Bảo tàng Vatican: xử phạt đối với các nhà hoạt động đã dán chất dính vào tác phẩm nghệ thuật

96

Bảo tàng Vatican: xử phạt đối với các nhà hoạt động đã dán chất dính vào tác phẩm nghệ thuật

cath.ch, I.Media, 2023-06-13

 

Ngày 18 tháng 8 năm 2022, hai nhà hoạt động môi trường người Ý đã dán chất dính vào đế bức tượng Laocoon ở Viện Bảo tàng Vatican | Alessandro Pugliese / Ultima Generazione

Tòa án Vatican đã kết án hai nhà hoạt động phải bồi thường thiệt hại hơn 29.000 âu kim và 9 tháng tù treo: đây là hình phạt áp dụng ngày 12 tháng 6 năm 2023 cho hai nhà hoạt động khí hậu đã dán tay có chất dính vào bức tượng nổi tiếng Laocoon của Viện Bảo tàng cuối cùng. Bên dân sự tố cáo họ “cố ý và có ý thức” làm hư hại tác phẩm điêu khắc.

Không khoan nhượng cho các nhà hoạt động khí hậu. Đó là quyết định được công lý của quốc gia nhỏ nhất thế giới đưa ra. Ngày 18 tháng 8 năm 2022, hai nhà hoạt động người Ý thuộc hiệp hội “Ultima Generazione” đã dán tay có chất dính vào đế bức tượng Laocoon – có từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên hoặc sau công nguyên – được tái phát hiện vào thế kỷ 16 và được lưu giữ ở Viện Bảo tàng Vatican. Họ muốn phản đối việc chính phủ Ý thiếu đầu tư vào năng lượng bền vững.

Vì thế ông Guido Viero và bà Ester Goffi đã bị công lý Vatican truy tố, cáo buộc họ đã làm hư hại “một bức tượng có giá trị nghệ thuật-lịch sử vô giá” khi dùng chất keo dính có tác dụng dính chặt và ăn mòn dán vào đế bức tượng nổi tiếng Laocoon. Người thứ ba là bà Laura Zorzini – bà đã chụp ảnh “sự việc” – bị buộc tội vi phạm “lệnh cơ quan thẩm quyền”, vì đã từ chối đi đến trụ sở Hiến binh Vatican. Ba người bị xử trong phiên tòa ngày 24 tháng 5.

Cố ý làm thiệt hại

Tại phiên tòa cuối cùng, Bà Floriana Gigli, luật sư bên dân sự lập luận các bị cáo đã không tỏ ra hối hận về những thiệt hại đã gây ra, ngược lại họ còn bình thường hóa hành vi của mình. Như thế họ đã dùng tiếng tăm của Vatican để tuyên truyền cho mục đích của họ, không xem trọng cam kết của giáo hoàng với môi trường. Luật sư đưa ra sự cố ý và có ý thức của họ trong việc làm hư hỏng tác phẩm điêu khắc thời la-mã, chống luật pháp và làm mất trật tự. Đế mà các nhà hoạt động dán tay vào, là một phần của tác phẩm Laocoon,  phải cần sửa tốn phí 3.148 âu kim, vì thế luật sư yêu cầu tối thiểu họ phải thanh toán các chi phí này.

Công lý Vatican yêu cầu xử ông Guido Viero 2 năm và 5 ngày tù, bà Ester Goffi 2 năm tù và bà Laura Zorzini 1 tháng tù, cả ba phải trả 3.000 âu kim mỗi người. Cuối cùng, thẩm phán đã yêu cầu, nếu bản án được giảm nhẹ, chi phí thiệt hại phải được thanh toán.

Về phần bị cáo, luật sư bào chữa nhấn mạnh đến hành vi “hòa bình” của ba bị cáo, họ không muốn làm hư tác phẩm nghệ thuật và xin các thẩm phán không biến phiên tòa này thành phiên tòa làm gương, nhưng dựa trên bằng chứng chính thức.

Bản án của Vatican

Hội đồng ba thẩm phán đã không theo lập luận của các luật sư bảo vệ. Bản án duy trì: ông Guido Viero và bà Ester Goffi mỗi người bị kết án các mức phạt khác nhau là 1.500 âu kim và 120 âu kim, 9 tháng tù treo. Các thẩm phán ước tính, với gần 25.000 âu kim thiệt hại, họ sẽ phải trả cho Vatican tổng cộng hơn 28.000 âu kim. Họ cũng sẽ phải trả 1000 âu kim chi phí pháp lý cho bên dân sự. Bà Laura Zorzini bị phạt phải trả 120 âu kim. Cả ba cuối cùng sẽ phải trả chi phí cho án phí.

Ông Guido Viero và bà Ester Goffi bị đưa ra tòa vì tội phá hủy tác phẩm nghệ thuật ở Viện Bảo tàng Vatican.

Trong buổi điều trần cuối cùng vào tháng 5, ông Guido Viero giải thích ông chọn tác phẩm Laocoon là vì tính cách “tượng trưng”, bức tượng ám chỉ huyền thoại về người “đã tìm cách cảnh báo đồng bào của mình về những điều bất hạnh sắp xảy ra”. Tác phẩm này là một trong những biểu tượng của Bảo tàng, đại diện cho vị linh mục thành Troy, người cố vạch mưu mẹo của Con ngựa thành Troy trong tác phẩm Iliade. Việc phục hồi ước tính lần đầu hơn 15.000 âu kim, cuối cùng đã giảm chi phí xuống năm lần. Viện Bảo tàng mong muốn công việc phục hồi nhanh chóng để du khách được xem lại tác phẩm nổi tiếng này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch