Năm 2025 sẽ mang lại điều gì cho Giáo hội?

29

Năm 2025 sẽ mang lại điều gì cho Giáo hội?

catholicworldreport.com, Christopher R. Altieri, 2025-01-03

Ba câu chuyện và ba lời tiên đoán về Năm 2025

Ianus bifrons – Janus hai mặt – là vị thần La Mã của không gian danh nghĩa, cánh cổng, khởi đầu và kết thúc cũng như các chuyển tiếp nói chung. Một số suy nghĩ về tháng 1 dương lịch theo ý nghĩa từ nguyên của thuật ngữ này: ba câu chuyện và ba lời tiên đoán cho năm 2025 của Giáo hội.

Đây sẽ là một năm đặc biệt nhưng không phải vì các lý do chúng ta mong đợi khi chỉ đọc những dòng tít trên các trang Vatican.

Sự bách hại các tín hữu kitô (đặc biệt ở Thánh Địa)

Cuộc chiến ở Gaza sẽ cạn kiệt và hậu quả của cuộc nội chiến ở Syria kéo dài 14 năm sẽ ngày càng gia tăng. Cộng đồng kitô hữu thiểu số ở Gaza sẽ bị chèn ép và đè bẹp từ mọi phía, trong khi cộng đồng kitô giáo thiểu số lớn hơn ở Syria (chiếm 10% dân số trước chiến tranh) sẽ không chỉ phải đối diện với sự đối xử tàn bạo, họ có thể là nạn nhân của một hệ thống ngược đãi xứng đáng với hành vi của Décia hoặc Diocletian.

Vai trò của Giáo hội công giáo sẽ rất quan trọng ở cả hai nơi và trên toàn khu vực, đặc biệt vì sự hiện diện mạnh mẽ của Giáo hội ở cả hai nơi như một lực lượng xã hội vượt xa tầm ảnh hưởng của mình.

Ở Syria, tín hữu kitô đang gặp khó khăn vì họ có xu hướng ủng hộ chế độ vừa bị lật đổ của Tổng thống Bashar al-Assad. Sự ủng hộ của tín hữu kitô dành cho Assad không phải là kết quả của sự đồng cảm cá nhân đối với tính cách quái dị hay mối quan hệ tư tưởng với Đảng Baath của ông nhưng là kết quả của sự cần thiết có tính toán trong một tình huống bất khả thi.

Gia đình Assad, cai trị Syria trong hơn nửa thế kỷ sau cuộc đảo chính quân sự năm 1970, thuộc về một nhóm thiểu số tôn giáo-sắc tộc hồi giáo shiite được gọi là chủ nghĩa Alawism, với người Alawite chiếm từ 10 đến 12% tổng dân số Syria, bằng với những người theo Thiên Chúa giáo.

Phiên bản ngắn của một câu chuyện lâu đời và phức tạp không thể rút gọn là: Syria chủ yếu là người hồi giáo dòng Sunni, nhưng dân số rất đa dạng và cơ cấu xã hội là một sự đan xen phức tạp giữa các chủ đề gia đình, tôn giáo, tất cả đều có trọng lượng và mục đích chính trị.

Sự phức tạp của tình hình ở Syria nói riêng – nhưng không chỉ liên quan đến thiểu số Alawite – minh họa một cách nổi bật và phù hợp nhu cầu mà các tín hữu phương Tây cần biết và hiểu: sức mạnh ý chí và bí quyết để duy trì Vatican ở mức khả năng giải quyết tối thiểu, sức lôi cuốn – theo nghĩa hiện tại của thuật ngữ này – để trấn an một nhóm tín hữu đang bị ảnh hưởng nặng nề và hoàn toàn kiệt sức.

Cụ thể, cuộc sống của người Syria thật khó khăn, tàn bạo không thể chịu đựng được với đa số người dân Syria thuộc mọi nguồn gốc dân tộc và tôn giáo. Và họ đã sống như thế hơn một thập kỷ. Viện trợ quốc tế sẽ rất cần thiết cho bất kỳ hoạt động tái thiết nào, nhưng nói thì dễ hơn làm. Các cường quốc lớn trong khu vực và toàn cầu như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Iran đều quan tâm.

Mọi thứ sẽ không trở nên tốt hơn chỉ sau một đêm và chúng có thể bị xấu hơn với một số người trước khi chúng trở nên tốt hơn.

Kiến tạo đại kết (hướng về Ukraine)

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến xâm lược bất hợp pháp của Nga ở Ukraine, nhưng không ai ở phía Ukraine trong cuộc xung đột đẫm máu và tàn khốc này mong chờ một giải pháp thành công hoặc thỏa đáng tối thiểu từ Tổng thống Trump, người rất ngưỡng mộ nhà độc tài Nga Vladimir Putin.

