Và nếu các nhà báo làm điều tốt cho Giáo hội?
Đức Phanxicô cám ơn các nhà báo đã làm tốt công việc của mình trong các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Một cách thừa nhận, dù các mối quan hệ với nhà báo thường phức tạp, nhưng Giáo hội đã có mọi thứ thu được khi báo chí được tự do và độc lập. Bài của bà Isabelle de Gaulmyn, tổng biên tập báo “La Croix L’Hebdo“.
la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2021-11-19
Và nếu các nhà báo làm điều tốt cho Giáo hội?
Chúng ta đừng bỏ qua niềm vui thú của chúng ta. Khi cơ quan quyền lực cao nhất của Giáo hội, cụ thể là chính giáo hoàng, ngày chúa nhật 14 tháng 11 đã cám ơn các nhà báo “đã kể những gì sai trái trong Giáo hội”, vì bằng cách này “các bạn đã giúp chúng tôi không giấu nhẹm vấn đề dưới tấm thảm”, ngài khen họ nói lên “tiếng nói của các nạn nhân bị lạm dụng”, nghe thật ấm lòng. Bởi vì chúng ta phải thừa nhận, đôi khi điều tra tin tức của Giáo hội bị cho là một việc không tốt. Nhất là khi bạn làm việc cho báo kitô giáo. Các vụ lạm dụng tình dục đặc biệt khó cho các nhà báo. Đúng vậy, cọng thêm nỗi kinh hoàng của những gì chúng tôi phát hiện khi thu thập lời chứng đau lòng, những chỉ trích của các nhà lãnh đạo Giáo hội cáo buộc chúng tôi chỉ đưa ra mặt tối của thể chế hoặc “phản bội chính nghĩa”.
Không phải nhà báo được miễn mọi chỉ trích. Việc chúng tôi đi quá nhanh, phạm sai lầm, phóng đại hoặc giảm thiểu là chuyện thường xảy ra. Việc có nhiều mạng xã hội đã gây ra sự leo thang và một kiểu chạy đua về tốc độ, có hại đến chất lượng thông tin. Hơn nữa, sự ngờ vực rất lớn đã phát triển giữa dân chúng và giới truyền thông không thể làm cho nghề chúng tôi thành dửng dưng. Nó thậm chí đã trở thành một loại trò chơi, về phía các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống tương lai, để chỉ trích công việc của báo chí và sử dụng nó như cái túi đấm, yên tâm rằng họ sẽ giành được thiện cảm của một số công chúng nào đó, với một vài tràng vỗ tay thấu triệt chống giới truyền thông ác ý.
Vì thế câu nói của giáo hoàng được hoan nghênh. Không phải lúc nào các nhà lãnh đạo Giáo hội cũng dễ dàng chấp nhận báo chí công giáo gây tranh luận, đôi khi đưa ra những ý kiến khác nhau, trình bày mọi thứ theo quan điểm, thậm chí là chỉ trích. Đặc biệt ở Vatican, Giáo triều duy trì các mối quan hệ phức tạp với các nhà báo, họ mong chờ có một tiếng vang cho lời nói của giáo hoàng, chứ không chờ một bài phân tích. Có được thông tin ở Rôma, đôi khi chỉ là một xác nhận đơn giản, nhưng vẫn còn là một quá trình phải chiến đấu, đủ thấy sự ngờ vực là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng tình dục cho thấy chính Giáo hội đã có mọi thứ thu được với một báo chí tự do và độc lập, kể cả trong giới công giáo.
Đây là một trong những điều kiện để có được một ý kiến quần chúng trong lòng Giáo hội, phải có khả năng thông tin và hình thành được. Thông thường, cuộc tranh luận công khai đã bị nghi ngờ là vi phạm lập luận về thẩm quyền (huấn quyền) và làm chia rẽ “dân Chúa”. Tuy nhiên, có một thuật ngữ thần học về quan điểm quần chúng này, cái được gọi là “cảm thức đức tin của tín hữu” (sensus fidei fidelium trong tiếng Latinh!) mà theo Giáo hội, là ở trong toàn thể cộng đồng: “Sự nhạy bén thiêng liêng” của dân Chúa giúp cho họ phân định điều giả với điều thật và giúp hình thành một quan điểm chính thức. Các giám mục Pháp đã cảm nhận tinh thần cảm thức đức tin này ở Lộ Đức. Họ không hành động dưới áp lực của dư luận, nhưng xem xét ý kiến gần như nhất trí này về tính cấp thiết của việc tiếp tục làm theo các khuyến nghị của báo cáo Sauvé. Một bước ngoặt trong Giáo hội Pháp, nơi mà báo chí, một lần nữa, đóng vai trò của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Truyền giáo trung thực cần báo chí trung thực