Giám mục Alain Faubert: “Chúng ta phải ra khỏi cái rốn giáo hội của mình”

120

Giám mục Alain Faubert: “Chúng ta phải ra khỏi cái rốn giáo hội của mình”

presence-info.ca, Francois Gloutnay, 2022-04-14

Giám mục phụ tá Alain Faubert giáo phận Montréal. (Archives Presence / F. Gloutnay)

Lần gặp thường niên năm 2022 của chương trình Ăn sáng Cầu nguyện trong tình huynh đệ

Giám mục Alain Faubert: “Tin rằng Chúa tồn tại đã là khó. Lại còn khó hơn để tin rằng Chúa đang hành động. Vậy thì, hãy dám tin vào một Chúa nhân từ, khi chúng ta sống trong một thế giới còn quá nhiều đau khổ.”

Các chất vấn này đã được giám mục Alain Faubert đưa ra ngay phút đầu tiên bài phát biểu ngày thứ ba 12 tháng 4 trong buổi họp thường niên của chương trình Ăn sáng Cầu nguyện.

Lặp lại công thức được Thị trưởng Jean Drapeau và doanh nhân J-Robert Ouimet khởi xướng năm 1976, ngày thứ ba 12 tháng 4, khoảng một trăm người đã tham dự bữa ăn này, không phải trong một khách sạn ở Montréal, mà ở chế độ ảo trong năm thứ hai liên tiếp, sự kiện kết hợp cầu nguyện, im lặng và lời chứng từ lâu đã gắn kết những người kinh doanh lại với nhau.

Giám mục phụ tá Faubert nói với ban tổ chức: “Quý vị đã mạo hiểm khi mời tôi. Khi người ta trao lời cho một giám mục, thì rất có thể ông ta sẽ lên tiếng. Nhất là vào buổi sáng, tôi nói không sàng lọc,” ngài cảnh báo những người tham dự buổi ăn trưa kỹ thuật số này, trước khi làm chứng cho hành trình đức tin và chia sẻ một số xác tín của ngài trong vòng 40 phút.

Sau khi kể lại những thời điểm quan trọng trong đời  (sinh hoạt mục vụ ở Trường Cao đẳng Laval đã cho thấy quyết định dứt khoát của chàng thiếu niên thời đó, thời gian lưu trú ở cơ sở Mẹ Maria ở Hạti, nghiên cứu tiến sĩ ở Paris và Quebec, dấn thân làm việc ở các giáo xứ và được phong giám mục năm 2016), giám mục 57 tuổi cho biết, bây giờ ngài là “người của đức tin nhưng đầy nghi ngờ giống như nhiều người cùng thời với chúng ta”.

Ngài nói thêm: “Đức tin không bao giờ là không có câu hỏi”. Đức tin là “dám nghĩ rằng có một ai đó trong hy vọng của chúng ta”, ngài đưa ra một nhận xét tinh tế, dùng lại lời của ca sĩ kiêm nhạc sĩ Robert Lebel.

Thế giới và Giáo hội

Giám mục dứt khoát: Thiên Chúa, cho dù Ngài có được công nhận hay không, Ngài “tự đặt mình vào nền của thế giới”. Đó là lý do vì sao đức tin vào Thiên Chúa ở và sống động nơi tìn hữu kitô, “đức tin hiện thân của họ trong thế giới, đưa họ đến gần mọi người, giữa lòng thế gian”.

Nhưng để việc nhập thể của các tín hữu được thực hiện, Giáo hội phải biết chia sẻ những cải cách của mình. Ngài nói: “Cần phải tìm ra một con đường mới để đứng ở giữa thế giới, đối thoại với mọi người và dám mạo hiểm ở những nơi gặp gỡ mới, tìm ra những từ mới. Ngài dám hỏi: “Có phải chúng ta đang còn bận với những đồ chơi xa hoa mới của chúng ta đó sao?”

