Mua lại Twitter: một sức mạnh khủng khiếp
Từ 20 ngày qua, việc tỷ phú phóng khoáng Elon Musk mua lại Twitter đã dấy lên lo ngại cho nền dân chủ.
la-croix.com, Dominique Greiner, Tổng biên tập báo La Croix, 2022-11-16
Trong 20 năm qua, Elon Musk đã khẳng định ông là tay chơi lớn trong nhiều lãnh vực tiên tiến: xe điện (Tesla), vũ trụ (SpaceX và Starlink), công nghệ thần kinh (Neuralink), cấy ghép não (NBIC). Với tầm quan trọng kinh tế của ông, tỷ phú người Mỹ đã có sức mạnh rất lớn với cục diện địa chính trị thế giới, dù có khi điều này tạo khó chịu nghiêm trọng cho chính các nhà cầm quyền của đất nước ông. Tham vọng của ông lên cao điểm khi ông bỏ ra 44 tỷ đô la mua Twitter vào cuối tháng 10, với mong muốn được nêu rõ, thúc đẩy quyền tự do ngôn luận nhiều hơn trên mạng xã hội, đặc biệt bằng cách giảm kiểm duyệt nội dung bị đồng hóa với kiểm duyệt, với những gì bị cho là quá độ trong tất cả các loại: vô cảm, lời nói kích động thù địch, sách nhiễu…
Vì thế đe dọa đến nền dân chủ với việc kiểm soát này: Elon Musk có sức ảnh hưởng khổng lồ, ông đã dùng ảnh hưởng khổng lồ này để kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tuần qua.
Nhưng lo lắng này ‘đã trào đê’ trong trường hợp tân chủ nhân Twitter. Trong thông điệp Laudato si ‘, Đức Phanxicô cảnh báo chống lại “ảnh hưởng khổng lồ trên toàn nhân loại và trên toàn thế giới” của một số công nghệ “cung cấp cho những người có kiến thức, nhưng trên hết là cho sức mạnh kinh tế” làm nó thành một quyền lực khủng khiếp.
Khủng khiếp, vì sự thông đồng của kinh tế và công nghệ cho phép một số người giàu có, qua các công ty họ làm chủ, áp đặt cái nhìn của họ trên thế giới, áp đặt luật chơi của họ mà không cần bàn cãi. Và từ bây giờ, ở cấp độ siêu quốc gia, xuất hiện bàn cờ của một không gian kỹ thuật số dân chủ và có quy định. Và đây là trường hợp cấp bách.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch