Đọc để tin. Suy nghĩ tự do về Giáo hội

68

 Đọc để tin. Suy nghĩ tự do về Giáo hội

Lời giới thiện quyển sách “Công giáo trong tự do” của ông Bruno Bouvet, tổng biên tập báo La Croix L’Hebdo

Tác giả René Poujol, cựu giám đốc biên tập báo Người hành hương (Le Pèlerin) hiện nay đã nghỉ hưu, bây giờ ông là người viết blog và có trang blog: www.//renepoujol.fr. Qua các suy tư, các bài viết, tác giả thể hiện xác tín với tư cách là “người công giáo tiến bộ” về một Giáo hội mà ông từng theo dõi suốt năm mươi năm qua.

 Công giáo trong tự do, René Poujol, nhà xuất bản Salvador.

Mong muốn gần như không thể kìm hãm được của tác giả để nói lên đời sống Giáo hội, về những cuộc tranh luận, về các vấn đề xã hội mà Giáo hội phải đối diện, về những diễn biến, những tắc nghẽn trong thể chế Giáo hội ở Pháp cũng như ở Rôma. Đó là những đề tài ông không ngừng viết trên trang blog của ông.

Muốn được dự phần vào đời sống Giáo hội trong tư cách là  tác nhân trong hoạt động của Giáo hội, cùng với kinh nghiệm hướng đạo, ông dựa trên cội nguồn kitô giáo từ thời niên thiếu của mình. Trong nhiệt tình của tuổi hai mươi, ông muốn kiểm kê lại tài sản kitô giáo, muốn viết một quyển sách “kiểm kê” nhưng ông thú nhận một cách hài hước, quyển sách này chưa bao giờ được viết, nhân vật chính là người con từ chối tiếp quản di sản của người cha, nếu chưa làm xong kiểm kê di sản này cả về mặt tinh thần và thiêng liêng mà mình có quyền làm! Và đã tạo một cuộc cãi vã dữ dội với người bạn thân nhất, người gắn liền với quá khứ và tình trường kỳ của nó.

Quyền kiểm kê” là quyền mà tác giả René Poujol luôn cho mình, với tư cách là người công giáo, sống thời công đồng Vatican II, lạc quan và nhiệt tình “mong muốn cởi mở, đổi mới và đòi hỏi đối thoại với thế giới.”

Năm mươi năm sau, tác giả viết quyển “Công giáo trong tự do” nói lên “quyền được kiểm kê” trong suốt quyển sách. Tựa đề “Công giáo trong tự do” tóm gọn tinh thần quyển sách. Tác giả muốn tin: “Có lẽ đây là điều mà Thiên đàng mong chờ chúng ta! Một nỗ lực đổi mới trong tự tin, chống lại cám dỗ bám vào một trật tự cũ – và sau đó là khôi phục lại – một thể chế đang sợ hãi trước chính sự táo bạo của mình.”

Giống như nhân vật trong quyển tiểu thuyết tưởng tượng của thời thơ ấu, nhà báo, sứ giả của những người từng được gọi là “cánh tả” đã và vẫn phải chống lại những người không có cùng cái nhìn với mình, nhưng các mạng xã hội có tác dụng làm sắc nét các lập trường mâu thuẫn và nhấn mạnh đến các chia rẽ.

Trong suốt các trang sách, tác giả lấy làm tiếc cho sự quá độ của cả “hai phía” trong các cuộc cãi vã vô ích. Chúng ta có nên tiếc, quyển sách luôn cố gắng dung hòa hai phía, nhưng suy cho cùng, đây có phải là chủ đề của một tác phẩm dưới hình thức tuyên ngôn không, hay chỉ là một mong ước.

Ước mong phản ánh mang tính cảnh giác, có văn hóa, có cấu trúc vững chắc và được hỗ trợ phong phú, nếu không phải là hoàn toàn mới thì cũng đặt nền tảng cho một cuộc đối thoại đích thực về tất cả các vấn đề cần giải quyết: vị trí của phụ nữ và giáo dân, nguyên tắc thẩm quyền và thẩm quyền của huấn quyền, thiên hướng Giáo hội là phân định giữa thiện và ác trong các vấn đề đạo đức tình dục, tương lai của các giáo xứ.

Cuộc đối thoại này có thể là chủ đề của một cuốn sách trong tương lai, trong đó tác giả René Poujol sẽ trao đổi với một bạn trẻ công giáo. Trong tự do hoàn toàn, của cả hai bên.

Bruno Bouvet

Marta An Nguyễn dịch