Ngài nói: “Giáo hội của chúng ta đang hướng đến một sự khó nghèo lớn hơn. Nhưng sự khó nghèo này không phải chỉ về vật chất. Giáo hội phải quên đi các đặc quyền của mình trước đây. Trong một xã hội đa nguyên và một nhà nước thế tục, Giáo hội sẽ ngày càng ít được công nhận. Hơn nữa, Covid-19 là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sự không công nhận này. Cũng như Giáo hội, chúng ta không còn ở vị trí đặc quyền nữa. Chúng ta phải tái tạo lại mối quan hệ với một xã hội và với một Nhà nước mà họ không còn biết phải nói với chúng ta như thế nào.”

Ngài thừa nhận: “Và chúng ta có thể cũng không còn biết cách nào để nói với Nhà nước, với những người cùng thời với chúng ta. Nếu thế tục như đã được cổ động có thể nêu ra những câu hỏi chính đáng thì cũng đã đến lúc chúng ta phải chịu một số mất mát.”

Giám mục Alain Faubert đồng ý với lời kêu gọi của Đức Phanxicô về một “Giáo hội đang trên đường đi ra”. Nhưng trên hết, phải là “một Giáo hội tự thoát ra khỏi chính mình”.

Ngài khẳng định: “Nơi để ra khỏi chính mình không phải là ngôi đền thờ để chúng ta đến tận nơi. Nơi mà chúng ta phải đi ra, nếu không nó sẽ làm chúng ta bị tai tiếng, đó là cái rốn giáo hội chúng ta”. Chương trình của Giáo hội này là “ra ngoài gặp gỡ thế giới để phục vụ trong hy vọng, biến đổi, đối thoại và nhân văn”.

“Đó là để phục vụ Tin Mừng.”

Sự sống

Một xác tín khác của ngài là vai trò và sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới, “không chỉ là đào tạo ra các tín hữu”.

“Mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta không phải là để thế giới có đức tin. Đó là để thế giới có sự sống, và sự sống dồi dào. Chúng ta hãy là những nhà chiêm niệm, những người biết cách giải mã lời kêu gọi của Thần Khí để Giáo hội có thể nói được, trong tư thế đối thoại và khiêm nhường, dấn thân vào trọng tâm xã hội đa nguyên này.

Vào cuối buổi nói chuyện, vị khách mời đưa ra lời kêu gọi hành động: “Tôi tin rằng Giáo hội phải lắng nghe những dấu chỉ của thời đại trong thế giới chúng ta. người ta nói với tôi: chúng tôi không phải là nhân viên xã hội, công việc của chúng tôi là đức tin”. Tôi trả lời, công việc của chúng tôi là cuộc sống. Tất nhiên là cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng cũng chính cuộc sống này đến để biến đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta ở thời buổi này.

Có những người khác khuyên “đừng can thiệp vào công việc của họ, cứ ở trong phòng thánh”. Sau đó, ngài nhanh chóng trả lời: “Tôi không tin rằng Chúa Giêsu đã làm các phòng thánh.” Các nhà thờ phải là “những nơi để gởi đi”, và đó cũng là một trong những xác tín của ngài.

Lần tổ chức năm 2022 của chương trình Ăn sáng Cầu nguyện – còn được gọi Ăn sáng Cầu nguyện trong tình huynh đệ kết thúc lúc 9 giờ sáng. Gần 200 người ghi tên và khoảng 100 người tham dự. Ông Gaston Sauvé, chủ tịch của tổ chức “A Dieu Va” cho biết: “50% người tham dự là chỉ số tốt trong giới hội thảo trên web”. Chương trình này do ông J.-Robert Ouimet (1934-2018), cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Aliments Ouimet-Cordon Bleu thành lập để hỗ trợ các dự án giáo dục đức tin.

Năm ngoái, ông Robert Dutton là diễn giả được mời đến nói chuyện trong bữa ăn này. Ông bất ngờ bị loại khỏi chức vụ quản trị công ty RONA năm 2012, ông Dutton cho biết ông đã mất hai năm để hiểu ý nghĩa của việc bị sa thải và nhất là quyết định “quay lại con đường”, không sợ nghịch cảnh và thay đổi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch