Lần đầu tiên một phụ nữ lãnh đạo một Bộ tại Vatican. Vì sao lại là bây giờ?

18

Lần đầu tiên một phụ nữ lãnh đạo một Bộ tại Vatican. Vì sao lại là bây giờ?

americamagazine.org, Colleen Dulle, 2025-01-07

Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình của Thượng Hội đồng về tính đồng nghị phát biểu trong cuộc họp báo tại Vatican ngày 14 tháng 03 năm 2024 về các nhóm nghiên cứu của Thượng hội đồng. Nữ tu Dòng Truyền giáo Consolata Simona Brambilla, Bộ trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ. (Ảnh CNS/Lola Gomez)

Ngày 6 tháng 1 năm 2025, Đức Phanxicô đã phá vỡ một trong những lớp kính màu của Vatican khi ngài bổ nhiệm Nữ tu Ý Simona Brambilla đứng đầu Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ của Giáo triều Vatican. Sơ sẽ là người có quyết định hàng đầu của Bộ, đây là chức vụ chiến lược vì chưa có phụ nữ nào đứng đầu bất kỳ văn phòng nào của Vatican. Chức vụ cao nhất của một phụ nữ trong Giáo triều là thư ký dưới quyền. Chỉ có hai phụ nữ nắm giữ vị trí này là: Sơ Alessandra Smerilli, F.M.A., thư ký của bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện được bổ nhiệm năm 2021 sau một thời gian làm thư ký tạm thời; và Sơ Simona Brambilla, Thư ký Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ năm 2023.

Hiện có thêm một số phụ nữ khác giữ chức phó thư ký, vai trò số ba trong các Giáo triều Vatican.

Phỏng vấn Nữ tu Brambilla

Xin Sơ cho biết công việc của Sơ là gì, Thế nào là một Bộ?

Nữ tu Simona Brambilla: Tôi phụ trách Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ. Đây là Bộ giám sát các dòng tu – như Dòng Tên và các “học viện” tương tự trong Giáo hội.

Với tư cách Bộ trưởng, tôi sẽ là người ra quyết định chính trong Bộ. Đây là sự kiện quan trọng vì chưa có phụ nữ nào giữ chức vụ quản lý ở bất kỳ văn phòng nào tại Vatican. Chức vụ cao nhất mà phụ nữ nắm giữ là thư ký, đây là chức vụ thứ hai sau Bộ trưởng. Chỉ có hai phụ nữ giữ chức vụ này: Nữ tu Alessandra Smerilli, F.M.A., thư ký của bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện được bổ nhiệm năm 2021 sau một thời gian làm thư ký tạm thời; và tôi, được bổ nhiệm làm thư ký của Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ năm 2023.

Giáo triều La Mã là gì?

Tổ chức của Vatican được chia thành hai phần: Giáo triều La Mã và Thành quốc Vatican. Thành quốc giải quyết các vấn đề bên trong Thành phố Vatican: các văn phòng lập kế hoạch sự kiện, văn phòng phụ trách Đền thờ Thánh Phêrô, Cảnh sát, Bảo tàng Vatican, v.v. Phụ nữ thường nắm quyền ở Thành quốc dễ hơn là ở Giáo triều, nơi mà chức linh mục được cho là trọng tâm trong các chức vụ chính thức, chẳng hạn người đứng đầu Bảo tàng Vatican là bà Barbara Jatta.

Giáo triều La Mã xử lý các vấn đề “Giáo hội” như giáo lý, giáo sĩ và đời sống tôn giáo, bao gồm cả Văn phòng Quốc vụ khanh, nơi phụ trách các nhà ngoại giao (sứ thần) của Vatican. Khi nói về việc phụ nữ nắm giữ các vai trò quan trọng trong các Bộ, chúng tôi thường nói đến các chức vụ quan trọng trong Giáo triều.

Vì sao điều này không xảy ra trước đây?

Trước năm 2022, một phụ nữ không thể đứng đầu một Bộ, nhưng với tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate Evangelium, Đức Phanxicô đã cải tổ việc quản lý Giáo triều. Ngoài việc đơn giản hóa đặt tên cho các văn phòng (biến tất cả thành “Bộ”), ngài đã thay đổi quy tắc để những người không phải là linh mục, giám mục được điều hành các văn phòng của Vatican, vì thế lần đầu tiên mở ra các vị trí hàng đầu cho phụ nữ.

Bộ Truyền thông, được thành lập vào năm 2018, là một ngoại lệ: Bộ này vẫn do nhà báo Paolo Ruffini đứng đầu kể từ ngày thành lập.

Kể từ khi Tông hiến “Praedicate Evangelium” có hiệu lực, các quan sát viên đã chờ để xem khi nào Đức Phanxicô bổ nhiệm một giáo dân làm bộ trưởng. Lý do vì sao phải mất hai năm rưỡi kể từ khi cải cách hiến pháp mới bầu một giáo dân vào chức vụ này, có thể là do sự phản kháng nội bộ, điều mà Đức Phanxicô đã nói trước đây khi ngài đối diện với việc bổ nhiệm phụ nữ.

Việc bổ nhiệm Nữ tu Brambilla có thể làm cho một số người ở Vatican nhíu mày, đặc biệt vì đây là lần đầu tiên một Hồng y, Hồng y Ángel Fernández Artime cựu bề trên Dòng Salêdiêng, sẽ phục vụ với tư cách là phó giám đốc dưới quyền Sơ Brambilla.

Phó giám đốc là gì?

“Phó giám đốc” là chức danh trước đây được dùng để nói về một người không phải là hồng y đứng đầu một Bộ, một chức vụ đã được đơn giản hóa trong cuộc cải cách năm 2022. Sau cuộc cải cách này và trước khi bổ nhiệm Sơ Brambilla, thuật ngữ này chỉ dùng để mô tả hai viên chức cấp cao nhất trong Bộ Truyền giáo, và được dùng vì chính Đức Phanxicô là người đứng đầu bộ.

Việc dùng thuật ngữ này trong trường hợp Hồng y Artime là bất thường. Một số người cho rằng Hồng y được bổ nhiệm làm Phó giám đốc vì một số vấn đề giáo luật đòi hỏi phải có hành động của một Giám mục, dù quyền hạn của Thánh chức và quản trị là riêng biệt trong hiến pháp Giáo triều, nhưng chúng vẫn đan xen vào nhau ở nhiều địa hạt trong giáo luật. Có khả năng trong những ngày sắp tới, Vatican sẽ giải thích thêm.

Những văn phòng nào khác của Vatican có thể do phụ nữ đứng đầu trong tương lai?

Sau cuộc cải cách hiến pháp năm 2022, hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý phụ nữ có thể lãnh đạo hầu hết các văn phòng của Vatican ngoại trừ Bộ Giáo sĩ và Bộ Giám mục. Điều bất ngờ là năm 2022, lần đầu tiên Đức Phanxicô đã bổ nhiệm phụ nữ làm thành viên Bộ Giám mục, trao cho họ tiếng nói trong việc chọn các  ứng viên để giới thiệu cho ngài.

Sơ Simona Brambilla sẽ đứng đầu Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ, từ lâu được cho là một Bộ nên để phụ nữ điều hành, vì phần lớn các thành viên của các Dòng hoặc Đời sống tu trì trên khắp thế giới là phụ nữ.

Cũng vậy, hầu hết giáo dân trong các giáo xứ là phụ nữ, vì vậy Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống thường được nhắc đến trong số những bộ có thể do một phụ nữ đứng đầu trong tương lai. Ngay sau khi cải cách hiến pháp năm 2022, Hồng y Kevin Farrell, người đứng đầu bộ đã nói với trang America: “Tôi nghĩ tôi có thể là giáo sĩ cuối cùng phụ trách Bộ này.”

Marta An Nguyễn dịch

Lần đầu tiên Đức Phanxicô bổ nhiệm một phụ nữ đứng đầu một Bộ