Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: các ông bình thường

30

Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: các ông bình thường

Hình minh họa

Nhà văn Frédéric Boyer viết trên chuyên mục báo La Croix về sự  quái dị của vụ cưỡng hiếp ở Mazan, của “những người đàn ông bình thường” làm. Nhà văn nhấn mạnh đằng sau nỗi sợ hãi của chúng ta, đó là sự giống nhau, sự quen thuộc của chúng ta trước những con người man rợ như vậy đang bị đe dọa.

la-croix.com, Nhà văn Frédéric Boyer, 2024-09-22

Quái vật là gì? “Quái vật có tồn tại, nhưng số lượng của chúng quá ít để có thể thực sự nguy hiểm; những người nguy hiểm hơn những người đàn ông bình thường”, nhà văn Primo Levi viết trong tác phẩm “Nếu đó là con người” (Si c’est un homme). Phải thoát ra khỏi những con quái vật thời thơ ấu đã làm chúng ta sợ cũng như làm chúng ta thích, những kẻ thu hút lòng trắc ẩn sâu đậm, với con người yếu đuối và không hoàn hảo của chúng ta. Và như thế mở ra một cánh cửa để chúng ta đến với một thế giới khác biệt và tuyệt đẹp cho chúng ta.

Chúng ta đã trưởng thành và đã già đi. Con quái vật xấu xa nhất đưa cái gương ra cho chúng ta soi. Tất cả chúng ta đều đã đi qua đó, trong tiếng khóc tầm thường, với những cuộc diễn hành của những quen thuộc ngọt ngào và bệnh hoạn, những xung năng bí mật của chúng ta, sự bình thường của một con người tàn bạo, của một tính dục nam tính bạo lực. Điều mê hoặc không còn là tính cách đặc biệt của sự quái dị nữa nhưng là sự tầm thường của nó.

Trước phiên tòa, họ là thợ máy, lính cứu hỏa, nhà báo, y tá, quân nhân, cai ngục, nhân viên an ninh, người săn trên núi cao, tài xế xe tải, nhân viên, công nhân… Tất cả đều phải đối diện với án tù không dưới 20 năm. Độ tuổi trung bình khoảng bốn mươi. Hầu hết là những người cha. Hầu hết sinh ra ở Pháp. Khoảng năm mươi ông bị buộc tội cưỡng hiếp bà Gisèle Pelicot, do chồng bà là ông Dominique Pelicot “dâng bà” cho người lạ. Trong gần 10 năm, người thợ điện 71 tuổi này buổi tối đánh thuốc mê vợ trước khi giao bà cho những kẻ ông liên lạc trên Internet.

Chúng ta đều nói những “quái vật” thật kinh hãi. Nhưng chúng vẫn ở dưới đáy ý thức bị giằng xé, như vùng nước ứ đọng, buồn nôn của nỗi sợ hãi. Những vùng nước này bị khuấy động và những con người bình thường xuất hiện, những con người thật gần gũi, thật giống nhau. Vượt tường. Chính sự giống nhau này đe dọa chúng ta.

Đúng, như tất cả độc giả, tôi kinh hoàng trước sự man rợ gây ra cho người phụ nữ này, bà Gisèle. Tuy nhiên, chúng ta biết bằng chứng này ngay lập tức bị lý trị che đậy để không thể hiểu được những người như chúng ta lại có thể làm những hành vi như vậy mà không hề nhận ra nó ác độc như thế. Hay ngược lại, nỗi đau và niềm vui mà một số người trải qua như một tấm gương? Vậy để họ đi ra phía sau mặt gương, để họ mất đi sự giống nhau với chúng ta, để không có một hình dáng chung, một tình huynh đệ chung, để không thấy chiều sâu của một cơn chóng mặt ghê tởm.

Chúng ta không thể chỉ muốn loại trừ cái ác khỏi bản thân. Chúng ta phải mang trong mình những gì mà người khác giống chúng ta đã phạm phải. Chính ở mức độ này mà văn minh xuất hiện. Khi một số đối tượng nhận thức được tình anh em ngay cả trong đêm tội ác không suy nghĩ, chúng ta phải khiêm nhường và theo dõi những xung lực xấu xa nhất và bình thường nhất của chúng ta.

Nói “quái vật” là cách nói rất xấu hổ để trốn tránh trách nhiệm con người. Trở nên giống như người anh em nhân loại là chống lại những gì làm biến dạng chúng ta khi chúng ta xâm phạm và làm tổn thương người giống chúng ta. Và hãy tự nhắc, một người bình thường đúng nghĩa là người trung thành với phẩm chất nhân loại của mình, với những gì làm mình xứng đáng là con người.

Marta An Nguyễn dịch

Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: Tất cả cùng kết hợp

Vụ hiếp dâm ở Mazan: “Có phải tất cả đàn ông đều có tiềm năng là kẻ hiếp dâm không?”