Tiến trình cải cách Giáo triều của Đức Phanxicô tiến triển như thế nào?

16

Tiến trình cải cách Giáo triều của Đức Phanxicô tiến triển như thế nào?

Bảy tự sắc năm 2024. Hầu như đây luôn là những điều chỉnh, con đường cải cách vẫn tiếp tục một cách đầy biến động.

Đền thờ Thánh Phêrô nhìn từ Nhà Thánh Marta | Bohumil Petrik / CNA

acistampa.com, Andrea Gagliarducci, 2024-12-27

Hành động cải cách cuối cùng của Đức Phanxicô là bổ nhiệm Giám đốc Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính, ông cũng giữ chức phó chủ tịch. Một lựa chọn Đức Phanxicô đi lui một bước so với con đường đặc biệt về minh bạch tài chính do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng và đã làm cho quốc tế hài lòng, quay trở lại một cách hiệu quả mô hình dường như đã lỗi thời: mô hình trên danh nghĩa, các chủ tịch nước và các cơ quan quản lý bị lẫn lộn về sự hợp tác trong các cơ quan của Vatican, không hoạt động đầy đủ khi nói đến việc có một cơ cấu hiện đại cho Nhà nước.

Một cách nào đó, quyết định này phản ánh con đường Đức Phanxicô cải cách Giáo triều khởi xướng khi ngài được bầu. Các thể chế đã được thành lập theo thứ tự: một Hội đồng Hồng y, vẫn họp nhưng bây giờ nói về việc áp dụng tính đồng nghị nhiều hơn là về cải cách; hai ủy ban về Viện Công tác Tôn giáo và về cơ cấu kinh tế và hành chính; một hội đồng và một ủy ban tái cơ cấu truyền thông.

Tất cả trước tiên là để góp phần tạo một cơ cấu kinh tế mới cho Tòa thánh, được thực hiện qua các thử nghiệm và qua các sai sót, để qua một bên các con đường cải cách trước đó. Tất cả được đặt vấn đề lại. Quá trình củng cố luật lệ của Vatican cũng đã có nhiều điều chỉnh khác nhau, trong trường hợp này cũng có những bước thụt lùi. Giống như khi quyết định tất cả thẩm phán Vatican có thể làm việc bán thời gian, trong khi các cuộc cải cách và yêu cầu quốc tế yêu cầu ít nhất có một thành viên làm việc toàn thời gian cho Tòa thánh.

Sau cuộc cải cách Giáo triều ra đời gần như bất ngờ năm 2022, hai năm qua Đức Phanxicô đã có những điều chỉnh, làm cho cuộc cải cách thích ứng với các hoàn cảnh mới, không lo đi chệch khỏi con đường đã có lúc bắt đầu.

Trong suốt 11 năm, Tự sắc Motu Proprio trên trang web của Vatican liệt kê 77 điều khoản. Trong số này có những biện pháp tối thiểu, cũng như việc ban hành Nội quy của các cơ quan mới của Vatican. Trong năm qua, chỉ có bảy tự sắc, nhưng chúng rất có ý nghĩa.

Tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô ban hành sắc lệnh liên quan đến các quy định pháp lý tại Thành quốc Vatican. Đó là điều khoản nhắc lại về các biện pháp quản lý, tất cả được dán ở Sân Damaso, trước cửa Bưu điện và Dinh Thống đốc. Tóm lại, không cần thiết phải đợi các điều khoản được công bố trong Acta Apostolicae Sedis (Công báo Tông tòa).

Ngày 28 tháng 2, Đức Phanxicô công bố Munus Tribunalis (Văn phòng Tòa án) sửa đổi luật Tòa án tối cao của Tông tòa Signatura. Vatican News cho biết những thay đổi này là “tối thiểu”, trên hết đó là điều chỉnh từ vựng về thuật ngữ và ngôn ngữ để hài hòa với ngôn ngữ của “tòa chống án” của Vatican với ngôn ngữ được thiết lập với Tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate Evangelium hoặc với cuộc cải cách chung của Giáo triều.

Cuộc cải cách nêu rõ Tông tòa Signatura có thẩm quyền rõ ràng với “các tòa án hình sự quốc gia” do một số Giáo hội địa phương thành lập. Trong nhiều trường hợp, việc sửa đổi các đoạn văn chỉ đơn giản là thay thế từ “Thánh Bộ” trong luật Signatura bằng từ “cơ quan giáo triều”, nhưng đồng thời làm tăng thẩm quyền của nó.

Thuật ngữ “bộ” trước đây bao gồm nhiều cấp khác nhau của các cơ quan giáo triều, và cũng bao gồm các Bộ và Hội đồng Giáo hoàng. Với Tông hiến Praedicat Evangelium, tất cả đều là các bộ, Đức Phanxicô đã thành lập nhiều tổ chức giáo triều mới, phải được đưa vào thẩm quyền của Tông tòa Signatura như văn phòng Tổng Kiểm toán, Hội đồng Kinh tế, Ủy ban Réservé cũng như Văn phòng Nhiếp chính Camerlengo.

Trên thực tế, Camerlengo chủ trì một ủy ban gồm ba hồng y, trong số đó luôn có chủ tịch Hội đồng Kinh tế, nhưng không còn Tông Tòa bên cạnh nữa, đã biến mất trong cuộc cải cách của Đức Phanxicô.

Quả mâm xôi ở Vatican

Vì vậy, cuộc cải cách cũng xác định ai có thể là thành viên của Tông tòa. Với luật năm 2008, các thành viên của Tòa án Tối cao Tông tòa Signatura là một nhóm hồng y và giám mục được Giáo hoàng bổ nhiệm, và cũng là một số giáo sĩ có danh tiếng tốt, tiến sĩ giáo luật và có kiến thức giáo luật đặc biệt. Với cuộc cải cách, từ giáo sĩ được thay thế bằng từ “linh mục” và do đó khả năng trở thành thành viên hạn chế dành cho các linh mục và giám mục, ngoại trừ các lời đối thoại. Đây cũng là trường hợp của Tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate Evangelium, nhưng sự thay đổi này thực sự không được giải thích.

Đúng là Đức Bênêđíctô XVI đã nói rõ trong Hội nghị Omnium in Mentem (Tất cả trong Tinh thần), một phó tế ngay cả khi được thụ phong, cũng không hành động nhân danh Chúa Kitô. Tuy nhiên, cũng đúng là sự thay đổi về thuật ngữ không thể được xem là một hài hòa đơn thuần, nhưng đúng hơn là một hạn chế, trong số những điều đi ngược lại ý tưởng về tính đồng nghị do Đức Phanxicô đưa ra, nhưng phản ánh rất nhiều một thực tiễn.

Ngày 27 tháng 3 năm 2024, Đức Phanxicô công bố một tự sắc khác với những sửa đổi với Luật Hệ thống Tư pháp, các quy định về phẩm giá nghề nghiệp và đối xử kinh tế với các thẩm phán thông thường của Tòa án, văn phòng Cổ động Công lý và Quy định chung của Quỹ hưu trí.

Đây là một điều khoản có ba nhóm quy tắc. Kỷ luật về việc chấm dứt chức vụ thẩm phán được đề cập đến, trong số những điều khác, bằng việc sửa đổi luật về Hệ thống Tư pháp Vatican lần thứ ba. Sau đó, nhóm quy tắc thứ hai, liên quan đến khả năng bồi thường và đền bù trong trường hợp quản lý quy trình không tốt. Và cuối cùng là nhóm quy tắc thứ ba, liên quan đến cách đối xử kinh tế với các thẩm phán, giúp cải thiện hoàn toàn điều kiện của các thẩm phán.

Việc xử lý tài chính với các thẩm phán đã là chủ đề của một điều khoản được đưa ra trước khi có phán quyết trong phiên tòa xét xử về việc quản lý quỹ của Bộ Ngoại giao, trong đó trên thực tế đã phân loại các thẩm phán, mặc dù bán thời gian, trong số các ban, các nhà điều hành.

Đây là những việc làm rõ thủ tục nhưng cũng có những vấn đề gai góc. Chẳng hạn khả năng bổ nhiệm một “phụ tá chánh án” xét xử với chức năng gián tiếp, để “đảm bảo thời gian xét xử hợp lý”, với một điều khoản trên thực tế có nguy cơ làm mất tính hợp pháp của chánh án.

Về vấn đề lương, Quy định chung của Quỹ hưu trí cũng được thay đổi. Và đây là chủ đề cần được hiểu. Gần đây Đức Phanxicô đã bổ nhiệm Hồng y Kevin J. Farrell, người quản lý duy nhất của Quỹ hưu trí, việc trả lương cũng được mở rộng cho những người phục vụ một thời gian ngắn ở Vatican, hoặc chỉ phục vụ một phần thời gian. Có thực sự có một cuộc khủng hoảng trong Quỹ Hưu trí, hay các biện pháp đang được khắc phục tình trạng đỏ trong các bộ phận tài chính khác của Vatican, rút ra từ chính quỹ hưu trí không?

Cuối cùng, có một tự sắc không liên quan đến Giáo triều Rôma nhưng liên quan đến giáo phận Rôma. Với Vẻ đẹp Đích thực, ngày 1 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô đã can thiệp vào cơ cấu của giáo phận Rôma, bãi bỏ khu vực trung ương.

Một quyết định được cho là phản ứng mục vụ với sự phân chia giữa trung tâm lịch sử và vùng ngoại vi. Trung tâm lịch sử được “tích hợp” vào sự năng động của các vùng ngoại vi, để – như được giải thích trong tự sắc – thúc đẩy sự thống nhất lớn hơn trong việc quản lý mục vụ và làm cho trung tâm lịch sử trở nên dễ tiếp cận hơn cho tất cả tín hữu trong Giáo phận, không chỉ những người hành hương và khách du lịch.

Đó là đòn giáng mới nhất vào giáo phận Rôma, trong năm qua đã chứng kiến ba phụ tá rời đi, trong một số trường hợp không được thay thế bằng các phụ tá khác mà bằng các đại diện giám mục, và giáo phận này đã được Đức Phanxicô cải cách cơ cấu một cách sâu sắc.

Do đó, ngay cả giáo phận của Đức Giáo hoàng cũng trở thành một phần của một cuộc cải cách tổng thể, trên thực tế, đã phá bỏ các cơ cấu cũ. Tuy nhiên, các cấu trúc mới được thực hiện qua các thử nghiệm và qua các sai sót. Với những bước đi tới và những bước đi lui. Đây là cách thực hiện cuộc cải cách của Đức Phanxicô.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch