Linh mục Eric Salobir, cố vấn của giáo hoàng, người muốn “tháo đinh ốc” cho thế giới công nghệ
Từ Tu viện Truyền tin ở Paris, linh mục Dòng Đa Minh Eric Salobir điều hành một hiệp hội muốn làm cho Big Tech trở nên đạo đức hơn. Linh mục đã dệt một mạng lưới rất mạnh, nhưng con đường trước mặt còn dài.
Linh mục dòng Đa Minh Eric Salobir, tại thành phố Lyon, nước Pháp, ngày 17 tháng 1-2019 / afp.com/JEFF PACHOUD
lexpress.fr, Frédéric Filloux, 2023-06-25
Linh mục Dòng Đa Minh Eric Salobir, nhà cống hiến sức lực của mình trong ngành công nghệ đã từng nói câu nói đùa dí dỏm: “Tôi chỉ đầu tư vào bảy mối tội đầu, vì như thế mới có lời!” Như thể đó là bí mật của lời thú tội, dĩ nhiên linh mục Đa Minh từ chối đưa ra tên nhà tài chánh trung thực này, người đã tổng hợp cơ chế tạo ra của cải vĩ đại nhất Lịch sử. Vì đối tượng của những gã khổng lồ công nghệ tương ứng một cách kỳ lạ với bảy mối tội đầu (septem peccata capitalia), có cần phải nhắc lại ở đây không nhỉ: tham ăn, tham lam, kiêu ngạo, hà tiện, giận dữ, dâm dục, lười biếng: từ Instagram đến Netflix qua Linkerkin hoặc UberEats, mọi địa bàn được các tội này bao phủ hết. Và như quảng cáo của Apple đã nói: “Chúng tôi đã có ứng dụng cho tất cả”.
Linh mục Eric Salobir lưu ý: “Các nhà đầu tư cũng có trách nhiệm như các doanh nhân,” khi lướt qua một nhóm gồm hai nơi tập trung vào ngày hôm đó tại Diễn đàn An ninh mạng Quốc tế (FIC) ở thành phố Montréal, nơi chúng tôi gặp nhau lần đầu.
Linh mục thở dài: “Chúng ta sẽ không bao giờ kinh doanh cái gì lâu dài trong một xã hội thối nát.” Linh mục đã ở trong sứ mạng từ mười năm nay. Theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Hoạt động tông đồ của linh mục Dòng Đa Minh chịu chức năm 2003 sau khi học kinh doanh là đưa đạo đức vào thế giới công nghệ nhiều hơn, vốn rất cần cho thế giới ngày nay. Với tư cách là “cố vấn” cho bộ Truyền thông của giáo triều, linh mục cũng tư vấn cho giáo hoàng về những vấn đề này.
Linh mục Salobir người cao ráo, thiện cảm, trẻ hơn tuổi (53) ít nhất cũng 10 tuổi. Khi chúng tôi đến gặp cha ở Tu viện Truyền tin quận 8 Paris, cha mặc chiếc áo len, đi giày thể thao, có bề ngoài của người yêu công nghệ, và chúng tôi dám nói, đây là mẫu người rể lý tưởng cho các bà mẹ vợ. Sự tuân phục nhẹ nhàng duy nhất của linh mục với các quy tắc của giáo hội là đường ngôi rẽ hoàn hảo. Còn lại thì cha có vẻ thoải mái trong chiếc áo polo Ralph Lauren hơn là áo nhà tu. Chủ yếu linh mục sống trong thế giới Apple: Apple Watch Ultra (của các nhà thể thao), iPad Mini để ghi chép mọi thứ, MacBook, iPhone đời mới nhất. Một dấu vết ít oi của người hưởng đời, mà những người ở gần cha cho biết, đó là chiếc máy in được kê trên thùng rượu ngon Lynch-Bages.
Va chạm với mô hình kinh tế của công nghệ
Linh mục Eric Salobir đi trên bờ kê hẹp với ý tưởng nâng cao mức độ đạo đức của công nghệ. Giả định một cuộc va chạm trực diện với các mô hình kinh tế của công nghệ, “vốn đã sai sót ngay từ đầu, nhưng không ai nhìn thấy những mối nguy hiểm này của chúng. Khi chúng xuất hiện thì con thuyền đã rời cảng. Những người trả giá thấp không đủ sức theo, và đó là bi kịch”.
Những cái tên mà linh mục không dám nhắc đến là Meta, Facebook, Instagram, TikTok, Google hay Snapchat. Tác động tiêu cực của họ trên xã hội đã được nghiên cứu rộng rãi. Một tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu khoa học với cụm từ “sử dụng mạng xã hội và chứng trầm cảm” (social media use and depression) có không ít 116.000 lượt truy cập và tham chiếu kể từ năm 2019, đó là không tính đến lượng tìm kiếm nội bộ áp đảo do báo chí Mỹ tiết lộ.
Dự án đạo đức khác là trí tuệ nhân tạo (AI). Ban đầu, mọi người đều nghĩ rằng những người mới đến như ông Sam Altman, đồng sáng lập OpenAI, ông là người sớm tố cáo các nguy cơ của những AI này, họ sẽ nắm được vấn đề. Nhưng xu hướng ngược lại đã thắng thế. Trong vài tháng, những người ủng hộ cuộc chạy đua này đã giải tán đội ngũ các nhà đạo đức học của họ, thường bao gồm hàng chục kỹ sư cấp cao. Và thế hệ doanh nhân trí tuệ nhân tạo trẻ, những người mà trong nháy mắt, chúng tôi nghĩ họ có khả năng học được những bài học quá khứ, nhưng nhanh chóng họ đã thích thú mang đôi giày Nike dính đầy bùn của những người lớn tuổi. Ngay cả trước khi chín muồi, ý tưởng về AI có trách nhiệm đã nhường chỗ cho chủ nghĩa thực dụng cạnh tranh.
Chẩn đoán này được linh mục Salobir chia sẻ với từ ngữ ngài chọn: “Có quá nhiều công nghệ tốt được phát triển vì lợi ích của người dùng.” Theo cha, đó là sự chuyển hướng của chính đối tượng của tiến bộ công nghệ, nhưng ngược lại là phải xoa dịu và góp phần tạo nên sự công bằng hơn cho “một xã hội mà không may tôi cho là hơi tệ theo quan điểm xã hội, chính trị, kinh tế với những rạn nứt lộ diện một cách công khai. Tất cả những chuyện này cần phải suy nghĩ lại các mô hình kinh doanh. Sau đó, lịch sử và xã hội sẽ phán xét vai trò và sự đóng góp tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Một số sẽ được xem là thiên tài Edison hiện đại, còn những người khác là những người thực sự đã làm hư hại mối quan hệ xã hội chúng ta một cách thảm hại.”
Linh mục được Thung lũng Silicon yêu chuộng
Đứng trước vấn đề này, linh mục lý tưởng, năng động, yêu công nghệ đã chọn triển khai các công cụ giống như những công cụ mà linh mục muốn thuyết phục, cụ thể là nhờ các đồng minh hùng mạnh hỗ trợ theo tinh thần vì tha nhân. Năm 2012, linh mục thành lập Tổ chức Công nghệ Con người (Human Technology Foundation), linh mục đã biến nó thành phương tiện hành động của mình, như ngài nói, để “tháo đinh ốc” cho thế giới công nghệ.
Linh mục muốn thuyết phục những người trong thế giới công nghệ rằng, đạo đức trong kinh doanh không trừu tượng, không phải là vật dùng để trang trí, nhưng nó có những hậu quả hữu hình với thị trường chứng khoán. Điều này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan: “Các công ty kiên cường nhất là những công ty quan tâm đến toàn bộ hệ sinh thái của họ. Cụ thể không đối xử xấu với những người hợp tác hay bỏ đói các nhà cung cấp.” Theo linh mục, còn hơn cả những nhà kinh doanh, chính các nhà đầu tư mới là người kiểm soát đòn bẩy đạo đức chính trong lãnh vực này.
Để yểm trợ cho lời biện hộ của mình, linh mục Salobir cần một tổ chức tài chánh đã được biết đến. Ngài tìm được ở quy định Âu châu, tổ chức Quy định Công khai Tài chánh bền vững (Sustainable Finance Disclosure Regulation SFDR), quy định các quỹ đầu tư có nghĩa vụ minh bạch trong các hoạt động của họ về tính bền vững và các tiêu chuẩn xã hội tạo điều kiện cho lợi nhuận lâu dài, linh mục sẽ nhắc lại trong Gặp gỡ Kinh tế tại Aix-en-Provence vào đầu tháng bảy.
Những người tâm thần phân liệt-ăn năn của công nghệ
Tầng thứ hai tòa nhà của linh mục được tạo thành với sự hỗ trợ của những người nâng đỡ mà linh mục có thể tập hợp lại. Hội đồng quản trị của Tổ chức Công nghệ Con người là một tổ chức Who’s Who về tài chính và công nghệ. Các thành viên của tổ chức là hoàng tử Nikolaus của Liechtenstein, James Manyika, giám đốc điều hành của Google, đã làm việc cho chính quyền Obama và là giáo sư danh dự tại Oxford. Các nhà lãnh đạo khác, ông Reid Hoffman, đồng sáng lập Linderkin, ông Carlo d’Asaro Biondo, cựu giám đốc Google Âu châu. Vì thế bảng hạn chế này là tập hợp của những kẻ tâm thần thân liệt-ăn năn của công nghệ. Manyika vẫn làm ăn với Google – hiện thân của tất cả những điều thái quá bị linh mục Salobir tố cáo (vừa phải); Hoffman là người biện hộ cho sự tăng trưởng bằng mọi giá mà ông đã đưa ra giả thuyết trong tiểu luận Blitzscaling (Buchet-Chastel xuất bản bằng tiếng Pháp), các nguyên tắc mà ông tôn vinh hàng tuần trong podcast “Masters of Scale” của mình.
Carlo d’Asaro Biondo, người đã dành 10 năm cuộc đời để bán dịch vụ tối ưu hóa quảng cáo của Google, là người ủng hộ linh mục Salobir không điều kiện; hai người gặp nhau năm 2016 khi Giám đốc điều hành Google lúc bấy giờ là Eric Schmidt muốn gặp giáo hoàng. Ngày nay ông là người cổ vũ nhiệt tình cho con đường thứ ba trong chủ nghĩa tư bản, chủ đề một quyển sách sắp xuất bản; ông bảo vệ sự cần thiết “cho một hiệp ước xã hội mới, vì thực ra hầu hết chúng ta ngày nay đều nghi ngờ chủ nghĩa tư bản. Chúng ta thấy sự bất lực của nó trước những thách thức do khí hậu nóng lên toàn cầu gây ra hoặc căng thẳng ngày càng tăng khi đối diện với bất công rõ ràng trong việc phân phối của cải. Internet và toàn cầu hóa làm cho những giới hạn này ngày càng trở nên rõ ràng hơn”. Ông hiện là người ủng hộ đắc lực cho lập Tổ chức Công nghệ Con người (HTF).
Dĩ nhiên câu hỏi lớn là về hiệu quả hành động của linh mục Sabolir. Linh mục vẫn kín đáo về các mối quan hệ của mình trong giới công nghệ và tài chính. Những người thân cận linh mục cho biết ngài đã gặp nhiều ông chủ của Big Tech, cũng như của các quỹ đầu tư lớn. Theo ngài thì ‘mọi thứ đang chuyển động’ và các đối thoại rất quan trọng. Nhưng ngài cũng không ngây thơ về nguy cơ tẩy rửa đạo đức tương tự như tẩy rửa bằng màu xanh lá cây mà nhiều công ty đã sơn phết.
Hạn chế thực sự của Tổ chức Công nghệ Con người là thiếu phương tiện. Mặc dù có những nhà tài trợ hùng mạnh đỡ đầu, nhưng tổ chức có vẻ quá tằn tiện và thiếu nhân lực so với các quỹ tương tự của Mỹ. Linh mục Eric Salobir công nhận: “Ván bài chưa thắng. Chắc chắn chúng ta sẽ có thể kết thúc với một số người nào đó, những người tương đương với những người hoài nghi với khí hậu, những người theo chủ nghĩa tự do kiên quyết làm sao để chúng ta ngừng đặt những câu hỏi này và sau đó họ sẽ quét sạch chúng ta”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Erik Salobir: “Trí thông minh nhân tạo có thể là cơ hội để tăng cường lợi ích chung”