Con mắt của toàn thế giới sẽ đổ dồn vào Ukraine, nhưng vì một loạt lý do chỉ liên quan chút ít đến động cơ văn hóa sâu xa hơn của câu hỏi văn minh vĩ đại đang bị đe dọa, đó là: Giáo hội Thiên chúa giáo nào sẽ đại diện cho kitô giáo Ukraine?

Hầu hết người Ukraine theo Chính thống giáo, nhưng Chính thống giáo ở Ukraine bị phân tán với một số phe phái chạy qua Chính thống giáo Nga và một số khác chạy qua Chính thống giáo Ukraine, nói chung họ dựa theo đường đứt gãy ngăn cách Constantinople và Matxcơva.

Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina có thể tự khẳng định là tiếng nói thống trị của kitô giáo Ukraina. Nếu điều này xảy ra (và có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này đã xảy ra dưới sự lãnh đạo thận trọng của Tổng giám mục trẻ Sviatoslav Shevchuk đầy nghị lực của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine, như thế  hậu quả về mặt địa chính trị và đại kết sẽ rất đáng kể.

Mật nghị

Khả năng sẽ có mật nghị ngày càng tăng – mọi người đều biết – và ai cũng biết sẽ không có ứng cử viên nào được ủng hộ rõ ràng trong mật nghị tiếp theo.

Thông thường, trong bất kỳ mật nghị nào luôn có các khối cử tri, nhưng cuộc bầu cử chọn người kế nhiệm Đức Phanxicô đặc biệt ở sự phân mảnh của Hồng y đoàn, có thể đo lường được và vô cùng lớn hơn sự khôn ngoan mà ưu thế dường như có thể biện minh hoặc thậm chí đạt được.

Dư luận đã nói nhiều về việc các hồng y ít biết nhau, các nhà quan sát Vatican ít nói về sự chia rẽ và các thù nghịch trong các phe phái hồng y.

Ngay cả các hồng y “tự do”, những người tự nguyện đi theo Đức Phanxicô cũng khá mệt mỏi với phương thức cai trị “Buenos Aires trên Rôma” kể từ tháng 3 năm 2013. Về phần các hồng y “bảo thủ”, họ đồng ý với nhau về những gì sai hơn là những gì đúng. Có sự phân chia và chia rẽ trong trong mỗi nhóm, đến mức có những nhóm phân chia trong Hồng y đoàn. Các hồng y họp để bầu ứng viên sẽ được chia theo các quan điểm khác nhau: “Những ưu tiên của người đứng đầu thế giới của Giáo hội là gì?. Đó chỉ là một trong những câu hỏi có số ý kiến ít nhất gấp ba lần số lượng cần có.

Thêm vào sự khó khăn và phức tạp của nhiệm vụ là công việc chưa xong của Đức Phanxicô.

Đức Phanxicô sẽ để lại hai vấn đề quan trọng cho người kế vị: cải cách công lý giáo hội và văn hóa lãnh đạo chung trong Giáo hội, cải cách tài chính của Vatican. Những vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau, quan trọng và cấp bách.

Không nhất thiết phải nghĩ Đức Phanxicô đã đạt được tiến bộ thực sự trên mặt trận này hay mặt trận kia (hoặc cả hai), hoặc ngài đã làm cho vấn đề này hay vấn đề kia trở nên tệ hơn. Ngài vẫn chưa giải quyết được những vấn đề này và sẽ không giải quyết được chúng cho đến khi rời nhiệm sở. Nhiệm vụ có thể quá lớn với một người, nhưng quan sát này là không đáng kể. Mục tiêu ở đây là đánh giá tình trạng đạo công giáo để tìm hiểu tình hình này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chương trình của các hồng y cử tri.

Các hồng y sẽ phải xác định mình trước khi lựa chọn ứng viên.

Ứng viên tiếp theo sẽ cần có kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn Đức Phanxicô, kỹ năng xây dựng đội ngũ và hành chính vững vàng để phục hồi bộ máy chính quyền trung ương của Giáo hội, bí quyết quản lý để duy trì Tòa thánh trong những tình huống ngoại giao và chính trị khó khăn, một sức mạnh ý chí và bí quyết để duy trì Tòa thánh và Vatican ở mức khả năng điều khiển tối thiểu, sức lôi cuốn – theo nghĩa hiện tại của thuật ngữ này – để trấn an tín hữu đã bị thử thách gian nan và hoàn toàn kiệt sức.

Điều quan trọng nhất là người kế tiếp không có một bộ sườn nào trong tủ của mình, và đó là một nhiệm vụ khó khăn.

Christopher R. Altieri là nhà báo, phó tổng biên tập Báo cáo Thế giới Công giáo, Catholic World Report. Tác giả của nhiều quyển sách trong đó có quyển Đọc Tin tức mà không đánh mất đức tin (Without Losing Your Faith, 2021)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch