Lời mở đầu sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do, René Poujol
Làm sao để góp phần vào việc tranh luận cần thiết trong Giáo hội cho bằng đăng lại quyển sách này, vẫn còn mang tính thời sự?
Vào mùa thu năm 2019, quyển sách “Công giáo trong tự do” xuất hiện trong các hiệu sách, quyển sách mà tôi đã viết vào mùa xuân trước, với cảm giác cấp bách. Mặc dù được đón nhận nồng nhiệt và được mời nói chuyện ở nhiều cuộc hội thảo trên nước Pháp nhưng việc giới thiệu bị ngưng vì đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây ở nước Pháp và trong Giáo hội công giáo càng làm nổi bật hơn những phân tích được triển khai trong tác phẩm này. Làm thế nào để hai năm sau quyển sách này có một cuộc sống mới? Bằng cách đăng trên mạng miễn phí qua blog của tôi, theo thỏa thuận với nhà xuất bản Editions Salvator của tôi. Vì vậy từ hôm nay, toàn bộ quyển, hết chương này đến chương khác, sẽ được đưa lên mạng với tốc độ hai lần xuất bản mỗi tuần, vào ngày thứ sáu và ngày chúa nhật, mỗi lần trong khoảng thời gian bảy ngày. Tất nhiên, quyển sách vẫn bán ở các tiệm sách. Đây là một cuộc phiêu lưu mới mà tôi rất vui được chia sẻ với quý độc giả. René Poujol
Lời mở đầu
Cái chết của người cha
Đó là năm 1968 và tôi vừa tròn 20 tuổi. Từ thời thơ ấu, tôi đã có niềm vui đọc sách, tôi đọc ngấu nghiến các sách trong căn phòng phía sau cửa hàng bán sách của bà dì tôi, từ đó trong lòng tôi nảy sinh niềm khát khao được đem lại hạnh phúc cho mình qua việc viết lách. Tôi dễ dàng tưởng tượng số phận của một tiểu thuyết gia. Trong vài tháng, tôi đã có nửa tá những chuyện hư cấu, dĩ nhiên chẳng có chuyện nào được chào đời.
Tôi đặc biệt yêu chuyện Cái chết của Người cha. Tôi ít biết chuyện nào có thể cạnh tranh được với chuyện này. Đủ để làm nản lòng nhà xuất bản nào có thiện chí nhất. Nhưng khi những chữ nặng ký như vậy, vì chúng nói lên chính vấn đề của câu chuyện mà bạn mang trong mình, thì điều cấp bách trước tiên không phải là đưa chúng ra tranh luận nhưng qua âm nhạc. Bốn mươi năm sau, khi tôi bắt đầu nghỉ hưu, tôi sắp lại giấy tờ trong các thùng chất đống theo năm tháng trong kho lưu trữ. Trong Cái chết của Người cha, viết vội nhưng rất hăm hở, một loại ngất ngây. Tôi đọc lại vừa thương nhớ vừa tội nghiệp, rồi tôi xé và vứt thùng rác. Tuy nhiên, chủ đề của quyẻn tiểu thuyết chưa từng viết này đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tôi đến mức tôi có thể tái tạo nó ngay. Tôi không nói tôi sẽ mang lại sự sống cho nó qua các nhân vật.
Không! Tôi không thể làm điều đó. Để khôi phục nó, đơn giản là như triển lãm các kế hoạch đã ố vàng của ngôi nhà trong mơ của mình, ngôi nhà chưa bao giờ được xây.
Dưới lợi ích của việc kiểm kê
Nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết của tôi là con trai của một người nổi tiếng ở một thị trấn nhỏ trong tỉnh. Nhưng đáng chú ý trong ý nghĩa cao quý của thuật ngữ: đó là người đàn ông của đức tin, xác tín, dấn thân phục vụ thành phố và cộng đồng của mình. Khi người cha qua đời, đó là phần mở đầu câu chuyện, không một chút nghi ngờ nhiều người thấy nơi người con trai là hình ảnh kế thừa tự nhiên của người cha. Một trong những người bạn thân nhất của anh rất vui vì nghĩ minh sẽ giúp bạn, hỗ trợ bạn trong dự án của bạn và chắc chắn sẽ chia sẻ một chút thành công của bạn. Tuy nhiên, câu trả lời của anh là lời từ chối thẳng thừng. Không phải vì có cái nhìn tiêu cực về người cha hay không thích thú gì về chuyện này. Nhưng với xác tín, một ngày nào đó, mình không thể đảm nhận di sản tinh thần và đạo đức này, với tất cả sự trung thực và trung thành, chỉ vì “dưới lợi ích của viêc kiểm kê”.
Vào thời điểm bước ngoặt của những năm 1960 và 1970, chứng kiến Giáo hội và xã hội có những biến đổi tận căn, thì đối với ông, không thể đơn thuần nghĩ sẽ đảm nhận quá khứ trong sự liên tục, như thế, trên nguyên tắc, mà không kiểm lại sự thích ứng của nó trong ý nghĩa sâu sắc. Điều gì sẽ xảy ra nếu tạo một sự ghẻ lạnh dữ dội và dứt khoát với người bạn thân nhất của mình. Trong quyển tiểu thuyết của tôi, tôi đã tưởng tượng sẽ không có sự hòa giải nào giữa hai người đàn ông trong suốt cuộc đời của họ. Nó sẽ xảy ra sau này, vào cuối cuộc đời của nhân vật của tôi, chắc chắn với một số hậu duệ, con trai hoặc cháu trai – và tại sao không phải là con gái hay cháu gái – của bạn anh. Bằng cách nào và bằng phép lạ nào? Ở cuối cuộc hành trình nào cho người này người kia của hai nhân vật của tôi và chắc chắn là với nhiều người khác trong tưởng tượng? Tôi không biết! Chỉ có công việc viết lách mới cho phép tôi khám phá ra nó!
Thời kỳ hậu Công đồng là thời kỳ tái khám phá trái tim sống động của đức tin
Tôi 20 tuổi và tôi sống say mê cả những cuộc tranh luận xung quanh sự phát triển của Thế giới thứ ba trong thời kỳ hậu thuộc địa này, cũng như sự cam kết trong Giáo hội công giáo vốn là gia đình thiêng liêng của tôi. “đứa con” trong quyển tiểu thuyết của tôi dưới mắt tôi là hiện thân của không thế hệ này của Công đồng Vatican II, háo hức với sự cởi mở, đổi mới và đòi hỏi đối thoại với thế giới.
Người bạn của anh ấy chia sẻ một cảm giác mà vào thời điểm đó tôi không thể miêu tả là người theo chủ nghĩa truyền thống, quan tâm đến việc bảo tồn di sản, không buồn phiền vì sợ mọi thứ bị nghi ngờ. Xung quanh tôi, quyển sách Người Nông dân ở Garonne (Le Paysan de la Garonne) của Jacques Maritain xuất bản năm 1966 bị xem một cách sai lệch như đặt lại vấn đề công đồng. Cuộc tranh cãi đã tránh thế giới sinh viên của tôi và cũng tránh cho tác giả Maritain, kể từ khì bà Raïssa, vợ của ông qua đời, ông về hưu ở Toulouse nơi tôi đang theo học, ở nhà hưu Tiểu đệ Chúa Giêsu gần giáo xứ sinh viên đường Valade. Chỉ riêng sơ đồ lãng mạn Cái chết của Người cha đã nói lên nhận thức của tôi về thời hậu công đồng vừa mới ra đời: thời kỳ đặt những vấn đề rộng rãi, về sự trẻ trung hóa Giáo hội, về việc khám phá lại trái tim sôi động của đức tin, loại bỏ quặng bẩn giáo điều và đạo đức cứng rắn qua nhiều thế kỷ, làm trở ngại cho sức mạnh thiêng liêng có tác động lật ngược của Tin Mừng trong một thế giới đã biến đổi sâu sắc. Và đồng thời, tôi có trực giác về những phản kháng sâu đậm mà sự đổi mới này sẽ gây ra.
Cuộc đời tôi đã trở thành quyển tiểu thuyết mà tôi không biết viết
Năm mươi năm sau, khi xem lại khoảng thời gian dài đã bao trùm và vượt ra khỏi cuộc phiêu lưu nghề nghiệp nghiêm túc của tôi với tư cách là một nhà báo, tôi nhận ra, phần lớn, cuộc đời tôi đã trở thành quyển tiểu thuyết mà tôi chưa bao giờ có thể hoặc không biết cách viết. Không phải cuộc đời tôi tự nó là quyển tiểu thuyết đáng được quan tâm! Không, đúng hơn là quyển tiểu thuyết đã ăn vào da thịt tôi. Tôi còn nghĩ rộng hơn, việc “kiểm kê” dưới cái nhìn của một di sản công giáo đã trở thành định mệnh chung cho cả một thế hệ thanh niên công giáo. Có lẽ đó là những gì Trời đã chờ ở chúng tôi! Một nỗ lực đổi mới trong tin tưởng, chống lại sự cám dỗ bám vào một thứ trật cũ – và sau đó là khôi phục lại nó – của một thể chế công giáo hãi sợ với chính sự táo bạo công đồng của mình. Đối với chúng tôi, một công việc lâu dài để hình thành lại những gì chúng ta hiểu là đức tin hiểu về đức tin của mình và có thể cân nhắc chia sẻ nó. Nhiều người trong giai đoạn này đã quyết định dứt khoát giữ một khoảng cách, họ nhón gót ra đi. Một số người đã có thể hiểu, đây là cái giá phải trả, nghịch lý thay cho một hình thức trung tín với những gì họ xem là thiết yếu, trên bình diện con người, theo lời dạy của Chúa Giêsu Nadarét. Đôi khi có nguy cơ bị cho là một loại dứt khoát thoát khỏi Giáo hội và sau đó là rời khỏi tôn giáo. Tôi thấy trước điều này nơi một số bạn bè của tôi. Những người khác mà tôi thuộc về – cố gắng phát minh, không phải là không gặp khó khăn và dò dẫm chính bên trong Giáo hội, với một số giám mục, linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ và giáo dân, những cách thức và phương tiện để đổi mới lòng trung thành với Tin Mừng. Vẫn còn những người hoài niệm về một “Giáo hội mãi mãi” đầy mộng tưởng đang sụp đổ trước mắt họ, qua sự hèn nhát cho rằng một thể chế bị chủ nghĩa ma quỷ hiện đại chiến thắng!
Lập luận thẩm quyền đặt vấn đề
Trong quá trình này vấn đề thẩm quyền của huấn quyền không tránh khỏi phải đặt vấn đề. “Nguyên tắc thẩm quyền” dường như luôn hợp pháp với tôi nhưng “lập luận từ thẩm quyền” nhanh chóng bị đặt vấn đề trong bản kiểm kê. Tôi không tin – và không còn tin nữa – một linh mục, một giám mục hay giáo hoàng đúng trong mọi hoàn cảnh, chỉ vì thẩm quyền mà họ có được. Có còn các quyết định chính của họ được chấp nhận như các nhà thần học nói là được “công nhận”. Và tôi biết ở điểm này có một sự đứt đoạn thế hệ với một số những người nhỏ tuổi hơn chúng tôi.
Chúng ta có thể tin tưởng vào những người nắm quyền trong các thể chế mà chúng ta khám phá, không phản kháng gì vào một thời điểm nào đó trong lịch sử của họ, họ đã thất bại nghiêm trọng không? Tín nhiệm nào mà các “niềm tin” có liên hệ mật thiết với một cách giữ đạo và điều này đối với chúng ta dường như hoàn toàn trái ngược với sự tiến bộ của kiến thức hoặc thậm chí với “cảm thức đức tin?”
Xây dựng lại Giáo hội, giống y nguyên hay không?
Ngày nay, những vụ tai tiếng và tội phạm ấu dâm trong Giáo hội, với sự tích lủy, với mức độ rộng lớn và với tính bao trùm của chúng, qua những điều kiện khách quan đã cho phép sinh sôi nảy nở, sau đó là sự che giấu và không bị phạt đã làm lung lay những gì còn lại của quyền lực thể chế giáo hội, lên tới đỉnh cao nhất của hệ thống phân cấp. Những sự kiện bi thảm này biện minh cho cuộc tranh luận rộng lớn hơn, vốn đã có từ lâu về việc thực thi quyền lực trong Giáo hội. Và khi ngọn lửa của Nhà thờ Đức Bà Paris, được rất nhiều tín hữu cảm nhận, như một biểu tượng của ngọn lửa tàn phá Giáo hội thì vấn đề, rõ ràng là tầm thường, về các phương thức tái thiết “giống hệt như cũ hay không” của nhà thờ chính tòa bỗng đột ngột chuyển qua cho chính thể chế công giáo.
Xây dựng lại Giáo hội, giống y nguyên hay không?
Liệu có thể lấy lại lòng tin mà không đi đến cùng việc “kiểm kê” mà nhà văn trong tiểu thuyết Cái chết của Người cha đã cảm nhận được sự cấp bách và điều mà cả một thế hệ mong muốn mà một số nhà thông thái cho rằng “đã mất” không? Những trang sách này không đặt tôi vào địa vị của người cho bài học, lại càng không nhằm mục đích tiên tri về tương lai của Giáo hội. Nhân danh kiến thức nào tôi sẽ làm điều này? Tôi là chứng nhân cho quá trình “trong tự do” muốn được trung thực, để giải thích những lựa chọn của tôi. Đó là tạo thành các chất vấn ngẫu nhiên trên đường đi mà tôi muốn nói với hệ thống cấp bậc Giáo hội của tôi, với những người, giống như tôi, tự nhận mình là tín hữu-công giáo cùng với đồng bào của tôi thuộc tất cả các tín ngưỡng mà tôi cùng chia sẻ số phận tập thể. Để giúp xây dựng tương lai mà anh hùng trong tiểu thuyết của tôi mơ ước… sau khi thực hiện quyền kiểm kê của mình!
Có thể sự cấp bách để viết quyển sách này của tôi là dưới ánh sáng ngọn lửa trên mái nhà thờ Đức Bà.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Đọc để tin. Suy nghĩ tự do về Giáo hội