11 năm sau khi Đức Phanxicô được bầu chọn, hồng y Marcello Semeraro tương đối hóa làn sóng chỉ trích ngài

64
11 năm sau khi Đức Phanxicô được bầu chọn, hồng y Marcello Semeraro tương đối hóa làn sóng chỉ trích ngài
lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, 2024-03-13
Đức Phanxicô đến thăm một nhà thờ ở Rôma. Andrew Medichini – AP
Hồng y người Ý Marcello Semeraro, 76 tuổi, bộ trưởng bộ Phong thánh từ tháng 10 năm 2020, ngài thay thế hồng y Angelo Becciu (bị tố cáo vì vụ tham nhũng, tòa sơ thẩm đã kết án hồng y Becciu 5 năm tù). Hồng y Semeraro có một “tình hiếu thảo cha con” sâu đậm với Đức Phanxicô.
Hồng y Marcello Semeraro, bộ trưởng bộ Phong thánh cho rằng đã có một sự báo động quá đáng về Đức Phanxicô.
Hôm nay 13 tháng 3, Đức Phanxicô kỷ niệm 11 năm triều của ngài giữa lúc quốc tế đang náo động về những tuyên bố của ngài về sự can đảm của cờ trắng và thương thuyết trong cuộc chiến ở Ukraine, cùng với một số vấn đề về sức khỏe và sau các tấn công của phía cực kỳ bảo thủ, mà gần đây, trong một tài liệu ẩn danh đã liệt kê những khuyết điểm của ngài và đề cập đến việc kế vị ngài. Tuy vậy, trong Giáo triều Rôma có những giám chức cao cấp không thay đổi quan điểm.
Một trong số những người này là hồng y Marcello Semeraro, bộ trưởng bộ Phong thánh, người bênh vực Đức Phanxicô không điều kiện, trong một phỏng vấn với báo La Nación tại văn phòng nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô của ngài, ngài đã tương đối hóa những âm mưu – thì thầm nhưng cũng công khai chống lại giáo hoàng – trên các phương tiện truyền thông.
Hồng y Marcello Semeraro, bộ trưởng bộ Phong thánh
Hồng y cho biết: “Với một danh sách dài của những chỉ trích, chuyện gì cũng có thể xảy ra, trò chơi đặt tên, vạch trần này là một trò chơi cũ, từ một văn hóa bệnh hoạn. Tôi mong giải quyết thảm kịch của người dân Palestine hơn, vấn đề chưa được giải quyết với người Israel và nhiều vấn đề khác hơn là câu chuyện tầm thường này.”
Hồng y nhớ lại: “Có lần ngài hỏi, liệu tôi có nghĩ ngài sẽ được bầu vào ghế Thánh Phêrô không, tôi trả lời: ‘hoàn toàn không’,” hồng y nhớ ngài đã gặp tổng giám mục Buenos Aires tháng 9 năm 2001: “Tôi là thư ký đặc biệt của hội nghị lần thứ mười của thượng hội đồng giám mục và tổng tường trình là tổng giám mục New York Edward Egan. Do cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi, hồng y Egan phải trở về Hoa Kỳ và Đức Bergoglio thay thế ngài. Đó là lúc chúng tôi làm việc với nhau và tiếp theo đó.”
Hồng y Semeraro, lúc đó là giám mục của giáo phận Albano, đã thành bạn của tổng giám mục đến từ nơi tận cùng thế giới: “Khi ngài về Rôma, ngài nói với tôi, chúng ta sẽ gặp lại nhau… Sau đó, năm 2013 ngài được bầu chọn … Đầu tiên ngài bổ nhiệm tôi làm thư ký Hội đồng Hồng y và năm 2020, làm tổng trưởng Bộ Phong thánh.”
Khi được hỏi ngài sẽ dùng những từ nào để nói về 11 năm triều Đức Phanxicô, hồng y Semeraro, người gốc Lecce, Apulia, dạy giáo hội học trước khi làm giám mục, đã không ngần ngại nói: “Đó là Dân thánh Chúa, những người bị loại bỏ, những người ở vùng ngoại vi.”
Chuyến đi đầu tiên bên ngoài Rôma, ngày 8 tháng 7 năm 2013, Đức Phanxicô đã đến thăm đảo Lampedusa, miền nam nước Ý, nơi ngài tố cáo “sự thờ ơ toàn cầu hóa” trước làn sóng người di cư liều chết để đến châu Âu. (Ảnh AP / Alessandra Tarantino)
“Đó là những lời mới mẻ nhưng tiếp nối Công đồng Vatican II. Chúng ta đừng quên, sự quan tâm đến người nghèo đã lay động nhiều nghị phụ công đồng và đã có cuộc nói chuyện về một Giáo hội trong thế giới đương đại, với những thảm kịch, những vấn đề, những hy vọng của ngày nay và cả những vấn đề còn nghiêm trọng hơn nữa.
Hồng y không tin rằng với cái chết của Đức Bênêđíctô XVI, một giai đoạn mới cho triều giáo hoàng Phanxicô mở ra, Đức Phanxicô sẽ hành động tự do hơn, ngài nói: “Đó là cách nhìn không nhất quán, không có lý do gì để tồn tại, một cái nhìn tầm thường.”
“Sóng địa chấn”
Được hỏi về việc bổ nhiệm hồng y Víctor Manuel Fernández làm bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, một thần học gia tiến bộ và là người Nam Mỹ đầu tiên lãnh đạo một trong những bộ quan trọng nhất Vatican, hồng y phủ nhận việc bổ nhiệm này là một trận địa chấn trong Giáo triều la-mã: “Tôi biết Fernández từ khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, khi đó hồng y vẫn còn là viện trưởng, tôi quý trọng ngài, với tôi, ngài là một đồng nghiệp, một chuyên gia, một người có khả năng thần học, tôi đã xin ngài viết bình luận về tông huấn Vui mừng và Hân hoan, sự thánh thiện trong thế giới đương đại (Gaudete et Exsultate), ngài được bổ nhiệm vì hồng y Luis Ladaria đã hết nhiệm kỳ. Việc Đức Phanxicô nhờ đến một người bạn, một người tin cậy, chúng tôi đều làm như vậy.”
Hồng y công nhận Tuyên bố Fiducia Supplicans của hồng y Fernández công bố tháng 12 năm 2013 cho phép chúc phúc mục vụ cho các cặp bất hợp pháp và đồng tính đã tạo “làn sóng địa chấn” ở Vatican và thế giới. Ngài nói: “Có thể ngôn ngữ chưa phù hợp vì còn mới. Nhưng đó là một thực tế mà Tòa Thánh đã can thiệp từ những năm 1980, khi đưa ra một tài liệu về việc chăm sóc mục vụ cho những người đồng tính. Tôi không ngạc nhiên khi có một số khó khăn, mặc dù tài liệu này nhiều lần nói, không thay đổi học thuyết và những kết hợp này không nên xem một cái gì tương đương với hôn nhân. Đó là việc tìm ra một ngôn ngữ để thể hiện sự gần gũi.”
Còn về vấn đề sức khỏe của giáo hoàng, gần đây vì viêm phế quản ngài đã không thể đọc các bài phát biểu, ngài cũng đã gặp khó khăn khi bước lên xe giáo hoàng, hồng y Semeraro đã không che giấu thái độ bực mình của ngài với điều ngài cho là báo động thái quá: “Trước hết, giáo hoàng đã 87 tuổi. Ngài luôn gặp khó khăn về sức khỏe, luôn có vấn đề phổi và theo năm tháng ngài yếu đi là chuyện bình thường. Tôi đã từng nhảy hai, ba bậc thang ở nhà cha mẹ tôi, bây giờ tôi phải vịn cầu thang để đi. Đó là sự báo động không đúng chỗ! Với tất cả mức độ nghiêm trọng của các vấn đề trên thế giới, liệu vấn đề này có nghiêm trọng đến mức vì cúm mà ngài để người khác đọc bài phát biểu của mình không? Đó là cách làm của báo chí mà tôi không chia sẻ.”
Cha nghĩ gì về những chỉ trích và phản đối của Ukraine về những lời giáo hoàng nói về “cờ trắng”? Những lời chỉ trích có phải là không công bằng không? Có phải ngài đã hiểu sai hay đó là câu hỏi bẫy?
– Tôi không biết đó có phải là câu hỏi bẫy không. Nhưng theo bản ghi, cụm từ “cờ trắng” đã được người phỏng vấn dùng và ngài dùng lại để tiếp tục câu chuyện, nhưng trọng tâm câu trả lời của ngài là ở chỗ khác, trong chủ đề thương thuyết. Ngài nói: “Thương thuyết là một từ dũng cảm… thương thuyết đúng lúc.” Ẩn trong câu trả lời này là lời kêu gọi xem lại Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, trong đó liệt kê “những điều kiện khắt khe về tính hợp pháp về mặt đạo đức cho cái gọi là ‘chiến tranh chính đáng’. Chỉ cần đọc mục 2309. Đó chính là điều mà lời Đức Phanxicô muốn nói. Dù thế nào đi nữa, quay trở lại với hình ảnh “cờ trắng”, chúng ta có thể xác định theo ngôn ngữ cổ điển của luật pháp quốc tế, chính xác mang ý nghĩa như ý của giáo hoàng, “thương thuyết”, có nghĩa là nói chuyện.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Mười một năm làm giáo hoàng, về mặt lịch sử có phải là một thời gian dài không?