Công nghị 2024, cuộc đảo chính của Đức Phanxicô

136

Công nghị 2024, cuộc đảo chính của Đức Phanxicô

mondayvatican.com, Andrea Gagliarducci, 2024-10-07

Đức Phanxicô sẽ phong 21 tân hồng y trong Công nghị ngày 8 tháng 12 năm 2024, nâng số hồng y bầu mật nghị lên 141 hồng y, con số này sẽ giảm đáng kể vào năm 2025, khi 13 hồng y sẽ trên 80 tuổi. Tuy nhiên, Công nghị lần thứ 10 này của Đức Phanxicô đưa ra một số chỉ dẫn không thể bỏ qua.

Những dấu hiệu này liên quan đến:

– thành phần Hồng y đoàn;

– cách điều hành của Đức Phanxicô;

– hoạt động thay đổi câu chuyện diễn ra trong triều giáo hoàng này.

Với công nghị này, chúng ta ở trong một tình trạng đảo ngược các quan điểm, một “cuộc đảo chính” đã hoàn thành công việc của nó. Cho đến nay, các giáo hoàng luôn vạch ra đường lối cho guồng máy của họ, xây dựng Hồng y đoàn bằng cách xem xét tình hình chung và cân bằng các tầm nhìn. Mối quan tâm chính của họ là sự hiệp thông trong Giáo hội, điều này làm cho các giáo hoàng sẽ có những lựa chọn nào đó với người khác.

Còn Đức Phanxicô, ngài đã chấp nhận quan điểm của một thiểu số trong Giáo hội – phải thừa nhận là họ ồn ào và công khai. Khi hiểu thiểu số này không có cùng quan điểm với ngài, ngài tiến hành các hoạt động của ngài một cách rõ ràng, loại bỏ đa số khỏi các vị trí chỉ huy một cách hiệu quả.

Hướng tới mật nghị tiếp theo

Hồ sơ của 21 tân hồng y cho thấy đường hướng này. Không ai trong số họ có thể có một vị trí nào khác ngoài vị trí trong triều giáo hoàng của ngài. Ngược lại, một số người luôn tỏ lòng trung thành của họ với giáo hoàng vì thuận tiện, vì ý thức hệ hoặc đơn giản vì họ mang tính mục vụ hơn là cai trị.

Đức Phanxicô đã đặt tân hồng y Angelo Acerbi, 99 tuổi lên đầu danh sách. Ngài là người duy nhất sẽ không bỏ phiếu trong mật nghị vì đã 99 tuổi. Là nhà ngoại giao lão luyện, ngài là Giám mục danh dự của Quân đoàn Tối cao Malta và có thể xem như một thông điệp Đức Phanxicô gởi đến Dòng này. Ngài đề cấp những người trung thành, và cuộc cải cách mạnh mẽ ngài yêu cầu Dòng Malta đã mang lại nhiều khó khăn cho ngoại giao nhân đạo hiệu quả nhất thế giới này.

Không có gì ngạc nhiên khi Tổng giám mục Pêru Carlos Mattasoglio, giáo phận Lima được phong hồng y, Đức Phanxicô kêu gọi có một thay đổi ở tổng giáo phận bị cho là bảo thủ. Tổng giám mục Santiago của Chi-lê, Fernando Chomali cũng được phong hồng y. Đức Phanxicô khen thưởng Ecuador, không phải nhìn vào thủ đô Quito nhưng nhìn vào Guayaquil và ngài trao mũ đỏ cho Tổng Giám mục Luis Gerardo Cabrera Herrera. Tổng giám mục Porto Alegre, Jaime Spengler, cũng sẽ nhận được chiếc mũ đỏ.

Điều đáng chú ý là việc bổ nhiệm Tổng Giám mục Vicente Bokalic Iglic của Santiago del Estero, Đức Phanxicô đã nâng lên hàng hồng y trong giáo phận nguyên thủy của Argentina. Quyết định của ngài chọn Santiago del Estero làm trụ sở chính của Argentina dường như là một hoạt động nhằm thay đổi cán cân quyền lực hoặc một hoạt động đền bù. Trên thực tế, Santiago del Estero thậm chí còn không tồn tại với tư cách là một giáo phận khi giáo phận đầu tiên ở Argentina được gọi là Córdoba và Tucuman. Điều này biểu thị mong muốn của Giáo hoàng muốn viết lại lịch sử và hợp pháp hóa nó.

