Người mẹ, người bà trong việc trao truyền đức tin cho con cháu
vaticannews.va, 2022-07-30
Từ ngày chúa nhật 24 đến ngày thứ bảy 30 tháng 7, Đức Phanxicô có chuyến đi hành hương sám hối ở Canada, để xin lỗi các dân tộc bản địa tại vùng đất của họ về các việc làm không đúng của một số thành viên Giáo hội ở các thế kỷ qua. Trước hết ngài đến thành phố Edmonton phía tây Canada, sau đó là Québec, thành phố phía đông Canada và cuối cùng là Iqaluit, thành phố cực bắc Canada. Trên chuyến bay từ Iqaluit về Rôma, ngài có buổi họp báo, ngài nói đến vấn đề chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Trong các cuộc gặp, luôn có các bà mẹ bồng con đến để Đức Phanxicô ban phép lành, dù bệnh hay không bệnh, họ tin các con mình sẽ được ơn.
Từ ngày chúa nhật 24 đến ngày thứ bảy 30 tháng 7, Đức Phanxicô có chuyến đi hành hương sám hối ở Canada, để xin lỗi các dân tộc bản địa tại vùng đất của họ về các việc làm không đúng của một số thành viên Giáo hội ở các thế kỷ qua. Trước hết ngài đến thành phố Edmonton phía tây Canada, sau đó là Québec, thành phố phía đông Canada và cuối cùng là Iqaluit, thành phố cực bắc Canada. Trên chuyến bay từ Iqaluit về Rôma, ngài có buổi họp báo.
vaticannews.va, 2022-07-30
Cuối cuối cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nói đến vấn đề thiết thân của ngài: vai trò của người mẹ, người bà trong việc trao truyền đức tin cho con cháu. Chắc chắn ai có chút cảm nhận đều nhớ lại những giây phút được mẹ, được bà đưa đi xem lễ, những giây phút êm đềm, những lời nói dịu dàng đã đi vào tâm hồn thơ bé những câu chuyện Kinh Thánh, những kinh nguyện mà chúng ta thuộc lòng khi còn thơ ấu, mà sau này khi lớn lên chúng ta cảm thấy khó thuộc lòng thêm các kinh khác.
Từ đầu triều giáo hoàng của ngài, ngài luôn nhấn mạnh đến quan hệ giữa người trẻ và người lớn tuổi. Người lớn tuổi là minh triết, là dịu dàng, là gốc rễ mà người trẻ không có nhiều quan tâm để đến gần họ, họ bị cho là người lỗi thời, nhưng nếu người trẻ kiên nhẫn đến với ông bà, họ sẽ học rất nhiều ở ông bà của họ.
Và trước khi kết thúc, tôi muốn nói về một điều rất quan trọng đối với tôi: chuyến đi Canada gắn liền rất nhiều đến hình ảnh Thánh Anà. Tôi đã nói một vài điều về phụ nữ, chủ yếu là các phụ nữ lớn tuổi, những người mẹ, người bà. Và tôi nhấn mạnh một điểm rõ ràng: đức tin phải được truyền bằng phương ngữ, tôi xin nói rõ, bằng tiếng địa phương mẹ đẻ, tiếng mẹ đẻ của bà nội bà ngoại. Chúng ta nhận được đức tin qua hình thức phương ngữ nữ tính này, và điều này rất quan trọng: vai trò của phụ nữ trong việc truyền tải đức tin và phát triển đức tin. Chính người mẹ, người bà là người dạy cầu nguyện, chính mẹ hoặc bà là người giải thích những điều đầu tiên mà đứa bé chưa hiểu về đức tin. Và tôi có thể nói việc truyền tải đức tin qua phương ngữ này là nữ tính. Có thể có người sẽ hỏi tôi: nhưng làm thế nào để cha giải thích điều này về mặt thần học? Tôi sẽ nói (rằng) người truyền đức tin là Giáo hội và Giáo hội là thuộc nữ tính, Giáo hội là hiền thê, Giáo hội không phải đàn ông, Giáo hội là phụ nữ. Và chúng ta phải đi vào tư tưởng này về Giáo hội với tư cách là phụ nữ, về Giáo hội là mẹ, điều này quan trọng hơn bất kỳ hoang tưởng sứ vụ nam tính hoặc bất kỳ quyền nam tính ma-sô nào. Giáo hội mẹ, tình mẫu tử của Giáo hội. Đó là hình ảnh Mẹ Thiên Chúa.
Theo nghĩa này, điều quan trọng là phải nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lưu truyền đức tin của phương ngữ mẹ đẻ này. Tôi đã khám phá ra điều này khi đọc câu chuyện tử đạo của những người Macabê: trong hai hoặc ba lần sách nói rằng người mẹ đã cho họ linh hồn trong phương ngữ mẹ đẻ. Đức tin phải được truyền bằng phương ngữ. Và phương ngữ này được các phụ nữ nói. Đây là niềm vui lớn của Giáo hội, vì Giáo hội là phụ nữ, Giáo hội là phu thê. Tôi muốn nói rõ điều này khi nghĩ đến Thánh Anà. Tôi xin cám ơn, xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe, xin chúc các bạn nghỉ ngơi và có một chuyến bay tốt đẹp.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô, từ nhiệm, sức khỏe, các chuyến tông du và các chuyện khác