“Bầu khí hoàn toàn khác”: Đức Phanxicô tái xác định vai trò của Giáo triều như thế nào
Trong tông hiến mới được công bố ngày thứ bảy 19 tháng 3, Đức Phanxicô biến bộ máy chính quyền của ngài thành công cụ hướng tới thế giới nhiều hơn, có trách nhiệm đưa ra từ cơ sở những sáng kiến tốt nhất của người công giáo. Một thay đổi văn hóa tận căn.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-03-21
Hồng y Marcello Semeraro (phải) và giám mục Marco Mellino (giữa), trong buổi trình bày chương trình cải cách của Giáo triều Rôma ngày thứ hai 21 tháng 3 tại Vatican. Domenico Stinellis / AP
“Bầu khí hoàn toàn khác”: Đức Phanxicô tái xác định vai trò của Giáo triều như thế nào
Đức Phanxicô có đang kết thúc cho quyền lực tối cao của Giáo triều đó không? Ngày thứ bảy 19 tháng 3, bằng việc công bố Tông hiến mới Anh em hãy rao giảng Tin Mừng, Praedicate evangelium, với 250 điều luật sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6, Đức Phanxicô đã tái xác định lại một cách rõ ràng chu vi và vai trò của bộ máy chính quyền Giáo hội.
Nhiều đến mức mà một số dự đoán cho rằng sẽ làm suy yếu chung cho một quản trị mà họ xem là bị ngắt kết nối với thục địa cũng như với quyền lực cực mạnh.
Một thay đổi văn hóa đã được tiến hành
Trên thực tế, qua khẳng định, Giáo triều Rôma không còn chỉ là cơ quan quản lý phục vụ giáo hoàng mà là một hình thức truyền giáo, phục vụ cho các giám mục, Đức Phanxicô nhắc lại, những người làm việc trong các bộ khác nhau trước hết có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giáo hội, và không còn chỉ đóng vai trò kiểm soát. Trên thực tế, văn bản công bố ngày thứ bảy nhằm giải thích một thay đổi của một văn hóa đã dần dần được thực hiện kể từ đầu triều giáo hoàng của ngài.
Một giám mục Pháp trong chuyến đi ngũ niên ad limina mùa thu năm ngoái cho biết: “Vài năm trước, khi chúng tôi đến Rôma, chúng tôi có cảm tưởng như đang đứng trước các người điều tra. Bây giờ, chúng tôi có cảm tưởng được lắng nghe nhiều hơn, người đối thoại với chúng tôi đặt câu hỏi cho chúng tôi, lắng nghe chúng tôi. Bầu khí hoàn toàn khác”. Chuyến đi ngũ niên là chuyến đi của các giám mục trên thế giới về Rôma tường trình sứ vụ của họ.
Một công cụ để kết nối với thế giới
Vai trò này của Giáo triều là công cụ giúp Vatican tiếp xúc với thế giới – chẳng hạn qua tham vấn với các hội đồng giám mục trước khi soạn thảo một văn bản quan trọng – được giải thích rõ ràng trong tông hiến.
Ngày thứ hai 21-3, giám mục Marco Mellin, thư ký Hội đồng các hồng y nói trong cuộc họp báo: “Vì tông hiến là công cụ phục vụ cho hiệp thông, nhờ sự hiểu biết rút tỉa khi phục vụ Giáo hội hoàn vũ, giáo triều Rôma có thể thu thập và xây dựng các sáng kiến phong phú và đề xuất sáng tạo tốt nhất, được các Giáo hội khác nhau đưa ra để truyền giáo.”
Giám mục Marco Mellino
Vai trò của Thượng Hội đồng Giám mục
Một điều mới lạ khác được giám mục Mellin, một trong những nhân vật chính của tài liệu, giải thích: giờ đây rõ ràng Giáo triều không còn là công cụ duy nhất do giáo hoàng sử dụng để chỉ đạo Giáo hội hoàn vũ. Ở đây thêm một lần nữa, thực hành đã được thực hiện, vì Đức Phanxicô có thói quen giao phó việc suy tư cho những người thân cận hoặc cho các chuyên gia không thuộc bất cứ một bộ nào.
Giám mục Marco Mellino nhấn mạnh, lần này ngài còn đi xa hơn nữa: “Điều quan trọng cần nhấn mạnh là Giáo triều Rôma và Thượng hội đồng Giám mục (…) là những thể chế giáo hoàng thường dùng để thi hành mục vụ tối cao và sứ mệnh phổ quát của ngài trên thế giới.” Giám mục nói tiếp: “Có thể nói ngài đặt Giáo triều và Thượng hội đồng ngang nhau, đây là hai thể chế ngài dựa vào.”
Bên cạnh hai thể chế này, một thể chế thứ ba sẽ tiếp tục, vì giáo hoàng có ý định tiếp tục họp thường xuyên với Hội đồng các hồng y của ngài, ban đầu được tạo ra để suy nghĩ về việc cải tổ Giáo triều. Ngài dựa vào Hội đồng các hồng y để đưa ra quyết định. Cuộc gặp tiếp theo dự kiến vào ngày 25 tháng 4.
Củng cố quyền cá nhân của giáo hoàng
Nhưng ngoài những gì Đức Phanxicô gọi trong văn bản là “giải trung tâm hóa lành mạnh”, Tông hiến Praedicate evangelium củng cố đáng kể quyền lực cá nhân của giáo hoàng. Vì thế một số bài báo nêu rõ, ngoài các bổ nhiệm mà ngài làm với tư cách cá nhân, bây giờ không tránh vào đâu được, ngài quyết định một loạt các quyết định của ngài.
Chẳng hạn như trường hợp thành lập ủy ban làm việc giữa hai bộ, hoặc với tất cả “các quyết định và nghị quyết liên quan đến các vấn đề quan trọng”. Văn bản cũng xác định “trong những vấn đề quan trọng hoặc bất thường, không nên làm gì cho đến khi người đứng đầu một tổ chức giáo triều thông báo điều này với giáo hoàng la-mã”.
Kiên quyết là biểu tượng cho cách làm việc đã được ngài thực hiện, ngài có thói quen, sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi, theo mọi hướng, ngài là người quyết định cuối cùng. Cách đây vài tuần, một trong các cộng tác viên của ngài phân tích: “Không ai biết khi nào triều giáo hoàng sẽ kết thúc. Nhưng có một điều chắc chắn: không thể phủ nhận quyền cá nhân của ngài ngày càng mạnh hơn.”
—————–
Hình thức bất thường, “lỗi sơ ý” của các biên tập viên
Ngay sau khi công bố, tông hiến mới của Giáo triều đã làm cho các quan sát viên am tường nhất ngạc nhiên, họ không quên nhắc lại điều 93 đề cập đến “hình thức bất thường của nghi thức la-mã”.
Tuy nhiên, thuật ngữ này đã bị bãi bỏ bởi tự sắc Traditionis custodes (Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng) vào tháng 7 năm ngoài, hạn chế rất nhiều khả năng cử hành Thánh lễ Tridentin. Trong cuộc họp báo, được hỏi về điểm này, giám mục Marco Mellino thừa nhận “có sơ ý và sẽ được sửa chữa”, ngài nói đây là “sai lầm của con người.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm trên Việt Vatican News: ĐTC công bố Tông Hiến Praedicate Evangelium” về Giáo triều Roma