Đối thủ của hồng y Tagle: vì sao hồng y Goh của Singapore có thể trở thành giáo hoàng tiếp theo
catholicherald.co.uk, 2022-09-13
Trong khi hồng y Phi Luật Tân Luis Antonio Tagle được xem là ứng viên hàng đầu để kế vị Đức Phanxicô – nếu Đức Phanxicô theo Đức Bênêđíctô XVI tiền nhiệm của ngài từ chức – thì hồng y William Goh, người đứng đầu tổng giáo phận công giáo Rôma Singapore, đang nổi lên như một nhân vật có thể làm giáo hoàng đến từ châu Á (Đông Nam Á), ngài có thể gần với người bảo thủ tốt hơn hồng y Tagle, được xem là “Phanxicô châu Á”. Chỉ trẻ hơn hồng y Tagle 4 ngày, hồng y Goh là hồng y đầu tiên của Singapore, được phong hồng y ngày 27 tháng 8.
Rõ ràng việc chọn hồng y Goh xác nhận và khẳng định xu hướng quốc tế của Hồng y đoàn, – hồng y Goh chịu chức linh mục năm 1985, được bổ nhiệm làm tổng giám mục năm 2013 – được cho là ít có khuynh hướng tự do hơn hồng y Tagle. Hồng y Goh đã lên tiếng về giáo huấn của giáo hoàng về lòng trắc ẩn và hòa nhập, gồm cả những người có quan hệ đồng giới và người ly hôn. Xác nhận mình là người trung hòa, nhưng hồng y Goh lên tiếng phản đối việc bãi bỏ bộ luật hình sự tội phạm quan hệ tình dục giữa nam giới, ngài cũng phản đối việc đàn áp tội phạm với người đồng tính.
Theo hãng tin UCA News, hồng y Goh cam kết thúc đẩy mô hình hòa hợp tôn giáo của Singapore ở châu Á, cho thấy ngài sẽ có cách tiếp cận với Trung Quốc khác với cách tiếp cận của Đức Phanxicô. Một tập sách tưởng niệm, That They May Live, Để họ có thể sống đã phác thảo quan điểm mục vụ của hồng y Goh: Đức tin ở Châu Á, Viện trợ cho người nghèo nhất và kém nhất, Hành động vì Khí hậu và Phương thức Đối thoại Liên tôn giáo mới cho Tình huynh đệ nhân loại. Trong một phỏng vấn với Vatican News, hồng y Goh cho biết sự phong phú có thể dẫn đến việc đi tìm Chúa nhiều hơn. Ngài nói, “các hồng y đến từ các lục địa và quốc gia khác nhau sẽ có thể chia sẻ với giáo hoàng về tình hình ở các quốc gia khác nhau”.
Khi nói về Giáo hội ở châu Á, cũng như châu Phi, hồng y Goh đề cập đến sự nhấn mạnh của giáo hoàng về “tính bao gồm trong vấn đề Giáo hội hoàn vũ. Hơn nữa, nếu Giáo hội đã sẵn sàng để phổ quát, tôi nghĩ Giáo hội phải được đại diện cách tương xứng với các lục địa và quốc gia khác nhau, để Giáo hội có thể thực sự được gọi là Giáo hội công giáo.” Tuy nhiên, một lần nữa, trong những gì có thể đưa ra một cách tiếp cận khác với Trung Quốc, hồng y Goh nói: “Ở các nước khác, thật không may, chúng ta có thể nói, một bức hại tôn giáo tinh vi hoặc đôi khi rất hiển nhiên đặc biệt là với đức tin kitô giáo, đức tin công giáo”.
Vì vậy, bên cạnh hồng y Tagle, hồng y Goh có thể là ứng viên giáo hoàng cho thấy một ảnh hưởng châu Á đang ngày càng tăng trong Giáo hội không? Ông Lawrence Chong, cố vấn người Singapore tại Bộ đối thoại liên tôn của Vatican, gần đây đã nói với Yahoo Philippines, giáo hoàng có một thiện cảm với châu Á, ông nhấn mạnh đến số lượng hồng y đến từ các quốc gia Đông Nam Á “không tương xứng”. Ông nói: “Tôi nghĩ một số hình thức châu Á hóa đang diễn ra. Sự đóng góp nhân tố châu Á ngày càng lớn. Nếu chúng ta nhìn số 226 hồng y trong Hồng y đoàn hiện nay thì bây giờ châu Á là một khối khá quan trọng.”
Tuy nhiên, khi nói đến một giáo hoàng châu Á, ông Chong lưu ý, các khối bỏ phiếu “lớn và có ảnh hưởng” vẫn ở châu Mỹ và châu Âu. Bây giờ Hồng y đoàn ít châu Âu hơn. Theo ông Jeff Diamant của Trung tâm Nghiên cứu Pew, hiện nay 40% ứng viên bỏ phiếu sẽ là người châu Âu, giảm 12% kể từ năm 2013. Tỷ lệ người Bắc Mỹ cũng giảm so với cùng thời gian từ 12 xuống 11%, trong khi các cuộc bổ nhiệm của giáo hoàng đã tăng đại diện của châu Á-Thái Bình Dương từ 9% năm 2013 lên 17% năm 2022, và châu Phi cận Sahara từ 9% đến 12% so với cùng thời gian.
Trong số các hồng y mới được bổ nhiệm hoặc hiện đang đủ điều kiện để bầu giáo hoàng được Đức Phanxicô bổ nhiệm, có 34% đến từ châu Âu và 22% đến từ châu Á – Thái bình dương. Trong khi người Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn chiếm đa số trong Hồng y đoàn (24% cho người công giáo sống ở châu Âu và 8% ở Bắc Mỹ), sau những cuộc bổ nhiệm gần đây, điều này cũng đúng với người công giáo châu Á – Thái bình dương (chiếm 12% của tất cả người công giáo). Tuy nhiên, người công giáo Mỹ Latinh và vùng Caribe, người công giáo châu Phi cận Sahara vẫn còn ít đại diện.
Mặc dù hồng y Tagle được xem là ứng viên hàng đầu để kế vị giáo hoàng – và có lợi thế là có thể tiếp cận với người công giáo toàn cầu – điều này cũng đúng với hồng y Goh, cũng là người nói tiếng Anh, bằng tuổi hồng y Tagle, nhưng ngoài ra có lẽ không gắn liền với di sản của Đức Phanxicô. So với hơn hồng y Tagle, hồng y Goh sẽ ít được xem là một ứng viên kế tục, và do đó có nhiều khả năng đến với người bảo thủ hơn. Theo nghĩa này, hồng y Goh giống hồng y Hongria Péter Erdő hơn. Tuy nhiên, là người không-châu Âu, hồng y Goh có thể được xem là đại diện cho một Giáo hội ngày càng toàn cầu hơn hồng y Erdő. Hồng y Goh có nhiều ưu điểm của hồng y Tagle, không có nhược điểm được nhận thấy, dù hồng y Tagle có kinh nghiệm dày dặn và cực kỳ nổi tiếng. Một giám mục Đông Nam Á, một giáo hoàng Singapore là một khả năng khác biệt, hồng y Goh giúp đưa công giáo châu Á ra thế giới.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Hồng y tương lai William Goh, nghệ nhân hòa hợp ở Singapore
Hồng y Tagle kêu gọi người công giáo Phi Luật Tân không suy đoán về giáo hoàng tương lai