Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump, một thách thức với Vatican và với Đức Phanxicô

93
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump, một thách thức với Vatican và với Đức Phanxicô
Đức Phanxicô rất quan tâm đến vấn đề nhập cư, ngài chỉ trích gay gắt lệnh trục xuất của tân chính quyền Mỹ và Nhà Trắng trả đũa. “Cuộc chiến văn hóa” sắp xảy ra ở Rôma khi đạo công giáo phải đối diện với hàng loạt bản sắc của người Mỹ.
Đức Phanxicô và Tổng thống Donald Trump ngày 24 tháng 5-2017, hình tài liệu. ASSOCIATED PRESS
rfi.fr, Eric Senanque, 2025-02-15
Tháng 2 năm 2016 khi Donald Trump đang vận động tranh cử, trên chuyến bay từ Mêxicô về Rôma, Đức Phanxicô lên án thái độ của ứng cử viên đảng Cộng hòa với người di dân là “phi kitô giáo” và đã làm cho tỷ phú Donald Trump phản ứng mạnh.
Chín năm sau, vấn đề di cư vẫn là chủ đề gây tranh cãi giữa chính quyền mới của Hoa Kỳ và Vatican. Nhưng cuộc đối đầu lần này diễn ra trực tiếp hơn. Ngày 10 tháng 2, ngài viết thư cho các Giám mục Hoa Kỳ, ngài lên án việc trục xuất người di cư của Nhà Trắng. Trong bức thư đặc biệt nghiêm trọng này, ngài nói đến “cuộc khủng hoảng lớn” mà theo ngài sẽ kết thúc không tốt. Ông Tom Homan đảm trách chính sách nhập cư của chính quyền Trump trả lời: “Chúng tôi muốn Giáo hoàng tập trung vào Giáo hội công giáo và để chúng tôi lo việc biên giới.”
Một kỷ nguyên “Trump II” chưa từng có với Giáo hội
Giáo sư lịch sử Massimo Faggioli của Đại học Villanova ở Pennsylvania, tác giả quyển Từ Chúa đến Trump (De Dieu à Trump, nxb. Scholé 2025) phân tích: “Trong nhiệm kỳ đầu tiên, rõ ràng ông đã leo thang, ông đối đầu trực diện với Vatican. Vào thời điểm đó, Giáo hội xem chủ nghĩa Trump là một ngoại lệ, nhưng bây giờ nó đã trở thành quy tắc.”
Thư của Đức Phanxicô là phản hồi quan điểm của tân Phó Tổng thống J.D. James David Vance. Năm 2019, ông Vance trở lại đạo công giáo và gần gũi với giới trí thức theo chủ nghĩa dân tộc: “Tôi từ chối khẳng định các ý tưởng của tôi lấy cảm hứng từ giáo lý công giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Fox News tháng 1, ông giải thích ông ưu tiên cho người thân cận mình hơn là cho người nước ngoài, theo khái niệm “ordo amoris, thứ trật tình yêu” của Thánh Augustinô. Đức Phanxicô trả lời trong thư gởi các Giám mục: “Tình yêu của Chúa Kitô không phải là lợi ích tập trung chỉ hướng đến người khác và các nhóm khác. Một tình anh em mở ra với tất cả mọi người, không có ngoại lệ gương Người Samaritanô nhân hậu trong Kinh Thánh.
Theo Đức Phanxicô, thách thức chính là chúng ta không rơi vào chủ nghĩa loại trừ. Giáo sư thần học Richard Raho tại Trường Cao đẳng DePaul ở Chicago giải thích: “Đức Phanxicô muốn trả lời nhanh chóng để người công giáo không bị hiểu lầm “ordo amoris,” của Phó Tổng thống dựa trên học thuyết xã hội công giáo.”
Những rạn nứt về mặt ý thức hệ
Đây là kỷ nguyên “Trump II” và là điều chưa từng có với Vatican và Đức Phanxicô. Khoảng một phần ba các nhà lãnh đạo mới của Hoa Kỳ là người công giáo. Ngoài Phó Tổng thống James David Vance còn có Ngoại trưởng Marco Rubio, Bộ trưởng Y tế Robert Kennedy Jr., người có quan điểm chống tiêm chủng. Nhà báo Christopher White của trang National Catholic Reporter lưu ý: “Đây là cơ hội thực sự để các các lãnh đạo Giáo hội đưa người công giáo đối thoại với trung tâm quyền lực và làm sáng tỏ những mâu thuẫn của họ.”
Các biện pháp chống nhập cư đầu tiên do Nhà Trắng áp dụng không còn tác động cụ thể đến hoạt động của Giáo hội công giáo Mỹ. Ngày 8 tháng 2, Hội đồng Giám mục đã cấp phép cho năm mươi người để ứng phó với các biện pháp ngân sách dành cho các chương trình hỗ trợ người di cư được Giáo hội hỗ trợ.
Chương trình làm việc của Đức Phanxicô là duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội. Một thách thức trong một xã hội phân cực như Hoa Kỳ. Giáo sư Massimo Faggioli phân tích: “Giáo hội công giáo có thể trở thành lực lượng đối lập chính với chính quyền Trump, đặc biệt về vấn đề nhập cư nhưng có nguy cơ là Giáo hội công giáo Mỹ sẽ tan rã.”
Tòa Thánh chú ý đến Hoa Kỳ
Nhà báo Christopher White giải thích: “Tại Vatican, chúng ta nhìn mà không quan tâm đến nước Mỹ bị mắc kẹt trong làn sóng “MAGA” (Để nước Mỹ lớn hơn). Trong quá khứ, Giáo hoàng  không quen thuộc với lịch sử của đất nước, nhưng ngài muốn có một tình hình thực tế bình thường để tiếp các giám mục, linh mục Mỹ ở Rôma.”
Đối diện với khuynh hướng dân túy và bản sắc của nhiều người Mỹ, Đức Phanxicô giữ một cán cân: bổ nhiệm các giám mục theo đường lối của ngài. Đó là trường hợp của Hồng y Robert McEllroy ở Washington, Hồng y lên án chiến dịch trục xuất người di cư, hoặc của Tổng giám mục Detroit Edward Weisenburger, ngài quan tâm đến việc đón nhận người di cư và các vấn đề về khí hậu. Giáo sư Richard Raho cho biết: “Những đề cử sắp tới ở New York sẽ mang tính quyết định và sẽ cho thấy viễn cảnh Đức Phanxicô hy vọng cho Giáo hội Hoa Kỳ”
Tháng 11 năm 2024, sau khi Donald Trump đắc cử, Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã chúc ông có nhiều khôn ngoan, ngài cho biết mối quan hệ giữa Vatican và Hoa Kỳ sẽ không thay đổi, ngài nhấn mạnh đến nỗ lực tìm kiếm hòa bình. Cuộc đối thoại cụ thể sẽ bắt đầu với Tân Đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh Brian Burch, một gương mặt công giáo của Hoa Kỳ, ông sẽ trình ủy nhiệm thư trong những tuần tới.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch