Lòng mộ đạo bình dân mới

60

Lòng mộ đạo bình dân mới

esprit.presse.fr, Jean-Louis Schlegel, trên báo Esprit số tháng 9-2024

Ảnh Đức Mẹ Phép lạ

Lòng mộ đạo bình dân ngày nay không còn là lòng mộ đạo bình dân của ngày hôm qua vì lòng mộ đạo này đã được những người giàu có nhất và bảo thủ nhất của Công giáo Pháp ủng hộ.

Tôi có sai không? Từ nhiều năm nay, ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời 15 tháng 8 đã được tổ chức long trọng ở trong và ngoài Giáo hội. Trong Giáo Hội, bây giờ là ngày lễ lớn của Mẹ Maria. Không chỉ Cuộc hành hương quốc gia đến Lộ Đức mới cho thấy sức sống mãnh liệt: nhiều đền thờ địa phương gần như bị bỏ rơi ngày thường (các nhà thờ nhỏ ở nông thôn rất kính mến Đức Mẹ, tượng Đức Trinh Nữ được đặt ở khúc quanh các con đường…) bây giờ linh mục, phó tế, giáo dân tổ chức các cuộc rước, các ca đoàn thay phiên nhau hát thánh ca kính Đức Mẹ và lần hạt Mân Côi.

Các phương tiện truyền thông thế tục, quốc gia và khu vực, báo viết, truyền thanh truyền hình đều có các loạt bài, loạt phim về Đức Mẹ. Ngày 15 tháng 8, báo Paris Match của thương gia tỷ phú Vincent Bolloré đã dành nguyên trang bìa cho “Siêu sao Marie” với hình ảnh Đức Mẹ Phép lạ đội vương miện 12 ngôi sao và với lời viết khiêm tốn: “Maria từ Trái đất đến Thiên đàng. Cách thế giới tái khám phá Mẹ Chúa Kitô”, “Lời thề của Vua Louis XIII” năm 1643, thánh hiến nước Pháp cho Đức Maria, vì thế Đức Mẹ dường như lấy lại hào quang chưa từng có trong một chế độ Cộng hòa thế tục và một xã hội rất thế tục hóa, khi cuối tuần Lễ Đức Mẹ Lên Trời là ngày lễ nghỉ kéo dài.

Mạng xã hội cũng nhắc đến Đức Mẹ. Nhiều hình ảnh Đức Mẹ thường ít được biết đến (ít nhất là với tôi) đã được đăng trên mạng của tôi: các bức tranh và tác phẩm điêu khắc từ thời cổ điển hoặc gần đây hơn, phần lớn mang tính tượng hình thường rất đẹp, ngạc nhiên hơn là có bài viết, bài thơ, những lời cầu nguyện dâng lên Đức Mẹ của các nhà văn nhà thơ lấy cảm hứng từ “Đức Mẹ” hoặc họ sáng tác. Và dĩ nhiên chúng ta phải hứng chịu một số khó chịu của những người sử dụng Internet: những người theo đạo tin lành, họ nhớ lại cuộc Cải cách của họ đã bác bỏ việc “thờ Đức Mẹ”, hoặc những người theo chủ nghĩa thế tục không khoan nhượng, những người theo chủ nghĩa duy lý cố hữu nhấn mạnh đến sự vô lý của giáo điều Đức Mẹ Lên Trời, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cao điểm của sự chế nhạo là bức tranh biếm họa trên trang bìa của báo Charlie-Hebdo.

Sự trở lại của lòng mộ đạo bình dân là gì?

Làm sao có thể giải thích sự say mê Đức Mẹ? Lâu dài hay phù du? Tiếng vang câm lặng của cảm xúc bị ngọn lửa Nhà thờ Đức Bà khơi dậy, như một gắn bó được khơi dậy vì sợ mất nó? Có lẽ, nhưng trên hết chúng ta phải đặt chiến thắng của Đức Maria vào diễn biến tổng thể của đạo Công giáo Pháp hiện nay. Ngày 10 tháng 8, báo Figaro cung cấp chìa khóa để hiểu khi họ đăng trang bìa về “sự trở lại vĩ đại của lòng đạo đức bình dân”. “Hàng chục ngàn người Pháp đi hành hương, cầu nguyện với các Thánh của ngày hôm qua và tin vào phép lạ… Ở thế kỷ 21, khi Lý trí ngự trị, các thực hành đức tin phổ biến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.” Ngay từ đầu, “các chúc phúc của biển làm sống lại ký ức của các thủy thủ mất tích”, “cuộc hành hương của những người đi xe đạp đến Nhà thờ Đức Bà Montligeon”, “Ơn toàn xá của người Breton”, “các buổi cầu nguyện tôn thờ”, “các chuỗi tràng hạt trên đường phố” đã là một phần của lòng mộ đạo bình dân. Chúng tôi nghĩ những người đương thời của chúng tôi đang tức giận với tôn giáo, chắc chắn đã lạc lối trong những biến chuyển của xã hội tiêu dùng… và giờ đây họ cho thấy một động lực tâm linh bất ngờ, cầu nguyện với Thánh Giuse, Thánh Rita, Thánh Antôn Pađua mọi nơi mọi lúc, cầu nguyện ở các đền thờ danh tiếng, Saint Foy ở Conques, Saint Roch ở các làng Balagne, Thánh Sara, Đức Mẹ da đen của biển được những người du mục tôn kính và còn rất nhiều nữa…

Thật ra tất cả những điều này đã tồn tại và có thể được nhìn thấy ngày nay. Tác giả bài báo đặc biệt lưu ý đến những tin giật gân và bất ngờ, khơi dậy sự chú ý của giới truyền thông. Chúng ta có thể trích dẫn nhiều biểu hiện khác, vô hình hoặc kín đáo hơn, được nhiều giáo xứ đăng, chúng ta kiểm tra bằng cách xem trang web của họ hoặc xem các tài liệu (tờ sinh hoạt giáo xứ ngày chúa nhật, các bản tin giáo xứ trên tường sau nhà thờ). Những lời mời và sáng kiến rất nhiều. Cái cũ và cái mới cọ xát nhau. Chúng tôi còn thấy các lời kêu gọi quyên góp cho Cứu tế Công giáo, Ủy ban Công giáo chống nạn đói và phát triển (CCFD), một số hoạt động xã hội và từ thiện khác, nhưng nội dung nghiêng về mộ đạo, cầu nguyện và tôn kính. Đặc biệt, giờ lần hạt Mân Côi, giờ chầu Bí tích Thánh Thể được lên lịch mỗi tuần. Các nhóm cầu nguyện mang dấu tích trực tiếp của Phong trào Canh tân Đặc sủng vẫn còn rất nhiều. Lời cầu nguyện với các Thánh bổn mạng vẫn còn, thắp nến cầu nguyện trong mùa thi. Ngoài ra còn có các cuộc họp dành riêng cho việc chữa lành trong các cộng đoàn, các giáo xứ.

Đức Mẹ Maria

Lòng tôn kính Đức Mẹ luôn có tính sáng tạo. Trong giáo phận nơi tôi đi nghỉ ở Breton, có cuộc đi bộ kéo dài sáu tuần với cỗ xe “Đức Mẹ Pháp”. Vì sao lại có sức mạnh này? Vì giáo dân tin Đức Mẹ “dọn dẹp” những nơi Mẹ đi qua… Một hành trình từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9 năm 2024, trên 7 con đường ở Pháp dưới sự che chở của 7 thánh lớn, 7 tuần trước khi đến Nhà thờ Đức Bà Paris… Rất nhiều thông báo mời gọi giáo dân đọc kinh Mân Côi ở quảng trường công cộng để cầu nguyện cho nước Pháp, cho người có tội trở lại, cho những xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Trong các thánh đường được cung hiến, sự gắn bó với những lần Đức Mẹ hiện ra xa xưa và gần đây mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cũng như niềm tin tưởng tuyệt đối – hay cả tin – vào những thị kiến và những phép lạ đi kèm. Rôma thường tỏ ra miễn cưỡng về các vấn đề này (trường hợp nổi tiếng nhất là Mễ Du), nhưng vô ích: nhu cầu về những khải tượng, phép lạ, những điều mặc khải là vô tận trong thế giới công giáo và mỗi hiện tượng phi thường đều có những người theo dõi, những người thường không khoan nhượng (bằng những hậu quả rất vật chất), đến mức gần đây (tháng 5 năm 2024), vì không thể kiềm chế được sự lạm phát của điều phi thường (siêu nhiên) trong cuộc sống hàng ngày, Bộ Giáo lý Đức tin đã ban hành “các hướng dẫn và tiêu chuẩn rõ ràng” để đánh giá các lần Đức Mẹ hiện ra và các sự kiện siêu nhiên khác.

Trong khi các thánh được gọi là các thánh “bình dân” duy trì hào quang của họ ít nhất trong thời gian diễn ra các lễ hội hàng năm và trong khu vực của họ, chúng tôi nhận thấy có những ‘thánh’ mới khơi dậy lòng kính mến nhiệt tình: đặc biệt là Chân phước Carlo Acutis, thiếu niên người Ý qua đời vì bệnh bạch cầu năm 2006 khi 15 tuổi, được phong chân phước năm 2020. Chân phước Carlo là tông đồ nhiệt thành của Bí tích Thánh Thể và là người có lòng kính mến Đức Mẹ, “người phụ nữ duy nhất trong đời Carlo Acutis”. Việc phong thánh cho Chân phước Carlo năm 2025 (sau khi Giáo hội công nhận phép lạ cần thiết để phong thánh) chắc chắn sẽ là cơ hội để tổ chức các lễ kỷ niệm long trọng, ngay cả ở Pháp, nơi cuộc đời, thánh tích và “các phép lạ Thánh Thể” của Carlo Acutis đã được triển lãm ở nhiều nơi.

“Mộ đạo” là gì? Và thế nào là “phổ biến”?

Chúng ta có nên kết luận từ những thực hành cũ và mới này là “sự trở lại lớn lao của lòng mộ đạo bình dân” không? Chắc chắn phần lớn lòng đạo đức là của những giáo dân ngoan đạo, cả khi các giám mục và linh mục vui vẻ tham gia sự kiện này để khuyến khích các sáng kiến giúp họ về vật chất và tinh thần. Chúng ta cũng có thể hiểu vì sao báo Le Figaro-Magazine hoan nghênh “sự trở lại vĩ đại” này, trái ngược với suy nghĩ cho rằng “những người đương thời của chúng ta đang tức giận tôn giáo”. Rốt cuộc thì tôi cũng có thể vui mừng vì điều này, nhưng “sự trở lại” thực sự ở đây là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy xua tan một quan niệm sai lầm: không hề “chọc giận” những người đương thời với tôn giáo, không làm họ lạc lối một cách dứt khoát “trong những khúc quanh của xã hội tiêu dùng”, xã hội ngày nay rất thuận lợi cho việc giữ đạo, tôn giáo có một hình ảnh đem lại niềm vui, mê hoặc, bí ẩn trong sự phẳng lặng thường ngày của cuộc sống, phần nào tối ưu hóa cho cuộc sống ngày ngày xám xịt và lặp đi lặp lại. Chưa kể đến khía cạnh cổ xưa, tình yêu với ren cũ (theo nghĩa truyền thống) mà chúng ta biết đẹp hơn rất nhiều so với sự thô tục của thời đại suy đồi này.

“Thế tục hóa”, chúng ta quên quá nhiều, ở Pháp là một xa cách với Kitô giáo, với các Giáo hội lịch sử lâu đời, với luật pháp, với thờ phượng và văn hóa của họ. Nó không loại bỏ sự quyến rũ của tôn giáo nói chung, khía cạnh đáng khao khát, hấp dẫn (và không chỉ đáng lo ngại) của thiêng liêng và bí ẩn, của thế giới hữu hình và thế giới vô hình. Theo nghĩa này, sự suy thoái của kitô giáo không dẫn đến sự trống rỗng, mà là sự tràn ngập niềm tin và đa dạng của các thực hành tâm linh, mang một cống hiến toàn cầu hóa trong thời gian và không gian về tôn giáo không chính thức. Chúng ta không còn ở ngoài lề trong cuộc chiến trực diện giữa lý trí phê phán và khoa học (được khởi ngộ) và việc duy trì đức tin vào Chúa. Những biểu hiện của lòng đạo đức bình dân thường được hoan nghênh mà không gặp khó khăn với sự thờ ơ nói chung hoặc với sự hiếu kỳ nhân từ, nó chỉ là mục tiêu tiêu cực của các phương tiện truyền thông hoặc các cá nhân đấu tranh cho chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa thế tục phản giáo sĩ hoặc khoa học gắn liền với ánh sáng của Lý trí.

Một lòng mộ đạo phổ biến mới?

 Đối với những biểu hiện quay trở lại của lòng mộ đạo công giáo điển hình, trước tiên chúng ta phải lưu ý trào lưu (hoặc làn sóng) mộ đạo chỉ liên quan đến một số lượng người có giới hạn. Ngoại trừ một số sự kiện lớn thường niên (như Cuộc hành hương quốc gia hoặc các cuộc hành hương trong khu vực đến các thánh địa truyền thống), chúng ta không thể nói có sự vội vã.  Sự “trở lại” của lòng kính mến Đức Mẹ, những kính mến khác đặc trưng của truyền thống công giáo như kính mến Bí tích Thánh Thể hoặc xin các Thánh bảo trợ chỉ nơi một số ít giáo dân công giáo (khoảng 2% ngày nay), hầu hết họ là người lớn tuổi hòa nhập xã hội, trong gia đình hoặc trong giáo xứ, theo đạo công giáo, lần hạt Mân côi, chầu Bí tích Thánh Thể, rước kiệu trong một số ngày lễ. Họ là những người giữ truyền thống, một số ít ở tuổi trung niên, có gia đình, có con cái tham dự vào sinh hoạt giáo xứ, các thanh thiếu niên (hiếm hoi) “có động lực” như các Hướng đạo sinh Châu Âu. Vì thế cái gọi là lòng mộ đạo “bình dân” chỉ quy tụ những “người công giáo tốt”, các thành viên và những người giữ đạo, những người đại diện cho hình ảnh của đạo công giáo ngày nay.

Điều này khác với các hoạt động và sáng kiến khác về “lòng mộ đạo bình dân” được chia sẻ dễ dàng với những người đại diện cho mọi tầng lớp. Họ được hưởng lợi từ sự quan tâm của giới truyền thông như nghi thức ban phép lành hàng năm cho xe máy ở nhiều nơi trên nước Pháp. Nhưng các phép lành nói chung, dù có vượt ra ngoài phạm vi của Giáo hội công giáo hay không, thì hiện đang gia tăng: các phép lành cho những địa điểm thiêng liêng và thế tục mới, cho đủ loại đồ vật (cặp sách vào đầu năm học), thú vật nuôi trong nhà… Các giám mục và linh mục sẵn sàng ban phép lành cho những sự kiện này – ngoại trừ chúc phúc cho các cặp đồng tính nam dù Vatican đã cam kết cho phép…: đây là những tiếng kêu sợ hãi!

Chúng ta cũng có thể đề cập đến cuộc hành hương đi Compostela rất phổ biến, được hồi sinh từ ba, bốn mươi năm nay: một cuộc “đi bộ” không còn dành riêng cho những người kính mến Thánh Giacôbê, bây giờ nơi này mang lợi ích với bầu khí sinh thái. Chúng ta còn thấy sự kiện “phổ biến” vượt xa ngoài đạo công giáo như Lễ hội Limousin Ostensions tôn vinh các vị thánh bảo trợ địa phương bảy năm một lần. “Ostensions” là những cuộc rước có nội dung văn hóa dân gian được các Hội mang hình nộm các thánh trên đường phố của các thị trấn và làng mạc ở Limousin. Lễ hội, được Unesco công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, thu hút khoảng một trăm ngàn người tham dự. Lễ hội đồng thời là văn hóa, tôn giáo, thế tục, thương mại và tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhật báo địa phương Le Populaire du Centre ấn bản năm 2023 lưu ý, nếu “năm nay, những chiếc Limousin lại huy động được dân chúng ở Limoges, thì trọng tâm được đặt vào việc thờ phượng và người dân không cảm thấy lo lắng.” Có thể có một điểm tranh luận đằng sau nhận xét của nhà báo nhưng gợi ý khá rõ ràng việc nhấn mạnh vào bản sắc tôn giáo của các biểu tượng chắc chắn sẽ cô lập Giáo hội, tuy nhiên họ muốn tham gia đầy đủ vào “các biểu tượng” của các di tích vốn là “chứng từ của một thế kỷ- đức tin cũ” từ lâu đã thu hút một số lượng lớn người không theo đạo.

Việc đánh thức lại văn hóa dân gian mang một chiều hướng khác: chiều hướng của một văn hóa Breton được tái khẳng định, sau khi quá trình hiện đại hóa được các phong trào thanh niên Công giáo Tiến hành thúc đẩy đã giảm đi một cách mạnh mẽ, nếu không muốn nói đã bị loại bỏ, với quan điểm về một Kitô giáo quan tâm đến việc đánh dấu sự cam kết đạo đức và xã hội nhân danh Tin Mừng hơn là những giữ nghi lễ của một truyền thống “lỗi thời”.

Rõ ràng là chúng ta còn xa bất kỳ mục tiêu cải cách nào và không có gì đáng ngạc nhiên, khi Thượng Hội đồng về tính đồng nghị do Đức Phanxicô phát động cũng nhằm đưa Giáo hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng mà Giáo hội đã lâm vào (và luôn luôn chìm đắm) trong các tội phạm trẻ em và lạm dụng tình dục. Thượng hội đồng không quan tâm nhiều đến tầng lớp thấp kém của giáo dân hay linh mục, bị bỏ qua một cách thuần túy và đơn giản. Về điểm này, “lòng mộ đạo bình dân” mới kết hợp với đạo công giáo bình dân cũ: tôn giáo khái niệm, tôn giáo của các thần học gia và học giả, tôn giáo của các thông điệp của Giáo hoàng, các văn bản Huấn quyền và nỗ lực “nghĩ về đức tin” kitô giáo không phải là “việc của họ”, và những cuộc cải cách của Giáo hội cũng vậy. Những cuộc tranh luận về đức tin đơn giản cũng như những thực hành dân gian và phổ biến là việc của các giáo sĩ, họ xin “Bí tích cứu rỗi”. Ở đây, chúng ta chỉ biết cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, chầu, đi kiệu, làm phép, hành hương, thắp nến…

Các tỷ phú giải cứu

Ngoại trừ việc “lòng mộ đạo bình dân” ngày nay không còn là “đạo công giáo bình dân” của ngày hôm qua, thường ở bên lề giáo xứ hoặc giữ đạo “theo mùa”, dùng các nghi thức và sự trợ giúp “hữu ích”. Bằng chứng nghịch lý của việc này là các tỷ phú giàu có và bảo thủ nhất trong đạo công giáo ở Pháp ủng hộ lòng mộ đạo bình dân mới này. Chắc chắn sự xuất hiện tự phát trên nền tảng của một xã hội trong thời kỳ thuận lợi của một thể chế Giáo hội suy yếu và suy thoái, nhưng khi nhìn Thượng Hội đồng đang tranh cãi về những cải cách mà lòng đạo đức bình dân không được sử dụng, chúng ta dần dần thấy hoặc học được mức độ phổ biến này, lòng đạo đức cũng được hưởng lợi ít nhiều từ những phương tiện huyền bí, vật chất và tinh thần để bảo đảm cho sự phát triển và biểu hiện của nó. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ sẽ không vô tư hoặc trung lập, vì nó đến từ các tỷ phú công giáo như ông Vincent Bolloré và Pierre-Édouard Stérin, những người ngoan đạo theo chủ nghĩa truyền thống, những người cung cấp tài chính cho các công trình và sự kiện công giáo, một số được Chính phủ, Hội đồng Giám mục tổ chức hoặc bảo trợ. Và họ có thể không phải là những người duy nhất…

Vì thế chúng ta được biết Holy Games, nhóm hoạt hình Công giáo được thành lập để hỗ trợ Thế vận hội Olympic đã được Quỹ Công ích của ông Pierre-Édouard Stérin tài trợ. Cũng vậy với các “các khoản bảo trợ mới” giúp giáo dục ngoại khóa cho các trẻ em trong giáo xứ. Tháng 5 năm 2024, Quỹ Stérin cũng tài trợ cho “Đêm của những người có ảnh hưởng kitô giáo” được tổ chức trong khuôn viên của Hội đồng Giám mục Pháp, một sáng kiến của tu sĩ Dòng Đa Minh Paul-Adrien d’Hardemare, nhà hoạt động “youtuber”, cũng được ông Pierre-Édouard Stérin hỗ trợ. Còn ông Vincent Bolloré tổ chức các cuộc rước kiệu Đức Mẹ để cứu nước Pháp qua hiệp hội Maria Nadarét. Chính những mối liên hệ trực tiếp, cởi mở và mang tính chiến đấu của họ với phe cực hữu chính trị, đặc biệt là của ông Éric Zemmour, cũng như với Cuộc mít tinh toàn quốc của bà Marine Le Pen đã đặt vấn đề. Như ông Pierre-Louis Choquet viết: “Một số giáo dân giàu có nhờ nắm vững các quy tắc của chủ nghĩa tư bản tài chính và nhờ tài sản của họ, để tái định vị Giáo hội trong một khu vực phản hiện đại và ủng hộ doanh nghiệp. Nếu hôm nay, họ đầu tư vào truyền thông, tài trợ cho các công tác xã hội, gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc mục vụ và thậm chí ghi dấu ấn trong lĩnh vực chính trị bằng cách “tiếp thêm sinh lực cho quyền lực”, họ sẽ ngăn cản điều gì khi tiền của Giáo hội giảm đi không còn gì – để tài trợ cho các chủng viện và cho ghế thần học Công giáo?”

Liệu những tỷ phú này có thành công trong việc tái tạo lại nước Pháp Thiên chúa giáo, “trưởng nữ của Giáo hội” theo tiêu chuẩn mà họ mơ ước không? Không có gì bảo đảm, nhưng nỗi sợ hãi khi nhìn thấy sự xuất hiện của một đạo công giáo mà không có cải cách (khi đạo đang rơi vào một cuộc khủng hoảng rất sâu sắc), với ít tư tưởng tự do và nhiều lòng mộ đạo bình dân được tài trợ, không may là không hoài công.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch