Nữ tu Véronique Margron: “Bà Gisèle Pelicot tặng cho chúng ta lòng dũng cảm của bà”
la-croix.com, thần học gia Véronique Margron, Chủ tịch Hội đồng Tu sĩ Pháp (CORREF)
Nữ tu Véronique Margron nhìn lại vụ hiếp dâm Mazan khi Tòa tuyên bố thủ phạm Dominique Pelicot 20 năm tù. Tòa ca ngợi lòng dũng cảm của bà Gisèle Pelicot, liên kết với các nạn nhân dám lên tiếng và làm chứng cho nạn bạo lực tình dục Giáo hội công giáo Pháp phải gánh chịu.
Bà Gisèle Pelicot trước tòa án Avignon ngày 26 tháng 11. CHRISTOPHE SIMON / AFP
Phán quyết đưa ra ngày 19 tháng 12, tuyên bố Dominique Pelicot phạm tội “hiếp dâm vợ nghiêm trọng” trong nhiều năm, kết án ông 20 năm tù. Ông đã đánh thuốc mê vợ và để vợ bị những người đàn ông lạ ông đưa đến để cưỡng hiếp vợ ít nhất 200 lần và quay phim tội ác bẩn thỉu này. 51 người trong số là hàng xóm, nhân viên cứu hỏa, luật sư, công nhân, tài xế xe tải, nhà báo… Các ông “bình thường” này từ 26 đến 74 tuổi. Là một trong hai luật sư của bà Gisèle Pelicot đã nói: “Nếu tất cả đàn ông không phải là người đi hiếp dâm thì những kẻ hiếp dâm này có thể là bất kỳ ai.” Với sự bất hạnh tuyệt đối của bà, một mình bà đã làm nhiều việc nhất trong cuộc chiến chống hiếp dâm hơn tất cả các chính trị gia cộng lại.
Vụ hiếp dâm ở Mazan: “Định nghĩa pháp lý về hiếp dâm phải được làm rõ”
Là tín hữu công giáo, là thần học gia, da thịt của tôi dính đến vụ bê bối khủng khiếp – cũng như bạo lực tình dục trong Giáo hội Công giáo, tôi có thể nói gì đây? Trước hết là ảo tưởng: những kẻ hiếp dâm có thể là bất kỳ người đàn ông nào có đời sống xã hội hoàn toàn bình thường. Chúng tôi muốn họ trở thành những con quái vật dễ nhận biết hoặc người bị bệnh nặng. Nhưng không: họ là những người đàn ông dường như bình thường, đã cưỡng chiếm cơ thể của một phụ nữ trơ trọi, khách quan.
Vụ hiếp dâm ở Mazan: “Có phải tất cả đàn ông đều có tiềm năng là kẻ hiếp dâm không?”
Như một bị cáo cho biết, người chồng có thể làm bất cứ điều gì ông muốn với vợ “của ông”. Tôi tin đây là điểm trọng tâm: trước vấn đề tính dục, trước vấn đề quyền lực. Như trong bạo lực tình dục trong Giáo hội Công giáo, hay trong các trường hợp loạn luân, đó là quyền lực, đó là ảo tưởng mình toàn năng, biến người khác thành đối tượng của mình. Ham muốn thống trị mà tình dục là công cụ.
Bạo lực tương tự trong Giáo hội
Chúng ta có thể hiểu theo lời của nhà xã hội học người Đức Jan Philipp Reemtsma trong quyển Đức tin và Bạo lực về cái mà tác giả gọi là bạo lực “hung hăng”: bạo lực này muốn chiếm hữu cơ thể người khác, xem cơ thể này như con búp bê giẻ rách. Đó là điều ông Dominique Pelicot đã làm với vợ ông, giống như các đồng phạm của ông. Bạo lực tàn bạo tương tự này đang diễn ra trong nhiều tội ác tình dục do các thành viên của Giáo hội Công giáo phạm với trẻ em hoặc người lớn dễ bị tổn thương. Động cơ của các cuộc tấn công và hãm hiếp “người quen” là thống trị và kiểm soát. Tôi e rằng Giáo hội của tôi, cũng như xã hội, vẫn chưa nắm bắt được điều này, nguyên nhân và tác động của nó.
Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: các ông bình thường
Yếu tố thứ hai khiến tôi khó chịu là điều mà triết gia Marc Crépon gọi là “đồng ý giết người thụ động”, lấy cảm hứng từ công thức của văn hào Albert Camus “đồng ý giết người” hay cách để nó xảy ra, chấp nhận bạo lực xảy ra trước cửa nhà mình mỗi ngày. Tất cả đồng phạm, những người thực hiện hành vi sai trái của chính họ, đều để Dominique Pelicot làm việc này và không một ai đi tố cáo ông.
