Tổng thống Donald Trump sẽ là người công giáo như thế nào?
Đâu sẽ là những điểm đồng ý và không đồng ý giữa Tổng thống Donald Trump và Giáo hội công giáo trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông | © Gage Skidmore
cath.ch, Raphael Zbinden, 2025-01-07
Ngày 6 tháng 1 năm 2025, Quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức việc Tổng thống Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng đâu sẽ là điểm hội tụ và khác biệt trong chính sách của nước này với Giáo hội Hoa Kỳ và giáo huấn Công giáo?
Ngày 6 tháng 1 năm 2021, nước Mỹ đã trải qua một trong những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử. Cuộc tấn công vào Điện Capitol của hàng ngàn người ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump đã làm rung chuyển nền dân chủ Mỹ.
Một sự kiện gây tiếng vang mà nhiều người cho đây là nỗ lực duy trì quyền lực của Tổng thống Donald Trump. Kết quả cuối cùng ông đã đạt được bốn năm sau đó là nhờ ông giành chiến thắng liên tục trong cuộc bầu cử.
Nền dân chủ đang gặp nguy hiểm?
Một số trí thức và các nhà lãnh đạo công giáo trên thế giới lo ngại về sự độc tài lệch lạc của ông.
Dân chủ là hệ thống chính trị được các giáo hoàng ủng hộ ít nhất kể từ những năm 1940. Trong Thông điệp Giáng sinh năm 1944, Đức Piô XII khẳng định: “Dân chủ, hiểu theo nghĩa rộng nhất, thừa nhận người dân là nguồn sức mạnh của Nhà nước… Phẩm giá con người đòi hỏi… con người không chỉ là đối tượng thụ động của đời sống chính trị mà còn phải tham gia tích cực vào chính trị nhiều nhất có thể.”
Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Công đồng Vatican II đã tái khẳng định ý tưởng này, khi lặp lại người công dân phải tích cực tham gia vào đời sống công cộng và chính phủ phải được xác định theo ý chí tự do của người dân.
“Donald Trump nhấn mạnh người nhập cư bất hợp pháp không phải là con người mà là ‘động vật’”
Vì ngoài các sự kiện xảy ra ở Điện Capitol, lối hùng biện chung của Donald Trump đặt ra vấn đề cả ở cấp độ dân chủ lẫn cấp độ giáo huấn kitô giáo. Về cơ bản, tầm nhìn của ông về thế giới và nhân loại không cân bằng. Bà Jennifer Mercieca giáo sư sử học về hùng biện chính trị Mỹ tại Đại học Texas A&M cho biết: “Ông chia thế giới thành ‘chúng tôi’ và ‘bọn họ’, ông dùng những từ ngữ phân chia này để giành quyền lực”. Tháng 9 năm 2024, giáo sư nói với hãng tin Associated Press: “So với một chính trị gia truyền thống, ngôn ngữ ông dùng là ngôn ngữ của một nhà lãnh đạo độc tài muốn phát triển sự sùng bái cá nhân.”
Tình huynh đệ hay “động vật”
Nhiều văn bản huấn quyền, đặc biệt của Đức Phanxicô nhấn mạnh đến khía cạnh bất khả nhượng của phẩm giá con người. Ngài viết Năm 2020, ngài viết trong Thông điệp Fratelli Tutti, Tất cả là anh em: “Những khác biệt về màu da, tôn giáo, khả năng, nơi sinh, nơi cư trú, và nhiều khác biệt khác không thể được ưu tiên hoặc dùng để biện minh cho đặc quyền của một số người trên người khác.”
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump không ngần ngại công khai mâu thuẫn với những nguyên tắc này. Trong cuộc họp mùa xuân năm 2024 ở Michigan, ông nhấn mạnh vào thực tế những người nhập cư bất hợp pháp không phải là con người mà là “động vật”.
Chủ đề về người di cư có thể là vấn đề gây tranh cãi giữa Donald Trump và các giám mục Mỹ | ảnh: Người di cư Trung Mỹ vượt Mêxicô để vào Hoa Kỳ © Jean-Claude Gerez
Một trong những lời hứa bầu cử hàng đầu của Đảng Cộng hòa là trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ. Một viễn cảnh làm các nhà lãnh đạo công giáo vô cùng lo lắng, các Giám mục nhất quyết bảo vệ bảo vệ quyền lợi của người di cư. Đây là chủ đề quan trọng của Đức Phanxicô, ngài thường xuyên kêu gọi tôn trọng phẩm giá của họ. Ngày 23 tháng 12 năm 2024, Tổng thống công giáo Joe Biden giảm án tử hình cho hơn 37 tù nhân liên bang
Được bổ nhiệm làm giám mục Washington ngày 6 tháng 1 năm 2025, Hồng y Robert McElroy cho biết việc trục xuất hàng loạt người nhập cư là “không phù hợp với giáo lý công giáo”. Ngài là nhân chứng đặc biệt cho các hoạt động của chính quyền liên bang. Lời nói của ngài ngày đầu tiên được bổ nhiệm cho thấy tầm quan trọng của chủ đề người di cư của Giáo hội và Nhà Trắng trong những năm tới.
Bất đồng nảy lửa về án tử hình
Án tử hình là một lãnh vực mà Tổng thống Donald Trump và Giáo hội công giáo gặp phải bất đồng sâu sắc. Ông là người bảo vệ tích cực cho án tử hình, tranh luận về vai trò ngăn chặn tội phạm bạo lực, buôn bán ma túy và khủng bố. Các biện pháp do chính quyền của ông thực hiện, bao gồm việc nối lại các vụ hành quyết tại tòa án sau 17 năm tạm dừng, chứng tỏ ông gắn bó triệt để với giải pháp này.
