Đức Bênêđictô XVI và cuộc chiến chống lạm dụng trong Giáo hội, ngài để lại di sản gì?
Chuyên gia vatican học Massimo Faggioli thảo luận về tiến bộ đạt được nhờ cách xử lý của Đức Bênêđictô XVI với các vụ lạm dụng tình dục và bạo lực trong Giáo hội, cũng như những thiếu sót của ngài.
lavie.fr, Sophie Lebrun, 2023-01-06
Đức Bênêđictô XVI tại Vatican ngày thứ tư 31 tháng 10 năm 2012. GREGORIO BORGIA/AP/SIPA
Là người thực hiện các cải cách luật pháp vào cuối những năm 1990 và là nghệ nhân đối thoại với các nạn nhân trong suốt triều giáo hoàng của mình, Đức Bênêđictô XVI đã mở ra một bước đột phá trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục và bạo lực trong Giáo hội… nhưng ngài không xử lý được để ra khỏi tầm nhìn về gốc rễ của cái ác. Phân tích của Massimo Faggioli, giáo sư thần học và lịch sử tôn giáo tại Đại học Villanova, Philadelphia (Mỹ).
Đức Bênêđictô XVI là giáo hoàng đầu tiên gặp các nạn nhân bị lạm dụng trong Giáo hội và phát triển một diễn từ chính thức về ấu dâm được xem là “tội ác” đã rất hiện diện trong Giáo hội công giáo. Đó là một bước ngoặt như thế nào?
Giáo sư Massimo Faggioli. Đó là một bước ngoặt quan trọng. Đức Bênêđictô XVI biết các vấn đề lạm dụng khi biết hồ sơ vào cuối triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II; thêm nữa, đôi khi ngài cố gắng thay đổi mọi thứ. Ngài chỉ thành công khi làm từ năm 2005. Sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài có một bài diễn văn mới của Vatican về những vấn đề này: thừa nhận tội ác, gặp gỡ và xin lỗi “những người sống sót” và đặt ra các giáo luật mới.
Nhưng điều cũng đã thay đổi, là chính ngài lại thành mục tiêu của những câu hỏi liên quan đến những năm ngài làm tổng giám mục München. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra trong triều giáo hoàng Đức Gioan-Phaolô II, tiền nhiệm của ngài. Tất cả vấn đề đặt vai trò của giáo hoàng thành trọng tâm trong cuộc khủng hoảng lạm dụng.
Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã hành động chống lại một số kẻ gây hấn hàng loạt, những “đạo sư” trong các cộng đồng, bằng cách rút họ ra khỏi các môi trường giáo hội nơi họ hoành hành…
Ngài đã có những biện pháp cưỡng bức chống lại một số người sáng lập cộng đồng, đặc biệt là Marcial Maciel của Binh đoàn Chúa Kitô và cũng chống lại những người khác, ít phổ biến hơn, ít tai tiếng hơn. Điều này rất quan trọng, vì nghịch lý thay, trong tư cách là thần học gia, Joseph Ratzinger đã nhìn thấy tương lai của Giáo hội qua các cộng đồng sáng tạo nhỏ. Giờ đây, chúng ta đã nhận ra một số hành vi lạm dụng nào đó lại thích hợp ở những nơi này do các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn tạo ra.
Tại sao việc tập trung hóa các hồ sơ ở Vatican (hồi đó là một giải pháp để chận hồ sơ của các giám mục vào đầu những năm 2000) lại trở thành một trở ngại trong cuộc chiến chống lạm dụng?
Cuộc khủng hoảng lạm dụng đã thay đổi các điều khoản của cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa tập trung hóa và giải tập trung trong tổ chức Giáo hội. Trong tư cách hồng y, Ratzinger cho rằng không phải các Hội đồng Giám mục địa phương có quyền hành động, vì họ không có thẩm quyền quản lý các giáo phận, cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng giám mục trong vùng đất của mình.
Mặt khác, ngài nhận ra cuộc khủng hoảng lạm dụng có ảnh hưởng toàn cầu và cần có sự can thiệp từ Vatican, lập pháp, tư pháp. Giải tập trung hóa cuộc chiến chống lạm dụng có thể hiệu quả ở một số quốc gia, nhưng không hiệu quả ở một số quốc gia khác…
Trong những năm gần đây, nguyên giáo hoàng muốn nhắc lại phân tích của mình: theo ngài, xét cho cùng, gốc rễ của sự dữ trong cuộc khủng hoảng lạm dụng được tìm thấy trong cuộc cách mạng tình dục của những năm 1960. Một cách tiếp cận bị nhiều chuyên gia trong lãnh vực này của Giáo hội công giáo đánh giá là giới hạn, thậm chí là sai lầm…
Thứ nhất, không thể khẳng định Đức Bênêđictô XVI có thể đã chủ động hiệu đính văn bản cuối cùng có chữ ký của ngài về chủ đề này trong một bài tiểu luận được công bố vào tháng 4 năm 2019. Nhưng phải công nhận, ngài luôn có một tiếp cận về cuộc khủng hoảng lạm dụng qua cách nhìn đây là “chiến tranh văn hóa”, tức là cách nhìn về cuộc khủng hoảng lạm dụng do hậu quả của những xung đột văn hóa kéo dài đến hậu bán thế kỷ 20 cho đến ngày nay. Thực sự có những yếu tố văn hóa trong cuộc khủng hoảng lạm dụng, nhưng những yếu tố này không xuất hiện vào những năm 1960, chúng đã bắt đầu từ lâu: trong Giáo hội công giáo cũng như trong gia đình, trường học, trong lãnh vực thể thao…. Trên hết, văn bản năm 2019 tạo ấn tượng minh oan cho Giáo hội, mang lại một kiểu xá tội cho Giáo hội.
Cuối cùng, di sản của Đức Bênêđictô XVI để lại cho Giáo hội công giáo trong cuộc chiến chống lạm dụng là gì?
Đó là một di sản hỗn hợp. Một mặt nó mang lại một nhận thức mới cũng như một cải tiến quy định của pháp luật về vấn đề này. Nhưng cách tiếp cận của ngài với các vụ tai tiếng lạm dụng luôn được định hình bởi ý tưởng cho rằng các yếu tố nằm ngoài Giáo hội, nó đến từ ảnh hưởng văn hóa và xã hội. Ngài không bao giờ muốn đối diện với khả năng bắt nguồn từ gốc rễ giáo sĩ với cuộc khủng hoảng lạm dụng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch