“Kim chỉ nam” của các cơ quan công quyền theo Đức Lêô nên như thế nào?
fr.aleteia.org, Ban biên tập, 2025-06-22
Antoine Mekary | Aleteia
Trong Năm Thánh Quyền lực các Cơ quan Công quyền tổ chức tại Rôma ngày 21 và 22 tháng 6, với sự tham dự của khoảng 20 đại biểu Pháp, Đức Lêô kêu gọi các chính phủ bám neo vào luật tự nhiên, “kim chỉ nam” không thể thiếu khi đối diện với các thách thức về đạo đức hiện nay. Ngài đề xuất gương Thánh Tôma More đã tử đạo vì lương tâm.
Ngày thứ bảy 21 tháng 6, ngài có bài hát biểu trước khoảng 700 dân biểu và các nhà lãnh đạo chính trị của 68 quốc gia. Tại Phòng ban phép lành ở Vatican, với sự có mặt của Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni và phái đoàn khoảng hai mươi dân biểu Pháp, ngài có bài phát biểu mạnh về nền tảng đạo đức của hành động chính trị.
Theo ngài, điều mà các quyền lực công cộng hướng tới chính là luật tự nhiên. Một luật “không phải do bàn tay con người viết ra, nhưng được công nhận là có hiệu lực ở mọi thời và mọi nơi”, ngài trích dẫn triết gia Cicero thời cổ đại để nhấn mạnh phạm vi phổ quát của luật: “Luật tự nhiên là lý trí đúng đắn phù hợp với tự nhiên, phổ quát, bất biến và vĩnh cửu […] không thể thay đổi hoặc bãi bỏ.” Trong bài phát biểu dài khoảng mười hai phút bằng tiếng Anh, ngài lên án tình trạng bất bình đẳng kinh tế tạo ra những bất công dai dẳng, dẫn đến bạo lực, sớm hay muộn sẽ dẫn đến chiến tranh. Ngài khẳng định: một chính sách công bằng trong phân phối tài nguyên có thể mang lại hiệu quả cho hòa bình. Đi theo bước chân của Đức Lêô XIII, ngài lên án việc tập trung của cải vào tay một số ít người, gây bất lợi cho đa số.
Một điểm mạnh khác trong can thiệp của ngài: quyền tự do tôn giáo, mà các chính trị gia phải bảo vệ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại và chung sống: “Niềm tin vào Chúa, cùng với những giá trị tích cực phát sinh từ đó, tạo nên nguồn gốc vô tận cho lòng tốt và chân lý.”
Thánh Tôma More là mẫu gương
Đức Lêô cảnh báo về việc dùng trí tuệ nhân tạo một cách bừa bãi, ngài nói: “Cuộc sống cá nhân của chúng ta có giá trị hơn bất kỳ thuật toán nào và công nghệ phải là công cụ phục vụ nhân loại.”
Và để tìm được lòng can đảm, các dân biểu có thể trông cậy vào các vị thánh công giáo đã trải qua đau khổ trong các cam kết chính trị của họ. Đức Lêô đề xuất Thánh Tôma More làm gương cho các nhà lãnh đạo chính trị, ngài đã chết như một vị tử đạo vì từ chối từ bỏ lương tâm của mình. Ngài đã biến lương tâm thành biểu tượng cho sự tối cao của chân lý hơn bất kỳ hình thức thỏa hiệp chính trị nào: “Chính trị không phải là nghề nghiệp, nhưng là sứ mệnh phục vụ lợi ích chung.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Chúng ta để những người giúp chúng ta biết Chúa ở địa vị nào?
Em bé hồn nhiên chạy đến ôm chầm Đức Lêô
Đức Lêô và sự hồn nhiêu tự phát của một em bé