Lạm dụng trong Giáo hội: “Giải cấu trúc hệ thống kiểm soát để lấy lại quyền tự chủ về tư tưởng”
la-croix.com, Capucine Licoys, 2024-05-07
Bác sĩ Isabelle Chartier-Siben, nhà nghiên cứu về các nạn nhân và chủ tịch hiệp hội “Có nghĩa là” (C’est-à-dire) chuyên giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng, đặc biệt trong Giáo hội, bà đã làm việc ba mươi năm trong nghề. Bà kể lại kinh nghiệm chăm sóc những người đã rời bỏ các cộng đồng lệch lạc.
Rất nhiều cựu tu sĩ bị lạm dụng mô tả ảnh hưởng của những lệch lạc vẫn còn tồn tại sau khi họ rời bỏ cộng đồng. Cơ chế này hoạt động như thế nào?
Isabelle Chartier-Siben: Khi một tu sĩ ra đi do ơn gọi của họ đã thay đổi, họ phải điều chỉnh cuộc sống để được bình thường. Đây là giai đoạn đôi khi đau đớn nhưng có thể vượt lên được. Trong các cộng đồng lệch lạc, một cách nào đó bề ngoài của họ có nét “hoang tưởng”, bị cho là nguy hiểm, ngoan cố và không có khả năng hiểu được mối quan hệ đặc quyền của họ với Chúa. Cuối cùng, nạn nhân bị thuyết phục về tính ưu việt của ơn gọi của họ và của cộng đoàn họ.
Dần dần họ sẽ phóng chiếu khả năng phòng vệ tâm linh của họ lên nhóm. Họ bắt đầu có mối quan hệ thân thiết với các thành viên khác mà không nhận ra mình đang từ bỏ danh tính của chính mình để bị vướng vào những suy nghĩ lệch lạc. Họ buộc phải đi ra. Ngay khi đi ra, họ thường bị khép kín trong logic bị khống chế nội tâm, khó để có thể thoát ra một mình.
Khi lần đầu tiên bà gặp một bệnh nhân bị một hình thức lạm dụng nào đó, điều khẩn cấp đầu tiên là gì?
Trong lần gặp đầu tiên, nạn nhân của lạm dụng – dù là tâm lý, tinh thần hay thể chất – đều thấy mình ở trong trạng thái vô cùng bối rối. Họ có thể đến hiệp hội và nói chuyện nhưng không phân biệt được tình trạng họ không hiểu những gì họ đã bị và những lạm dụng họ phải chịu đựng trong những năm qua.
Vì thế, điều cần thiết là nạn nhân phải nhận thức được trải nghiệm đau thương của họ. Nhà trị liệu để họ kể lại câu chuyện, nói chung là hỗn loạn, thỉnh thoảng can thiệp để họ cảm thấy được giúp đỡ. Hết buổi này đến buổi khác, bệnh nhân chìm đắm trong những câu nói vô nghĩa huyền bí-nhừa nhựa có thể bắt đầu giải cấu trúc hệ thống khống chế, cuối cùng họ lấy lại được quyền tự chủ trong suy nghĩ.
Một khi họ đã có nhận thức, làm thế nào giúp họ làm lại cuộc đời?
Khi một người đã nắm lại được thực tế, công việc nghiên cứu chuyên sâu về cảm xúc phải được thực hiện, giống với công việc chúng tôi phải làm với các nạn nhân của các cuộc tấn công. Cả hai loại bệnh nhân đều trải qua những cơn ác mộng tái diễn và những cảm giác hồi tưởng – họ sống lại nỗi lo lắng giống hệt như những khoảnh khắc đau thương họ đã chịu. Chúng ta phải bắt đầu từ những cảm xúc thường ngày này, truy tìm nguồn gốc của chúng và tìm ra yếu tố “kích hoạt”. Có thể cựu tu sĩ sẽ bị suy sụp khi đứng trước lời nhận xét của cấp trên, không nhất thiết phải liên quan đến việc lạm dụng quyền lực mà họ gánh chịu. Trong những khoảnh khắc tắc nghẽn của cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận ra tư duy tự động vẫn còn bị khống chế. Những cuộc đối đầu bạo lực với hiện thực này phải được mổ xẻ để xoa dịu sự xâm nhập của quá khứ vào hiện tại. Khi đó, một tia sáng của cuộc sống có thể nảy sinh.
Trong giai đoạn thứ hai này, tôi đã nắm vấn đề. Tôi vừa phải bảo đảm bệnh nhân của tôi không tự ngăn cản mình trong việc phủ nhận, vừa bảo đảm họ cũng không tự nhốt họ vào tình trạng nạn nhân. Trong mỗi buổi thảo luận, cần mở ra câu chuyện về nạn lạm dụng, đồng thời nhường chỗ cho cuộc sống hàng ngày. Đôi khi họ phàn nàn về điều này điều kia, nhưng nhường chỗ cho những vấn đề hàng ngày giúp chúng ta tiến về phía trước và củng cố một môi trường sống bình thường vẫn còn mong manh.
Marta An Nguyễn dịch