Cha mẹ của trẻ em đồng tính: “Giáo hội phải đón nhận người đồng tính”
la-croix.com, Marguerite de Lasa, 2022-11-20
Ngày thứ bảy 19 tháng 11, có 200 người tham dự buổi hội thảo ở Boulogne-Billancourt của hiệp hội “Nhận biết” của các cha mẹ có con đồng tính, trong đối thoại với Hội đồng Giám mục Pháp, hiệp hội mong muốn thể chế có một tiếp cận với giới đồng tính.
Vào cuối hội thảo, câu hỏi chủ yếu của các cha mẹ có con đồng tính là: “Làm thế nào để thay đổi Giáo lý Giáo hội công giáo?” Họ muốn nói đến câu 2.357 của Sách Giáo lý của Giáo hội công giáo, trong đó cho rằng “hành vi đồng tính” là “rối loạn về bản chất”.
Trong buổi hội thảo này có khoảng 15 tu sĩ tham gia, đây là buổi hội thảo lần thứ ba kể từ ngày hiệp hội “Nhận biết” của cha mẹ có con đồng tính thành lập năm 2021, có mục đích đặt vấn đề với thể chế về việc công nhận “phẩm giá của người đồng tính” trong Giáo hội và họ đã bắt đầu đối thoại với Hội đồng Giám mục Pháp. Bằng chứng cho sự tiến hóa cá nhân trong vấn đề đồng tính, các cha mẹ mong muốn Giáo hội thay đổi cái nhìn về người đồng tính.
“Giáo hội thường ở trong thế bác bỏ”
Tháng 3 năm 2021, hiệp hội đã gởi một thư dài cho các giám mục, có chữ ký của 500 người. Kể từ đó, một đối thoại thường xuyên được thiết lập với Dịch vụ Gia đình và Xã hội Quốc gia của Hội đồng Giám mục Pháp. Theo hiệp hội, hiện nay Hội đồng Giám mục đã giao cho ba thần học gia nghiên cứu về vấn đề đồng tính, dưới cái nhìn khai sáng của ngành khoa học nhân văn và kinh nghiệm của những người đồng tính để làm một văn bản “gần như hoàn thành”. Bà Florence, thành viên sáng lập cho biết: “Chúng tôi ghi nhận quyết tâm của Hội đồng Giám mục muốn đi tới trong chủ đề này.”
Bà Nathalie de Williencourt, cũng là thành viên sáng lập tin tưởng: “Với tư cách là phụ huynh dấn thân trong các sinh hoạt Giáo hội, chúng tôi là chiếc cầu của thể chế. Một cách cụ thể, Giáo hội thường bác bỏ: vẫn còn một nỗi sợ về người đồng tính, chắc chắn liên quan đến một hiểu lầm.” Bà Florence nói: “Giáo hội nói Giáo hội đón nhận người đồng tính với điều kiện họ không nói ra họ đồng tính, không có các quan hệ yêu đương… Đây có phải là một đón nhận thực sự không?” Bà Nathalie de Williencourt nhấn mạnh: “Điều mà Giáo hội đón nhận, là tình trạng đồng tính của họ. Vì thế cần phải được tự do nói lên và được thấy.”
“Họ nghĩ rằng họ là những cha mẹ xấu xa nhất thế giới”
Dần dần công việc nhận biết này được chính các cha mẹ làm. Khi nhóm Lời được thành lập năm 2014, bà Yolande du Fayet, nhà trị liệu tiếp các cha mẹ, họ “cảm thấy họ không thể vừa sống với con cái đồng tính, vừa thuộc về Giáo hội. Họ sợ cái nhìn của xã hội, họ mang sự xấu hổ của con cái trên họ”.
Ở Montréal, Canada, một giáo xứ cho người công giáo đồng tính
Sau này các cha mẹ đã đi biểu tình Hôn nhân cho tất cả, họ vào nhóm Lời: “Họ nghĩ họ là những cha mẹ xấu xa nhất thế giới vì đã làm tổn thương con cái họ.” Việc con cái tiết lộ là đồng tính đã tác động đến niềm tin tôn giáo của họ, sau đó nhóm đã trưởng thành khi cần phải xây dựng lại nội dung về đồng tính.
Lạc quan hơn mười năm trước
Khi ông bà Irène và François (họ dùng tên giả) 68 tuổi và 72 tuổi, biết con trai của mình đồng tính, họ hiểu “con của họ đã đau khổ rất nhiều”. Bà Irène hối hận: “Con tôi bị ruồng bỏ vì địa vị xã hội và vì chúng tôi thuộc về Giáo hội.” Năm 2013, hai ông bà đã phản đối “hôn nhân cho tất cả”. Nhưng nghịch lý thay, theo họ, phong trào lại là dịp để cởi mở: “Chúng tôi hiểu, đồng tính không do mình chọn.” Kể từ đó, họ học cách để nói về vấn đề này.
Bà Irène nhận xét: “Chúng tôi ý thức, nếu chuyện này không xảy ra với chúng tôi, chúng tôi sẽ có chút kỳ thị với người đồng tính: chúng tôi có ý tưởng sai lầm, có thành kiến trong đầu.” Kể từ đó, khi nghe những lời nói sốc trong Giáo hội, ông bà mong muốn Giáo hội thay đổi học thuyết. Nhưng cũng chính trong Giáo hội, chúng tôi có thể tìm thấy sự hỗ trợ cho nhóm chúng tôi.”
Nhà báo Philippe Clanché, tác giả quyển Hôn nhân cho tất cả. Ly dị nơi người công giáo (Mariage pour tous. Divorce chez les cathos, nxb. Plon, 2013) ông ghi nhận đã có lạc quan về đồng tính trong Giáo hội nhiều hơn 10 năm trước đây nhờ Đức Phanxicô và trên thực tế đã có nhiều giáo phận có các phương cách để tiếp nhận”. Theo tác giả, toàn bộ vấn đề là làm sao để quản lý khoảng cách giữa một mục vụ ngày càng mở ra và một học thuyết bất động”.
“Không lên án đồng tính, nhưng người ta che giấu”
Ông Olivier, 55 tuổi, làm việc trong ngành giáo dục tình cảm, quan hệ và tình dục
“Tôi làm việc trong lãnh vực giáo dục tình cảm, quan hệ và tình dục ở trường học, với một hiệp hội lấy cảm hứng từ tinh thần kitô giáo. Tôi nhận ra, tôi chỉ nói chuyện với những người trẻ về lược đồ dị tính. Nếu một em tuổi vị thành niên hỏi tôi một câu hỏi về đồng tính, tôi nói với em, tôi không lên án, rằng tất cả tình yêu đều có giá trị của nó. Nhưng tôi bất lực khi nói về đồng tính. Vì thế dù không muốn, dù không lên án đồng tính, chúng ta giấu nó. Chúng ta xếp nó vào hốc tủ. Bản thân tôi, tôi đã tiến triển rất nhiều về vấn đề này, đặc biệt là nhờ các con tôi, chúng nói với tôi: ‘Đồng tính? Thì đã sao?’”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Thực sự Đức Phanxicô nghĩ gì về đồng tính