Sau đó, ngài phong chức hồng y cho Tổng giám mục Baldassarre Reina (phó đại diện giáo phận Rôma) và bổ nhiệm ngài làm đại diện. Nhưng việc bổ nhiệm ngài không chính thức bằng bỏ phiếu, chỉ bằng lời nói của giáo hoàng. Đây là dấu hiệu của một giáo hoàng cai trị không tính đến các nghi thức thể chế, không chỉ bổ nhiệm các hồng y mà còn bổ nhiệm ngay tại chỗ.

Việc bổ nhiệm Cha Fabio Baggio, thứ trưởng bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện có thể cho thấy ngài sẽ kế nhiệm Hồng y Bộ trưởng Michael Czerny hiện 78 tuổi. Cũng vậy với Rolandas Makrickas, linh mục phụ tá của đền thờ Đức Bà Cả, ngài đã cải cách tài chính của Đền thờ với kết quả làm hài lòng Đức Phanxicô.

Đức Phanxicô vinh danh giáo phận Turin Ý bằng cách phong Tổng giám mục Roberto Repole làm hồng y, nhưng không có hồng y cho Naples, Milan, Venice hay Florence. Ở Châu Âu, Đức Phanxicô phong Tổng giám mục Laszlo Nemet của Belgrade nhưng không trao mũ đỏ cho các tổng giám mục Brussels, Paris hay Lisbon, các thủ đô luôn có hồng y. Nhưng ngài phong Tổng giám mục Mykola Bychok, hồng y người Serbia đầu tiên, cố gắng thu hẹp khoảng cách với Giáo hội Chính thống Serbia.

Không có tân hồng y Hoa Kỳ mặc dù có sự thay đổi thế hệ đặc biệt sẽ diễn ra trong những tháng tới trong số các hồng y người Mỹ. Tổng giám mục Toronto, Canada Frank Leo sẽ trở thành hồng y.

Châu Á có Tổng giám mục Tokyo và chủ tịch Caritas Quốc tế, Tarcisius Kikuchi; có Pablo Virgilio Siongco David, giám mục Kalookan, Phi Luật Tân; có Paskalis Bruno Syukur, giám mục Bogor (Indonesia); và giám mục Dominique Joseph Mathieu, tổng giám mục Tehran-Isfahan (Iran) người Bỉ.

Châu Phi có hai hồng y: Ignace Bessi Dogbo, tổng giám mục thủ đô Abidjan (Bờ Biển Ngà), và Jean-Paul Vesco, tổng giám mục thủ đô Algiers (Algeria), gốc Pháp.

Úc có đại diện giáo chủ Công giáo Hy Lạp, Giáo phận Melbourne Mykola Bycock, một lựa chọn gây sốc cho Tổng giám mục chính của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine, Sviatoslav Shevchuk, người đang ở tuyến đầu của cuộc chiến, sẽ bị cho là ở ngoài cái bóng của giáo hoàng, có thể làm ảnh hưởng cá nhân và ngoại giao của ngài bị suy giảm ở chính đất nước ngài.

Trong số các tân hồng y, có hai quyết định đáng ngạc nhiên: thần học gia Timothy Radcliffe, linh mục giảng cho Thượng Hội đồng và Đức ông George Jacob Koovakad, người Ấn Độ ở  Phủ Quốc vụ khanh, tổ chức các chuyến tông du của giáo hoàng. Tân hồng y là người Syria-Malabar và điều đáng ngạc nhiên là Tổng giám mục Raphael Tattil vừa được bổ nhiệm gần đây không được phong hồng y.

Năm tiêu chuẩn chọn các tân hồng y của Đức Phanxicô

Sẽ có 141 hồng y cử tri vào ngày 8 tháng 12. Có tin đồn ngài sẽ mở rộng bầu cử mật nghị, nhưng như mọi lần, ngài không làm một cách chính thức. Ngài đi chệch khỏi các quy tắc ấn định số lượng hồng y tối đa là 120. Ngay cả Đức Gioan Phaolô II cũng đã làm trong một số trường hợp nhất định, nhưng đó là những trường hợp ngoại lệ. Đức Phanxicô đã làm ít nhất hai lần.

Tiêu chuẩn chọn tân hồng y của Đức Phanxicô là gì?

Đầu tiên, Đức Phanxicô phong các hồng y thân thiết nhất của ngài. Các giáo hoàng trước đây cũng bổ nhiệm người thân tín vào các vị trí trong chính phủ và phong họ làm hồng y. Giáo hoàng phong hồng y chỉ để họ ở vị trí của họ, đó là lý do vì sao có những giáo phận được gọi là hồng y thường không do các hồng y đứng đầu, cũng như nhiều chức vụ có ảnh hưởng không được giao cho các hồng y.

Đức Phanxicô đã tăng cơ sở bầu cử, đại diện quốc gia và lục địa trong mười công nghị, nhưng ngài chuyển các hồng y ra khỏi trung tâm. Ngài cai trị một mình, có thể đến với ngài nhưng chỉ một số ít người có ảnh hưởng. Những người lẽ ra có thể giúp ngài điều hành đều vắng mặt.

Tiêu chuẩn thứ hai là ngài muốn gởi một thông điệp địa chính trị, ngài muốn có một hồng y ở Iran, thể hiện sự gần gũi của ngài với người dân địa phương, như khi ngài bổ nhiệm sứ thần Mario Zenari ở Syria làm hồng y.

Ngài không phong Tổng giám mục Shevchuk của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine làm hồng y nhưng phong giáo chủ Mykola Bychok, giáo chủ Công giáo Hy Lạp ít được biết đến ở Úc, có ít tín hữu và tương đối vô hình, cho thấy khoảng cách giữa quan điểm của Tổng giám mục Shevchuk và của ngài. Ngài muốn hòa bình và ngài muốn đối thoại bằng mọi giá. Shevchuk và các giám mục khác của đất nước ở một tình huống khác, họ đòi hòa bình bằng cách thúc giục người dân phản kháng. Đó là những quan điểm không thể dung hòa được.

Tiêu chuẩn thứ ba là lòng trung thành. Tân hồng y Rolandas Makrickas chứng tỏ lòng trung thành và khả năng của ngài trong công việc ở Đền thờ Đức Bà Cả. Trước đó ngài đã điều hành Bộ Ngoại khi có phiên tòa xét xử việc quản lý quỹ của Bộ Ngoại giao (phiên tòa Becciu).

Việc phong Đức ông George Jacob Koovakad làm hồng y, người tổ chức các chuyến tông du sẽ khó hiểu nếu cho rằng chức vụ hồng y phải gắn liền với một sứ mệnh cụ thể. Tuy nhiên, sẽ dễ hiểu nếu Đức Phanxicô muốn có một hồng y tổ chức các chuyến đi của ngài, đó cũng là tín hiệu gởi đến Bộ trưởng bộ Ngoại giao vì tân hồng y Kovakand đang ngày càng có uy tín.

Làm sao để biết? Đây có thể là phản ứng của ngài sau chuyến đi Bỉ, kết thúc trong tranh cãi. Ngài đã có thể buộc tội Bộ Ngoại Giao vì đã thận trọng quá mức khi viết bài phát biểu cho ngài. Thậm chí vấn đề còn quay trở lại chuyến đi Canada của ngài, ngài từ chối các bài phát biểu rất cân bằng, nhấn mạnh trong cuộc họp báo trên máy bay ngài xem những gì xảy ra ở các trường nội trú người bản địa ở Canada là “diệt chủng”. Bây giờ trở đi, việc tổ chức các chuyến đi sẽ có người không làm trở ngại cho chức vụ giáo hoàng, dù có thể vô lý.

Tiêu chuẩn thứ tư là mong muốn cải tổ, việc bổ nhiệm Giám mục Baldassare Reina làm hồng y giáo phận Rôma kết thúc quá trình cách mạng trong giáo phận Rôma. Đức Phanxicô đã triệu tập các giám mục và các phụ tá từ bên ngoài hàng giáo sĩ của Rôma, thúc đẩy cải cách giáo phận Rôma, loại bỏ khu vực trung tâm lịch sử trái với ý kiến của mọi người. Đại diện của Rôma không còn thuộc về Rôma mà thuộc về một tổ chức có liên hệ với Giáo hoàng, bằng cách này, ngài có thể dễ dàng thực hiện những cải cách mạnh mà không gặp phản kháng.

Cuối cùng, tiêu chuẩn thứ năm là sự thống nhất về tư tưởng. Xét cho cùng, các hồng y do Đức Phanxicô phong vẫn chưa có lập trường vững chắc về mặt tư tưởng. Mặt khác, những người có lập trường thì theo một hướng cụ thể.

Ví dụ, không ai mong chờ Tổng giám mục Belgrade Laszlo Nemet sẽ được phong hồng y, ngài là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE), hiện có hai hồng y phó chủ tịch (Hồng y Jean-Claude Hollerich và Tổng giám mục Gintaras Grušas của Vilnius). Mùa hè năm nay, Tổng giám mục Nemet đã tổ chức hội thảo về Thượng Hội đồng ở Linz quy tụ đông đảo giới trí thức thần học tiến bộ gốc Đức để suy ngẫm tương lai của Thượng Hội đồng.

Khi làm như vậy, Tổng giám mục Nemet thể hiện mình là người hòa giải giữa phe Đức và Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, như Hồng y Hollerich đã cùng làm với Hồng y Grech, thư ký của Thượng hội đồng trong một nỗ lực hòa giải.

Trong khi Hồng y Hollerich và Grech tìm sự cân bằng khó khăn giữa những quan điểm tiên tiến nhất và việc duy trì những nguyên tắc học thuyết cơ bản nhất định, thì trường phái thần học của tân hồng y Nemet dựa vào khách quan hơn, trường phái này có tài liệu bằng tiếng Hungary tìm cách tác động đến cuộc tranh luận Thượng Hội đồng truyền thống ở Hungary.

Ngoài ra còn có thần học gia Timothy Radcliffe, ngài đề cập đến chủ đề Fiducia Supplicans trong các suy tư Thượng Hội đồng. Ngài đưa ra một ý tưởng được giáo hoàng yêu thích: chúng ta phải tin tưởng Phêrô. Đó là cách làm im lặng những tranh chấp khác nhau về quy định chúc phúc cho các cặp vợ chồng không hợp lệ: tin tưởng Phêrô có nghĩa là không thể nêu ra vấn đề. Theo cách này, cuộc tranh luận của Thượng Hội sẽ bị giới hạn vì mọi thứ phải hướng tới ý muốn của Giáo hoàng.

Do đó, Đức Phanxicô cho thấy ngài đánh giá cao các cố gắng này và phong hồng y cho Linh mục Radcliffe và Tổng giám mục Nemet. Nhìn vào danh sách hồng y, ngài gởi thông điệp nào cho Giáo hội?

Cách điều hành của Đức Phanxicô

Quyết định ủng hộ một số xu hướng này hơn xu hướng kia cho thấy ngài tiếp tục những cải cách của ngài, bất kể điều gì xảy ra. Các cuộc tranh luận tại Thượng Hội đồng, đặc biệt là các tranh luận giữa mười nhóm làm việc cho thấy hầu hết các giám mục đều có cách tiếp cận truyền thống với các câu hỏi. Họ không có ý muốn làm cách mạng. Chẳng hạn một số vấn đề như thẩm phán-giám mục, các thành viên của ủy ban quay về với cách làm trước đây về các vấn đề vô hiệu hóa hôn nhân.

Cũng vậy với các tranh luận tại Thượng Hội đồng năm 2023, đã sửa đổi hoàn toàn văn bản cuối cùng, bỏ một số từ ngữ theo thời. Đức Phanxicô muốn trấn an mọi người. Ngài tái khẳng định vai trò giám mục, cho rằng vai trò này đã mất đi tầm quan trọng. Ngài nói Thượng Hội đồng không có mục đích tìm kiếm những cải cách hợp thời.

Tuy nhiên, giáo hoàng có thể đưa ra những chỉ dẫn thực tế, sẽ lật đổ hệ thống học thuyết. Ngài truyền cảm hứng cho sự tự tin; ngài muốn tham gia vào các cuộc trò chuyện cá nhân, nhưng đây là cách ngài thăm dò tâm trạng và ẩn náu. Không có gì chắc chắn về cách ngài sẽ giải quyết mọi việc; không có phương thức hoạt động dễ hiểu và đường thẳng.

Liệu điều này cũng sẽ xảy ra với Thượng Hội đồng không? Liệu ngài có thể vượt lên được mọi cuộc thảo luận bằng những lựa chọn triệt để và dứt khoát không? Câu hỏi lớn đặt ra, cho đến bây giờ ngài đã giải quyết các vấn đề như thế nào. Đã có lúc ngài đưa ra quyết định và dùng thông tin được cung cấp để phá hủy và xây dựng lại con đường của ngài.

Một cuộc đảo chính?

Chính đó là nơi nảy sinh ý tưởng về một cuộc đảo chính. Ngài thực sự đã đề cập và phát triển phần lớn cuộc tranh luận hậu công đồng mà đôi khi vẫn ở bên lề – và cũng có một số sự bất bình nào đó của người Châu Mỹ Latinh, đến mức ngài thường nhấn mạnh thần học Mỹ Latinh phải là “thần học gốc”.

Cuộc tranh luận hậu công đồng đặc trưng qua suy nghĩ thực tiễn của Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, các ngài đã dự tính nhưng không được đặt ở trung tâm của làng giáo hội.

Động lực của các giáo hoàng tiền nhiệm rất đa dạng. Đầu tiên là một số áp lực đã vượt ra ngoài chính giáo lý và không có lựa chọn thực tế nào có thể thay đổi được sự giảng dạy của Phúc Âm. Thứ hai là, trong mọi trường hợp, Giáo hội không đi theo hướng này.

Ví dụ, Đức Phaolô VI đã tái khẳng định quan điểm về tránh thai và tính dục trong Thông điệp Sự sống Con người Humanae Vitae trái với lời khuyên của đa số các ủy ban được tham khảo ý kiến. Nhưng nghiên cứu lịch sử – cả những nghiên cứu gần đây – cho thấy Đức Phaolô VI đã hành động hòa hợp với Giáo hội và những gì được trình bày với tư cách là ý kiến đa số trên thực tế lại là những báo cáo bị cho là thiểu số.

Điều này cũng đúng với nhiều câu hỏi đang trở thành vấn đề trọng tâm ngày nay. Từ lập trường về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội cho đến vấn đề độc thân linh mục, bao gồm cả các vấn đề về tính dục và tính vô hiệu của hôn nhân, dư luận công chúng ủng hộ một tầm nhìn thực tế hơn của Giáo hội, và gần như đòi hỏi một thay đổi về mặt giáo lý. Nhưng đây có phải là điều tín hữu mong muốn? Đây có phải là điều mà đa số các giám mục nghĩ?

Nếu Đức Phanxicô cắt đứt phong trào truyền thống và xem đây là yếu tố gây chia rẽ trong Giáo hội, thì chúng ta cũng phải xem xét các hiện tượng truyền thống đang phát triển như các cuộc hành hương Chartres. Chúng ta có nên dập tắt sự thúc đẩy theo chủ nghĩa truyền thống này chỉ vì nó không được đánh giá cao, hay chúng ta nên cho phép nó phát triển trong đức tin? Chúng ta nên tạo chia rẽ hay đoàn kết?

Về một số chủ đề Đức Phanxicô cho thấy ngài là người có đức tin.

Ngài duy trì lập trường mạnh mẽ của ngài về việc phá thai. Ngài khẳng định vấn đề này khi ngài phong chân phước cho Vua Baudouin ở Bỉ và lấy ông làm gương. Ngài chống các thần học gia của Đại học Louvain bằng cách bác bỏ quan điểm xã hội học về vai trò của phụ nữ của họ.

Nhưng ngài phải đối diện với kẻ thù không đội trời chung của ngài, đó là dư luận, họ ít dịu dàng hơn bình thường khi ngài có những quan điểm này.

Do đó, ngài ngỏ lời với mọi người, để qua một bên những người có thể gây ra vấn đề, xa những người có thể cùng cai trị với ngài và trao sức mạnh cho một dư luận vững chắc mà cho đến nay vẫn chỉ là thiểu số trong Giáo hội. Dấu hiệu của điều này được thể hiện qua những người được gọi là “hồng y cứu chữa” mà ngài luôn tạo ra trong mỗi công nghị – như hồng y Fitzgerald được cử làm sứ thần Ai Cập nhưng không làm việc ở Giáo triều, hay như Rauber, sứ thần đã đề nghị Kesel làm Tổng giám mục Brussels thay cho Leonard.

Với công nghị tiếp theo, Đức Phanxicô có những thay đổi thường xuyên. Đó là thay đổi tường thuật được áp đặt, tượng trưng bằng quyết định biến Santiago al Estero thành giáo phận nguyên thủy của Argentina. Đó là thay đổi cách tường thuật nhằm mục đích viết lại lịch sử, xóa bỏ quá khứ và tạo ra một cách làm giáo hoàng mới. Đó là một công nghị muốn để lại di sản. Nhưng những gì xảy ra tiếp theo thì không được đưa ra. Bởi vì một khi các hồng y họp mật nghị thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch