Hồng y Maradiaga: “Ở Giáo triều, có một cuộc đình công chống lại cải cách”
Hồng y Oscar Maradiaga, Honduras, là điều phối viên của Hội đồng các hồng y về những cải cách của giáo triều la-mã. | © Flickr – Christoph Müller-Girod – CC BY 2.0
cath.ch, I. media, 2022-06-06
Ngày 5 tháng 6, ngày lễ Hiện Xuống, Tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate Evangelium bắt đầu có hiệu lực để tổ chức lại Giáo triều la-mã, hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga, điều phối viên của Hội đồng các hồng y bức xúc: “Đối diện với sự cải cách này, có một cuộc đình công âm thầm ở Giáo triều.”
Trong cuộc họp trực tuyến do trang Tonión Digital tiếng Tây Ban Nha tổ chức công bố ngày 3 tháng 6, đối diện với sự bất động của Giáo triều, hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga đã tỏ ra khó chịu. “Cuộc cải tổ chính phủ” dự kiến ngày thứ hai 6 tháng 6 đã không diễn ra. Không có một đề cử nào quan trọng xuất hiện trong bản tin hàng ngày của Văn phòng Báo chí của Tòa thánh.
Cùng ngày, cuộc gặp của Đức Phanxicô với các nhà lãnh đạo mà bây giờ là “Bộ” thờ phụng, trong đó có hồng y tương lai Arthur Roche đã làm cho các cấp điều hành bộ này ngầm hiểu họ sẽ tái ở lại bộ. Như thế cũng có thể xảy ra ở các cơ quan khác như Bộ giáo sĩ mà tổng trưởng là giám mục Lazzaro You sẽ được phong hồng y vào cuối mùa hè.
Sự chậm trễ cho thấy rằng sự tắc nghẽn vẫn tiếp diễn
Tình hình càng thêm lộn xộn khi các cơ quan bị cho là không còn tồn tại dưới hình thức cũ như Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, do hồng y Ravasi lãnh đạo, hoặc Bộ Truyền giáo các Dân tộc do Hồng y Tagle điều hành sẽ phải được nhập vào một Bộ lớn để phúc âm hóa, do đích thân giáo hoàng điều khiển. Vì thế trong những ngày tới phải theo dõi kỹ các thông báo.
Sự chậm trễ trong việc công bố các bổ nhiệm và sự lộn xộn xung quanh việc công bố phiên bản tạm thời của Tông hiến ngày 19 tháng 3 cho thấy tình trạng tắc nghẽn vẫn tồn tại. Hồng y Maradiaga, điều phối viên của Hội đồng các hồng y đã không giấu được sự sốt ruột của ngài trong lần ngài can thiệp tại Religión Digital.
Hồng y sốt ruột: “Văn bản đã có ở đó, nhưng bản dịch chính thức vẫn chưa được công bố, đó là điều đáng lo ngại”, ngài tố cáo một “cuộc đình công” ngầm của các thành viên miễn cưỡng cải cách trong Giáo triều, vừa tránh cho rằng mình đối lập trực diện nên “cứ từ từ hoãn cho đến muôn thuở”.
Những thay đổi sắp tới trong nhân sự Giáo triều
Hồng y Maradiaga nói: “Với cùng những người này, Tông hiến không thể được đưa ra thi hành”, ngụ ý sẽ có một thay đổi lớn ở Giáo triều trong những tuần tới.
Ngài thừa nhận việc cụ thể hóa Tông hiến do đó sẽ khó khăn hơn so với việc đưa vào một cách đơn giản, vì nó đòi hỏi “một tinh thần mới cần một sự hoán cải mục vụ và hiệp hành và cũng phải thấm nhuần vào ban điều hành giáo phận. Đây là lý do vì sao giáo hoàng triệu tập tất cả các hồng y vào tháng 8”, chính xác là như vậy.
Hồng y Maradiaga nhấn mạnh: “Chúng ta phải thoát khỏi chủ nghĩa giáo quyền và hướng tới một Giáo hội trong tinh thần anh em”, ngài cũng nói đến có những tiến bộ cụ thể đã được ghi nhận, như gia tăng 17% số lượng phụ nữ làm việc tại Vatican kể từ đầu triều giáo hoàng.
Nhiệm vụ “mở hộp Pandora”
Hồng y Maradiaga nhắc lại, sau các cuộc họp để chuẩn bị mật nghị và bầu Đức Phanxicô năm 2013, ngài được giao nhiệm vụ “mở hộp Pandora” và từ đó bắt đầu cuộc cải tổ sâu sắc Giáo triều. Một số khía cạnh của cải cách đã đạt được tiến triển tốt, đặc biệt là việc đưa các định mức kinh tế và tài chính của Tòa thánh phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhưng ngài thừa nhận, việc thay đổi não trạng vẫn sẽ mất thời gian.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến này, nhà thần học người Colombia, bà Consuelo Vélez đã nêu ra một điểm khác, hiếm khi được đề cập: luật pháp Ý bảo vệ một số vị trí công việc nhất định, tạo thành “một vấn đề bổ sung do số lượng người được tuyển dụng trong một vài bộ”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch