Vụ hiếp dâm ở Mazan: “Có phải tất cả đàn ông đều có tiềm năng là kẻ hiếp dâm không?”

53

Vụ hiếp dâm ở Mazan: “Có phải tất cả đàn ông đều có tiềm năng là kẻ hiếp dâm không?”

la-croix.com, Marie Grand, Giáo sư triết học, Giám đốc trường Cao đẳng Lyon

Hình minh họa

Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan làm mọi người quan tâm, bà Marie Grand nghiên cứu hồ sơ của những kẻ hiếp dâm, những người đàn ông bình thường. Theo bà, không phải tất cả đàn ông đều bị buộc tội, nhưng tất cả nên quan tâm đến vụ này và những gì vụ này cho thấy về xã hội chúng ta.

Phiên tòa làm nảy sinh một mâu thuẫn: mọi thứ đều quái dị và mọi thứ đều quen thuộc. Việc người chồng có thể đánh thuốc mê vợ để hiếp rồi sau đó giao vợ cho những người đàn ông lạ ông liên lạc trên Internet bị xếp vào loại tin tức bẩn thỉu không thể phân loại. Nhưng việc ông tìm được hơn 80 người đàn ông để họ hiếp trong một khu vực địa lý nhỏ lại là một thực tế xã hội có ý nghĩa thống kê.

Và làm sao những hành động nghiêm trọng như vậy lại có thể do những cá nhân bình thường làm? Nạn nhân khai với các người điều tra, “họ là những người đàng hoàng, dễ thương”. Những người tòng phạm là những người cha, những người đã có gia đình, nhân viên cứu hỏa, y tá, quân nhân, công nhân xây dựng, người trẻ, người già, v.v. : một mẫu của thành phần xã hội. Họ không giống với tội ác của họ, họ cũng không lường được hậu quả của việc họ làm. Những lời biện minh phân biệt giới tính của họ, giống như họ, thật bình thường.

Do đó, chúng ta có nên đưa câu chuyện này vào danh mục kinh hoàng hay kết luận đây là xã hội gia trưởng, tất cả đàn ông đều có tiềm năng là những kẻ hiếp dâm không? Chúng ta nên xem chuyện này là chuyện ở xa hay chuyện phải cảnh giác trong phòng ngủ của chính mình? Sự quái dị, vụ án “ngoại thường” hoặc vụ án tầm thường một cách khủng khiếp, không thể diễn tả, không thể tưởng tượng được… của cái ác sao?

Tất cả đàn ông

Cả hai cái nhìn này đều có giới hạn. Một mặt là quái thai tạo ra những con quái vật để khỏi thấy cái ác. Thật thoải mái vì cho là quái thai là chuyển sự chú ý ra khỏi những hình thức bạo lực thông thường nhất. Tuy nhiên, chủ nghĩa nữ quyền nhắc chúng ta một cách đúng đắn, chính trên bề mặt của cuộc sống hàng ngày, trong những biểu hiện, thói quen và trật tự đã được thiết lập mà chúng ta phải học cách phát hiện bạo lực. Vì sự liên tục của các hoạt động và những thỏa hiệp nho nhỏ tạo cơ sở cho sự thống trị thông thường, là chuẩn bị đường đi cho những tội ác lớn.

Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: Tất cả cùng kết hợp

Nhưng mặt khác, liệu chúng ta có thể đặt mọi lỗi lầm lên một mức độ như nhau và đổ lỗi cho tất cả mọi người không? Hình sự hóa chế độ phụ hệ hoặc các cặp vợ chồng dị tính làm giảm nhẹ trách nhiệm và mang lại cho tội phạm một hình thức miễn trừ mới. Nếu mọi người đều có tội ở mức độ như nhau thì không ai thực sự có tội. Triết gia Hannah Arendt đã liên tục cảnh báo về khả năng lạm dụng khái niệm “tầm thường hóa cái ác”; thậm chí bà còn cho đó là “tinh hoa của sự nhầm lẫn về mặt đạo đức”.

Tòa không xử kín

Chỉ có nghi thức xét xử mới trình bày rõ ràng tất cả dữ liệu của vấn đề và đưa ra khuôn khổ phù hợp cho các lỗi. Vì chúng ta không bao giờ phán xét “tội” nói chung mà chỉ phán xét cá nhân phạm tội cụ thể, một trách nhiệm cá nhân. Công lý chỉ xử cá nhân. Trách nhiệm cá nhân, ngay cả khi ghép vào khuôn khổ các trách nhiệm khác, cũng không bao giờ tạo thành trách nhiệm tập thể. Và trong phòng xử án, cái ác không phải là khái niệm thống kê tổng quát, càng không phải là câu chuyện ngụ ngôn văn học, nhưng là một chuỗi các sự kiện theo đúng quy trình. Quy trình đánh giá các hành động, hình thức, mức độ nghiêm trọng của tác động và mức độ tham gia của mỗi người, sử dụng các danh mục luôn có thể được cải thiện.

Phiên tòa xét xử vụ hiếp dâm ở Mazan: các ông bình thường

Nhưng với cái nhìn của bên thứ ba, quy trình đối diện với các lập luận một cách có phương pháp và xác minh các câu chuyện được kể. Khi tập trung vào tiến trình cá nhân, nó làm nổi bật các thực tiễn tập thể và các yếu tố tình huống mà ý chí đã trở thành bánh xe quay. Như vậy, qua mỗi câu chuyện riêng, xã hội nhìn lại chính mình và xử chính mình. Không có bạo lực nào là hoàn toàn xa lạ với xã hội; đó là lý do vì sao trong hầu hết các trường hợp, các phiên tòa đều xử công khai.

Nếu bà Gisèle Pelicot nhất quyết xin xử công khai, dù bà có quyền xin xử kín thì chính xác bà không muốn chúng ta nhanh chóng xếp các vụ này vào loại tin tức bình thường, nhưng là sự kiện xã hội để qua phương tiện truyền thông, tất cả chúng ta được tỉnh thức.

Marta An Nguyễn dịch