mạng trước một nhà thờ cốp ở Ai Cập. Đại Iman Ahmed al-Tayeb giận dữ lên án cuộc tấn công và ông cho rằng sự “can dự không chấp nhận được” quan điểm của Đức Bênêđictô XVI.

Chiều thứ ba 24 tháng 5, Đức Hồng y Tauran đã có thể cam đoan: “Chúng tôi không nói chuyện quá khứ, nhưng nói về hiện tại và tương lai. Nơi đối tác của chúng ta có một mong muốn đối thoại lớn lao.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch