“Không thể đi bên lề AI: “Lý do Giáo hội phát triển mô hình AI cho riêng mình”
Họp tại Lộ Đức đầu tháng 4, các giám mục Pháp suy tư về việc tạo một AI cho công giáo, 100% từ nguồn tài nguyên kitô giáo.
Hội đồng giám mục sẽ bắt đầu suy ngẫm để tạo một AI cho chính mình. Ảnh: một giám mục đang dùng điện thoại thông minh trong cuộc họp Thượng Hội đồng ở Rôma. Andreas SOLARO / AFP
famillechretienne.fr, Marie-Elisabeth Desmaisons, 2025-03-18
Không thể đi bên lề trí tuệ nhân tạo. Đây là câu đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt các công cụ của AI tạo sinh như ChatGPT. Ngày nay, 70% người dân trong độ tuổi 15-30 dùng AI mỗi ngày. Cuộc hôn nhân giữa trí tuệ nhân tạo và tôn giáo không chờ lâu và các sáng kiến tràn ngập: AI kitô giáo chiếm phần lớn hình ảnh tôn giáo trực tuyến… Để duy trì quyền kiểm soát các công cụ và tạo các liên minh thực sự, Giáo hội Pháp phát triển mô hình riêng của mình.
Hình minh họa: Hội đồng Giám mục Pháp họp tại Lộ Đức ngày 5 tháng 4 năm 2019
Nguồn tin đáng tin cậy và được xác minh
Giám mục Denis Jachiet, chủ tịch nhóm Đối thoại, Công ích và Tình bạn xã hội của Hội đồng Giám mục Pháp cho biết: “Không quan tâm đến AI thì chúng ta ở bên lề xã hội. Giống như thời phát minh máy in, Giáo hội đã bác bỏ sự đổi mới này với lý do không đủ tính chất kitô giáo.” Vì thế Giáo hội không thể thực hiện bước ngoặt. Thêm nữa, đây là dịp để Hội đồng Giám mục Pháp truyền bá đức tin trong lĩnh vực AI. Một nhóm làm việc đã được thành lập với Dịch vụ Công nghệ Thông tin của Giáo phận Paris (SPI) để nghiên cứu vấn đề và chủ đề sẽ được giải quyết trong Đại hội khoáng đại ngày 3 tháng 4 tại Lộ Đức.
Đối diện với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Vatican cảnh giác trước nguy cơ “thần tượng hóa”
Ông Antoine Couret, thành viên của nhóm làm việc và là người sáng lập công ty khởi nghiệp Allonia, công ty cung cấp cho các công ty cơ hội đào tạo AI cho riêng họ, ông giải thích: “Internet là nơi truyền bá phúc âm, nhưng đôi khi người dùng thấy những phản hồi chưa hoàn toàn nắm vững. Tương tự như vậy, người dùng Internet hiện đang đặt câu hỏi về việc dùng các công cụ như ChatGPT. Những gì chúng tôi cố gắng làm là tạo một mô hình được hỗ trợ bởi 100% các nguồn tài nguyên đáng tin cậy và đã được xác minh của kitô giáo do chúng tôi kiểm soát, để không bỏ sót chỗ trống.”
ChatGPT có linh hồn không? Một cuộc trò chuyện về đạo đức công giáo và trí tuệ nhân tạo A.I.
Một ý tưởng bị nghi ngờ
Một lập luận không làm hài lòng tất cả mọi người: trong bài diễn văn gần đây đăng trên La Croix, nhóm kitô giáo Anastasis đã công khai phản đối ý tưởng này: “Đây là chuyện sùng bái khi cho rằng một AI có thể tổng hợp những điều bí ẩn của cuộc sống.” Nhóm này đưa ra “con đường thứ ba”, con đường của thần học gia, triết gia Jacques Ellul và lý thuyết “phi quyền lực” của ông: “Công việc thiêng liêng không thể đánh giá dựa trên hiệu quả, nhưng chỉ được dựa trên tình yêu và gặp gỡ.”
Theo Giám mục Jachiet, câu hỏi về cuộc gặp gỡ là hiển nhiên: “Chúng ta không tự mình hoán cải khi cô đơn ngồi trước màn hình, chính cuộc gặp sẽ làm mọi thứ. Nếu ai muốn tiếp tục đặt câu hỏi sâu hơn, AI sẽ hướng dẫn họ đến với chúng tôi.” Một quan điểm được ông Antoine Couret, người hiểu các rủi ro chia sẻ: “Điều cần thiết hiện nay là người dùng không nhìn thấy sự nhân cách hóa và thấy họ đang nói chuyện với một cỗ máy. Đây chính là lúc cần phải cảnh giác. Phải khỏe mạnh và nai nịt cẩn thận để được phục vụ tốt.”
Nữ tu Helen Alford: “Giáo hội có thể mở mang tinh thần cho trí tuệ nhân tạo A.I.”
Một phản ánh thu hút người dùng ở cấp độ cao hơn
Trong nhiều năm, Giáo hội đã bắt đầu suy ngẫm để định hình và hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan đến AI, đồng thời tính đến các khả năng mà nó mang lại. Bốn năm trước, Lời kêu gọi Rôma đã kêu gọi các chuyên gia công nghệ phát triển các công cụ này theo cách có đạo đức và có trách nhiệm, nhằm phục vụ lợi ích chung và để bảo vệ con người và môi trường sống. Văn bản này được ký kết dưới sự bảo trợ của Tòa Thánh, Microsoft, IBM, FAO và chính phủ Ý. Ngày 28 tháng 1, Vatican đã công bố thông cáo “Cũ và Mới, Antiqua et Nova”. Ba mươi lăm trang được Đức Phanxicô phê chuẩn, nêu bật những rủi ro của AI và kêu gọi công chúng hành động theo cách “có trách nhiệm và cảnh giác”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đức Phanxicô tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris về AI: “Tình yêu giá trị hơn trí tuệ”
Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia quy định về trí tuệ nhân tạo AI để bảo vệ trẻ em