Đôi giày da mộc trong vali của Đức Phanxicô

312

Đôi giày da mộc trong vali của Đức Phanxicô

fr.aleteia.org, Anna Kurian, 2022-07-26

Ngày thứ hai 25 tháng 7, Đức Phanxicô đã đến nơi có biểu tượng cao của các quốc gia bản địa, nơi có đài tưởng niệm trường nội trú Ermineskin, một trong những trường lớn nhất nước có nghĩa trang bên cạnh. Ngài mang theo đôi  giày da mộc (loại giày của các trẻ em người bản địa Bắc Mỹ dùng) đã được các đại diện bản địa đưa cho ngài khi họ đến Rôma tháng 3 vừa qua, trong hy vọng ngài sẽ đến Canada.

Ngài đã giữ lời: khi đến Canada, ngài đích thân mang theo đôi giày da mộc để trả cho họ. Cử chỉ này của ngài được 2.000 cựu học sinh và những người sống sót của các trường nội trú Maskwacis vỗ tay nồng nhiệt.

Một ngày sau khi đến Canada, ngày thứ hai ngài đã đến đài tưởng niệm trường nội trú Ermineskin, nơi từng là một trong những trường lớn nhất nước có nghĩa trăng bên cạnh.  VATICAN MEDIA / AFP

Trong cuộc gặp chính thức và sau bài phát biểu trước công chúng đầu tiên, Đức Phanxicô được các nhà lãnh đạo bản địa bao quanh, họ đến từ tất cả các tỉnh trong y phục truyền thống với âm thanh của các bài hát cổ xưa sôi động.

Sau khi giăng một biểu ngữ dài màu đỏ mang tên 4.120 trẻ em đã chết trong các trường nội trú, Đức Phanxicô đã lên bục nói lời xin tha thứ, với “lòng xấu hổ và rõ ràng” vì “tội ác mà nhiều tín hữu đã gây ra chống lại người dân bản địa”. Ngài cũng xin lỗi “vì cách nhiều thành viên của Giáo hội và các cộng đồng tôn giáo đã hợp tác, thậm chí còn dửng dưng trước các chương trình phá hủy văn hóa và cưỡng bức đồng hóa của chính phủ thời đó, dẫn đến hệ thống trường học nội trú. Trong giai đoạn đầu tiên này, Đức Phanxicô giải thích, ngài muốn nhường chỗ cho “ký ức” và “im lặng”.

Hình biểu ngữ ghi danh sách 412- trẻ em đã chết trong các trường nội trú. VATICAN MEDIA / AFP

Như ngài đã hứa khi tiếp các phái đoàn bản địa đến Vatican vào tháng 3 vừa qua, ngài tuyên bố ngài sẽ đến với hai đôi giày da mộc giao cho ngài, như “dấu hiệu đau khổ mà trẻ em bản địa phải chịu đựng, đặc biệt là những em không bao giờ về lại nhà.” Ngài tâm sự: “Biểu tượng này đã làm sống lại trong tôi nỗi đau, phẫn nộ và xấu hổ trong suốt những tháng vừa qua”.

Trước các máy quay phim, trên bục được lắp đặt dưới gốc cây hình tròn, trong một cử chỉ trang nghiêm và tôn trọng, Đức Phanxicô đã trao những chiếc giày da mộc được bọc bằng vải, cho bà Marie-Anne Day Walker-Pelletier, cựu Thủ hiến Quốc gia Đầu tiên Okanese First Saskatchewan. Biểu tượng được đón chào bằng tràng pháo tay vang dội của hội trường.

Cùng nhau bước đi, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau nỗ lực, để những đau khổ trong quá khứ nhường chỗ cho một tương lai công bằng, hàn gắn và hòa giải.

“Những chiếc giày da mộc này như lời Đức Phanxicô đã nói với chúng ta về một hành trình, hành trình chúng ta mong muốn được đi cùng nhau. Cùng nhau bước đi, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau nỗ lực, để những đau khổ trong quá khứ nhường chỗ cho một tương lai công bằng, hàn gắn và hòa giải.”

Mong ước của người đứng đầu Giáo hội công giáo đã được nhiều người chia sẻ, những người tràn đầy hy vọng khi họ đến cuộc gặp này. Một số người đã không ngần ngại đi nhiều ngày để đến vùng đồng bằng xanh tươi xa xôi mà Đức Phanxicô đã chọn để đến thăm.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm:  Trước những người bản xứ Canada: nỗi đau của Đức Phanxicô