“Donald Trump nhấn mạnh cần xử tử những người phạm tội ác bạo lực”
Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo dạy: “Hình phạt tử hình là không thể chấp nhận được vì nó xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá con người, Giáo hội kiên quyết bảo vệ quyền này, án tử hình phải bị bãi bỏ ở mọi nơi trên thế giới.” Một quan điểm đã được khẳng định trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt với Đức Phanxicô. Tháng 8 năm 2024 ngài lặp lại: “Án tử hình là chất độc của xã hội và không phải là giải pháp, nhưng là bạo lực xảy ra với người vô tội.”
Ngày 23 tháng 12 năm 2024, Tổng thống công giáo Joe Biden đã giảm án tử hình cho 37 tù nhân liên bang, họ được hưởng án chung thân nhưng không có khả năng được ân xá.
Kiểm soát vũ khí
Tổng thống Donald Trump đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xử tử những người phạm tội bạo lực, buôn bán ma túy, khủng bố và giết người hàng loạt.
Tuy nhiên, trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã liên kết với những người vận động hành lang vũ khí. Ông thường phản đối việc tăng cường kiểm soát súng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm tra tình trạng tinh thần của người mua. Các giám mục Mỹ thường xuyên kêu gọi luật pháp phải bảo vệ chặt chẽ hơn trong lãnh vực này.
Hội tụ về vấn đề phá thai
Ngoài những điểm bất đồng, các nhà lãnh đạo công giáo có thể đồng ý với Tổng thống Donald Trump về một số vấn đề như vấn đề phá thai. Một thực hành bị Giáo lý công giáo lên án, theo đó “sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối ngay từ lúc thụ thai” (2270). Việc tự ý chấm dứt thai kỳ bị Đức Phanxicô liên tục chỉ trích, ngài cho đây là việc “thuê sát thủ” giết người.
“Tổng thống Donald Trump liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo”
Khác với các chủ đề khác, không phải lúc nào ông cũng “phò sự sống”, trước khi dấn thân vào sự nghiệp chính trị, ông công khai tuyên bố ông là người ủng hộ lựa chọn. Nhình chung, quan điểm của ông là quan điểm cấm phá thai của Đảng Cộng hòa, trừ trường hợp hiếp dâm, loạn luân hoặc nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Cuối chiến dịch bầu cử năm 2024, ông gợi ý vấn đề này nên được quyết định ở cấp tiểu bang.
Dù có những nhượng bộ, các chính sách và việc bổ nhiệm tư pháp của chính quyền, ông đã thúc đẩy đáng kể chương trình nghị sự ủng hộ sự sống, bao gồm việc chấm dứt các biện pháp bảo vệ liên bang đối với việc phá thai theo Roe v. Wade.
Những ngoại lệ tôn giáo được đón nhận
Vì thế vấn đề không là chủ đề tranh chấp với các giám mục trong những năm tới. Vấn đề tự do tôn giáo cũng vậy. Tổng thống Donald Trump đồng tình với chính quyền công giáo về vấn đề này.
Hồng y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York đọc lời cầu nguyện nhậm chức của Tổng thống Donald Trump | © Flickr Viện Hudson CC BY 2.0
Tờ New Yorker liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho các cá nhân và các nhóm thường tự nhận mình là người bảo vệ quyền tự do nói lên quan điểm tôn giáo của họ.
Chính quyền Trump cố gắng đáng kể để rút lại quy định của Đạo luật Chăm sóc Giá cả thường được gọi là Obamacare, chủ nhân phải trả tiền bảo hiểm tránh thai trong các chương trình bảo hiểm y tế. Các nhóm tôn giáo và chủ nhân, đặc biệt là người công giáo từ lâu đã phản đối quy định này vì lý do đạo đức và tôn giáo. Vì thế họ hài lòng với các biện pháp ngoại lệ của chính quyền Trump.
Hồng y công giáo Timothy Dolan sẽ cầu nguyện trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump ngày 20 tháng 1 năm 2025
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ chính thức nhậm chức. Hồng y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York sẽ đọc lời cầu nguyện ngày nhậm chức, ngài được Tổng thống Donald Trump tin tưởng và đã cầu nguyện trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Trong một phỏng vấn, Hồng y Dolan cho biết ngài đã nói chuyện về các vấn đề đức tin với Donald Trump, người tự cho mình là tín hữu kitô phi giáo phái. Hồng y cho biết, Tổng thống Donald Trump rất xem trọng đức tin của ông. Trong lần nhậm chức năm 2017, Hồng y đã đọc lời cầu nguyện của Vua Solomon trong Sách Khôn Ngoan: “Xin ban cho con Trí tuệ. Con là tôi tớ Ngài, người yếu đuối và tuổi thọ ngắn ngủi, quá yếu đuối để hiểu được các giới luật và luật lệ. Người nào thành công nhất nhưng nếu thiếu Sự Khôn Ngoan Chúa ban thì sẽ chẳng là gì cả.”
Chủ đề của lời cầu nguyện ngày 20 tháng 1 năm 2025 vẫn chưa được biết. Nhưng chắc chắn Hồng y sẽ tìm một văn bản đề nghị Tổng thống đặt đức tin trên lợi ích chính trị của ông.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch