Đồng cảm và bác ái khác nhau như thế nào?

72

Đồng cảm và bác ái khác nhau như thế nào?

fr.aleteia.org, Mounica Munoz, 2024-09-26

Chúa Giêsu chưa bao giờ dùng từ “đồng cảm”, một danh từ ngày nay chúng ta dùng rất nhiều, nhưng Chúa xin chúng ta có lòng bác ái với người anh em, đặc biệt với những người yếu đuối nhất, vì thế chúng ta nên phân biệt hai danh từ này để làm theo ý Chúa.

Khi chứng kiến một cảnh đau đớn, khi xem một video buồn trên  mạng, chúng ta đồng cảm, chúng ta khóc, chúng ta ấn nút “like” chia sẻ… Thái độ này có thể gọi là đồng cảm, đồng cảm là khả năng đặt mình vào địa vị người khác để cảm nhận những gì họ cảm nhận. Đó là điểm khởi đầu để đặt mình vào địa vị người anh em và cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta được mời gọi để đi xa hơn thế.

Các tổ chức từ thiện Kitô giáo

Sách Giáo lý Giáo hội công giáo định nghĩa: “Bác ái là nhân đức đối thần qua đó chúng ta kính Chúa trên hết mọi sự, sau đó là yêu người như mình vậy.” Thiên Chúa mời gọi chúng ta yêu thương người anh em nhưng không đơn thuần chỉ là thiện tâm. Tình yêu này là một tình yêu đòi hỏi, là thước đo của Chúa Kitô, Ngài truyền cho chúng ta một điều răn mới “yêu cả kẻ thù” Rm 5:10, Mt 5:44, Lc 10,27-37, yêu thương trẻ em Mc 9, 37 và người nghèo như Ngài đã yêu Mt 25 , 40, 45.

Nếu Chúa Kitô đã chết trên thập giá thì những ước muốn vô trật tự của chúng ta cũng phải chết, và nhất là chúng ta phải yêu các việc thiện tốt lành, Thánh Giacôbê đã nói: “Hỡi anh em, nếu có ai xưng mình có đức tin mà đức tin không thực hành thì có ích gì? Đức tin có thể cứu được chúng ta không? Nếu có người anh em không có gì để ăn, không có gì để mặc, nếu chúng ta không cho họ ăn, cho họ mặc thì có ích gì? Vì vậy, nếu đức tin không được thực hiện, thì đó là đức tin chết” (Ga 2, 15-17). Vì nếu đồng cảm là điều tốt thì bác ái còn tốt hơn nữa.

Marta An Nguyễn dịch

Bác ái: đức tính cần thiết để phát triển đời sống thiêng liêng