Đứng trước thuyết âm mưu, “quản lý” với điều bất định
Nhà tâm lý học Jacques Arènes lưu ý, sự rời rạc của thế giới có thể nuôi dưỡng một dạng nghi ngờ có hệ thống đôi khi dẫn đến thuyết âm mưu. Để đối phó với vấn đề này, ông đề nghị chúng ta xem xét lại mối quan hệ của chúng ta với điều bất định.
lavie.fr, Jacques Arenes, 2022-10-26
Một thế giới của những lựa chọn. Vì sao ‘thế giới’ chúng ta lại trở nên như thế này? Tôi đã đề cập chủ đề liên quan đến thuyết âm mưu và mối quan hệ của nó với thực tế. Một câu hỏi khó: tại sao một số người trong chúng ta không còn tin vào điều hiển nhiên, hoặc không còn tin tưởng vào những gì thông thường của con người?
Hôm nọ tôi đợi tàu điện ngầm ở một quận nghèo nàn và bị bỏ hoang của Paris mà tôi biết rõ. Một ông lớn tuổi – ông bằng tuổi tôi và có lẽ là người gốc Bắc Phi – đã nói với tôi theo kiểu buông xuôi cho định mệnh. Tàu điện ngầm đông đúc và ông nhấn mạnh cho tôi, điều mà tôi cũng thấy, rằng lịch tàu chạy đã thành khó khăn từ khi có cách ly. Vào lúc này, các tàu điện ngầm thường đông đúc.
“Chẳng có gì chạy, nó được làm theo lệnh”
Trông ông buồn vô hạn. Ông nói nhỏ với tôi: “Càng ngày càng tệ”. Không có gì hoạt động và nó được làm theo lệnh. Nó được họ muốn. Bằng cách đó, những kẻ cực đoan sẽ sớm nắm quyền, và những người cai trị chúng ta, họ muốn như vậy.”
Chắc chắn đó là lời của một ông già cay đắng, nhưng cần phải lưu tâm.
Sự tuyệt vọng thầm lặng này cần được tôn trọng. Vì ông không phải là người duy nhất và tôi đã từng nghe điều đó. Chắc chắn đó là điều quá đáng, nhưng cái gì là “thực”, nghĩa là hữu hình, sờ thấy được, gần như có thể đánh giá được, đó là bề dày của sự nghi ngờ, và từ đó là nỗi khổ của nhiều người trong chúng ta. Ông già này đã đặt cuộc sống của ông ở đất nước chúng ta và cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bị bỏ rơi. Thuyết âm mưu nuôi dưỡng loại ấn tượng bị loại trừ này. Chúng ta đã tin vào nó và chúng ta không còn tin vào nó nữa.
Chúng ta không còn tin vào những diễn văn nói đến những gì chúng ta đang trải qua, các bài diễn văn thường bao gồm việc đưa ra những quyết định không chắc chắn hoặc bình luận về chúng theo nhiều cách. Một bài tiểu luận được dịch gần đây của một nông dân Mỹ, ông cũng là triết gia, kể lại một cách khéo léo qua nhiều từ ngữ bao quanh và làm chúng ta bối rối.
“Hiện tại, ở Hoa Kỳ và phần lớn phần còn lại của thế giới, hầu hết các bối cảnh văn hóa còn tồn tại là một mớ lộn xộn của những ký ức địa phương phá sản, những âm mưu trục lợi, những chương trình ngu đần, những tưởng tượng bâng quơ, thông tin sai lệch và những sự kiện không mạch lạc ngày nay được gọi là thông tin” (Wendell Berry, Tại sao tôi không mua máy tính, Pourquoi je n’achèterai pas d’ordinateur, nxb. Actes Sud, trang 11).
Sự ngờ vực khi đối diện với thông tin hỗn loạn
Thông tin hỗn loạn xuất phát từ giới chính trị và gia tăng công cụ truyền thông, thể hiện nhiều lợi ích và ảnh hưởng khác nhau, tạo sự ngờ vực vào các quyết định dính đến chúng ta mà tầm quan trọng của chúng phụ thuộc nhiều vào cách họ cho chúng ta biết và họ chỉ thông tin mức độ liên quan thực sự của nó.
Việc những quyết định không chắc chắn này là điều dễ hiểu. Chính trị là việc quản lý của sự không chắc chắn. Một số triết gia đã dùng thuật ngữ “oái oăm” để chỉ nghệ thuật chính trị. Heterotelia có nghĩa là chúng ta không bao giờ đạt được mục đích mà chúng ta đặt ra cho chính mình, vì thực tế rất phức tạp và vì chúng ta làm những gì chúng ta có thể với các sự kiện và với những sự cố trong lĩnh vực này (như Thánh Phaolô đã nói, việc tôi muốn làm thì tôi không làm, việc tôi không muốn làm thì tôi làm).
Nhưng “quản lý” sự bất định cần khiêm tốn và cả lòng dũng cảm… Không nói quá và không huyênh hoang. Hay đơn giản nói khi mình bị lầm, dành thời gian lắng nghe mọi người, quay lại và nhận ra điều mình đã khẳng định một cách gần đúng. Tất cả điều này chỉ có ít. Nhưng nó lại mang lại sự tự tin.
Khiêm tốn hơn
Nghe có vẻ ngây ngô nhưng các bậc cha mẹ biết rõ điều này, trong mọi trường hợp “tốt nhất”, biết nhận lỗi của mình trước con cái, xin tha thứ, không phải lỗi lầm của những người từ mấy thế hệ trước, nhưng lỗi do mình đã không làm hoặc làm không đúng…
Nếu chúng ta muốn có được lại niềm tin của những gì chung quanh chúng ta, của những quyết định đã làm, những thể chế chạy việc hay không, mà còn vào những gì chúng ta dựa vào sâu sắc nhất – những dữ liệu khoa học, tình trạng của những gì chúng ta cần và những gì chúng ta thiếu, thực phẩm, năng lượng hoặc không khí trong sạch – trước tiên chúng ta cần khiêm tốn hơn.
Tất cả những người gằn mạnh, trịnh trọng, những người tố cáo, những người áp đặt sự thật bằng sức mạnh, dù nghèo nàn, nhưng họ phải suy nghĩ đến những thiệt hại họ tạo ra. Không ai tin vào đó nữa, và nhiều người cảm thấy mình bị bỏ rơi. Cứ nói dông dài lý thuyết, chúng ta đã bỏ qua một bên hành động giản dị, khiêm tốn hàng ngày…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch