Đức Phanxicô vào bệnh viện: “Chúng ta đừng chôn quá nhanh những người chúng ta yêu thương”

76

Đức Phanxicô vào bệnh viện: “Chúng ta đừng chôn quá nhanh những người chúng ta yêu thương”

lepelerin.com, Dominique Lang, 2025-02-21

Linh mục Dominique Lang là Linh mục Dòng Mông Triệu viết cho báo Pèlerin.

Giáo dân cầu nguyện trước bệnh viện Gemelli / Alberto Pizzoli / AFP

Giới truyền thông đã hoạt động tất bật kể từ ngày thứ sáu 14 tháng 2 khi Đức Phanxicô vào bệnh viện Gemelli. Cơn sốt của một mật nghị sắp tới được đặt ra. Vì thế trước khi chôn ngài, chúng ta cần giữ thinh lặng một chút!

Đức Phanxicô đã 88 tuổi. Chúng ta thường quên số tuổi của ngài khi thấy ngài hoạt động năng nổ trong các chuyến đi, các sinh hoạt ngoại giao, các buổi lễ kỷ niệm, các buổi dạy giáo lý. Phải nói trong suốt các năm  qua, ngài không… thất nghiệp! Ngài kiên trì thực hiện các cải cách cơ cấu cần thiết để đưa Giáo hội công giáo ra khỏi các vụ bê bối về tài chính và nhân bản, thực hiện một công việc kiệt sức mà các Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài không thể làm xong. Cũng vậy với các nỗ lực cho Thượng Hội đồng, với tiến trình mục vụ bao la để giúp các giáo phận trên toàn thế giới trở nên huynh đệ hơn và ít mang tính hành chính hơn.

Qua sự hiện diện của ngài, toàn thế giới hiểu những năm triều của ngài đã được khẳng định. Đầu gối của ngài không đủ sức nâng đỡ cơ thể của ngài, buộc ngài phải ngồi xe lăn. Đôi khi hơi thở của ngài bị hụt, ngài phải nhờ các cộng sự của ngài đọc các bài diễn văn. Việc ngài vào bệnh viện Gemelli làm tăng lo ngại vì ngài bị khó thở.

Thật xúc động khi thấy các gia đình, các giáo phận, các tu sĩ tự phát cầu nguyện cho ngài trong lúc khó khăn này. Thánh Phaolô đã viết về việc hiệp thông: “Nếu một bộ phận nào trong thân thể bị đau, thì mọi bộ phận khác đều đau theo” (1 Cr 12:25). Vì thế chúng ta phải tôn trọng và im lặng khi tìm hiểu mầu nhiệm cuộc đời của Đức Phanxicô và của tất cả những ai bị bệnh, những ai lớn tuổi.

Các phương tiện truyền thông trên thế giới liên tục loan tin, đây là điều nên duy trì càng lâu càng tốt. Chuỗi thông tin liên tục,  các chuyên gia và nhân viên Vatican cố gắng giải thích các thông tin tuy rất đơn giản nhưng nhiều lúc lại khó hiểu. Đó là cuộc sống của người bệnh. Lại thêm bầu khí cuối triều, từ nhiều năm nay, những người chỉ trích ngài phóng chiếu vào việc bầu giáo hoàng tiếp theo, với nhiều dự đoán bẩn thỉu và các khả năng thay thế không đúng chỗ.

Vì vậy chúng ta phải tôn trọng và im lặng khi tìm hiểu mầu nhiệm cuộc đời của Đức Phanxicô và của tất cả những ai đồng hành với chúng ta khi họ bị bệnh, khi họ lớn tuổi.

Chắc chắn, công việc của các nhà báo rất phức tạp, giải thích các thông tin liên quan đến cuộc đời biểu tượng của Đức Phanxicô là hợp pháp. Chúng ta có vui mừng để hiểu những gì đang xảy ra và sẽ sẽ xảy ra ở Rôma không? Nhưng với thực tế kinh tế của thế giới truyền thông, cuộc chạy đua ai là người đưa tin trước, thông báo một tin bi thảm, đôi khi lại có được sự tôn trọng đầu tiên mà mọi người muốn có. Vì vậy, Jorge Bergoglio cũng có quyền.

Ngày thứ tư 5 tháng 3 năm 2025, chúng ta bước vào Mùa Chay, chúng ta được xức tro để nhắc lại sự mong manh của đời sống con người. Đã đến lúc chúng ta phải ngưng chạy theo tin đồn, tin giả, để chữa lành chứng mê hoặc của các hình ảnh, của sự giận dữ của thế giới.

Trong sứ điệp cầu nguyện cho người bệnh ngày 11 tháng 2 năm 2025, Đức Phanxicô mời gọi chúng ta dự vào “bài thánh ca về phẩm giá con người, vào bài ca hy vọng” của những người bị bệnh, của những người chăm sóc họ. Tiếng nói của họ “vượt phạm vi giường bệnh, phòng bệnh” cổ động cho việc theo đuổi lòng bác ái một cách hài hòa của toàn xã hội, có khả năng mang lại ánh sáng và hơi ấm cho những gì cần thiết nhất.

Marta An Nguyễn dịch

Đức Phanxicô vào bệnh viện tạo các suy đoán về việc ngài từ nhiệm
Đức Phanxicô phản ứng tốt với phương pháp chữa trị, tính mạng của ngài không bị nguy hiểm