“Sự đồng ý giết người thụ động”
Nhưng toàn bộ môi trường chung quanh cũng tham gia. Dường như không ai lo lắng về tình trạng sức khỏe của bà Pelicot, cơn đau phụ khoa hay bất kỳ triệu chứng nào khác. “Sự đồng ý giết người thụ động” này là câu hỏi dành cho mỗi chúng ta với những người thân yêu, hàng xóm, đồng nghiệp về mặt tình cảm. Chắc chắn bạo lực xảy ra trong Giáo hội Công giáo là như vậy; hầu hết những kẻ tấn công đều được cấp trên, người thân và cộng đồng họ thuộc về bảo vệ, những người này không bị trừng phạt.
Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: Tất cả cùng kết hợp
“Sự đồng ý giết người thụ động” này không phân biệt người có tội và người vô tội, nhưng phản ánh một chiều kích cấu thành việc chúng ta thuộc về thế giới. Chúng ta sống với bạo lực làm chúng ta phẫn nộ, nhưng chúng ta không làm gì để chống lại nó. Triết gia Marc Crépon mô tả nhiều cấp độ: thờ ơ, lương tâm cắn rứt, thụ động, khuyến khích, tham gia. Tác giả không quên tầm quan trọng của ngôn ngữ vì sự tầm thường hóa và uyển ngữ hóa đã hợp pháp hóa bạo lực và góp phần vào sự đồng thuận này. Báo cáo Ciase tiết lộ cũng đề cập đến nó.
Trách nhiệm của việc cứu các nạn nhân
Triết gia Crépon đặt câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể suy nghĩ và sống trong cộng đồng với nguyên tắc đạo đức thiết yếu, rằng mối quan hệ dựa trên trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ và quan tâm mà sự dễ bị tổn thương và tử vong của người khác đòi hỏi ở mọi người, mọi nơi phải đảm nhận trách nhiệm của mình. Chúng ta không thể xem mối quan hệ của mình với người khác ngoài nền tảng trách nhiệm này. Chúng ta có thể run rẩy hy vọng các cộng đồng kitô giáo, nói chung là các nơi thờ phượng phải là những nơi đầu tiên mà nghĩa vụ đạo đức này mang lại hiệu quả, sau không biết bao nhiêu tai họa, tan nát sinh mạng, chết chóc.
Cuối cùng, làm sao chúng ta có thể không nhận ra với tất cả lòng dũng cảm bà Gisèle Pelicot đã chịu ở mức độ khủng khiếp của các tội ác và tác động của những tội ác này. Cũng như chúng ta không nhận ra lòng dũng cảm nổi bật không kém của các nạn nhân bạo lực tình dục trong Giáo hội Công giáo và những nơi khác.
Sự dũng cảm của các nạn nhân
Như triết gia Vladimir Jankélévitch nói, người dũng cảm là người bắt đầu lại. Đây chính xác là những gì bà Pelicot đã làm khi bà nạp đơn khiếu nại và từ chối xử kín. Đây là điều mà mỗi nạn nhân trở thành nhân chứng, họ sẽ làm dù nói hay không nói, họ chiến đấu từng ngày để sống sót và để nó cuộc đời trôi đi. Lòng can đảm đó phải trả giá đắt, không bao giờ tự nhiên mà có. Mỗi lần là mỗi bắt đầu. Đây chính xác là những gì người phụ nữ này làm, mỗi nạn nhân đều được biết đến hoặc không được nhìn thấy ngay cả trong sự thân mật và bí mật về sự tồn tại đầy vết bầm tím và đứng vững của họ. Cần có can đảm để nói, không phải “tôi, tôi”, mà là “tôi cũng vậy”, tôi cũng vậy, me too.
Đây là ngày khai trương, ngày dân tộc này đang được hình thành. Hơn cả sức mạnh ý chí, đó là sự chính trực: không chối bỏ bản thân, nhưng mang theo những gì chúng ta tin tưởng, không phải không sợ hãi, không phải không có giông bão trên biển cả. Sự sợ hãi và lòng dũng cảm luôn đi đôi với nhau, các nạn nhân dạy chúng ta mỗi ngày. Tôi tin từ tận đáy lòng tôi, mỗi người chúng tôi, những người có trách nhiệm trong Giáo hội cũng như trong xã hội chúng ta, chúng ta phải học hỏi can đảm của các ông, các bà này. Bà Gisèle Pelicot, mọi nạn nhân đứng lên như bà đã đứng lên, mang lại cho chúng ta can đảm, trí thông minh của trái tim giúp chúng ta bám neo vào hiện tại để hành động cho một tương lai khác. Một lòng dũng cảm bình thường, ngày qua ngày không biết sẽ thành công hay không, nhưng lại bắt đầu lại.
Những ghê tởm bà Pelicot phải chịu đựng, nỗi đau của nạn nhân bạo lực tình dục là không thể khắc phục được. Nhưng nếu chúng ta sẵn sàng đặt câu hỏi cho bản thân thì có lẽ trách nhiệm chăm sóc là nền tảng của các mối quan hệ xã hội và mọi mối quan hệ cuối cùng sẽ trở nên cấp thiết với chúng ta.
Marta An Nguyễn dịch