“Tôi chỉ muốn đi theo Chúa Giêsu, mà ở đây việc đó lại bất khả thi” 

214

“Tôi chỉ muốn đi theo Chúa Giêsu, mà ở đây việc đó lại bất khả thi”

 “Tôi chỉ muốn đi theo Chúa Giêsu, mà ở đây việc đó lại bất khả thi”: Quyển sách mới nói về các lạm dụng trong các dòng nữ

americamagazine.org, Cindy Wooden, 2021-11-22

Trang bìa quyển sách tiếng Ý, Bức màn im lặng (Il Velo del Silenzio) của nhà báo Salvatore Cernuzio sẽ phát hành ngày 23 tháng 11. (Ảnh CNS / nxb. San Paolo)

“Tôi hiểu chúng tôi tất cả như những con chó. Họ bảo chúng tôi ngồi và chúng tôi ngồi, họ bảo chúng tôi đứng và chúng tôi đứng, bảo chúng tôi lăn qua và chúng tôi lăn qua”, một nữ tu sinh tại Úc chỉ được biết qua tên “Sơ Elizabeth” trong quyển sách “Bức màn im lặng.”

Sau 30 sống năm trong dòng, sơ nhận ra sơ cũng đã đối xử như vậy với các sơ trẻ trong dòng.

Sơ nói với tác giả Salvatore Cernuzio,: “Nhiều người vẫn tiếp tục có cách đối xử lạm dụng như vậy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

“Tôi hiểu chúng tôi tất cả như những con chó. Họ bảo chúng tôi ngồi và chúng tôi ngồi, họ bảo chúng tôi đứng và chúng tôi đứng, bảo chúng tôi lăn qua và chúng tôi lăn qua”.

Trong một ghi chú, tác giả Cernuzio viết về cuộc gặp bất ngờ với một cô bạn thời thơ ấu, cô đi tu dòng kín; 10 năm sau, một “hội đồng xét xử” gồm các sơ cao niên nói cô không có ơn gọi và cô phải xếp va-li đi về.

Tác giả nói, cuộc gặp này chỉ vài ngày sau khi tờ La Civiltà Cattolica đăng một bài báo của linh mục Dòng Tên Giovanni Cucci, giáo sư tâm lý và triết học tại Giáo hoàng Học viện Gregorian, Rôma kêu gọi Giáo hội quan tâm đến các lạm dụng tâm lý và thể chất trong các dòng nữ.

Vì cô bạn thời thơ ấu của tác giả vẫn còn quá buồn khi nói về kinh nghiệm của cô, dù đã một năm sau khi cô rời tu viện, nên tác giả Cernuzio bắt đầu nói chuyện với các nữ tu sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của họ. Quyển sách gồm các cuộc phỏng vấn với 11 nữ tu, một người bị một linh mục tấn công tình dục, nhưng sơ bị cấp trên cho rằng sơ dụ dỗ linh mục. Các nữ tu khác kể việc lạm dụng quyền lực, lạm dụng tâm lý hoặc tình cảm, chủ yếu thông qua các hành động tàn bạo, sỉ nhục và họ không được hỗ trợ sức khỏe hoặc tâm lý.

Nhiều người trong số các nữ tu nói đến việc, đặc biệt trong nhà tập, họ phải xin phép để làm bất cứ chuyện gì, kể cả việc đi tắm.

Nhiều người trong số các nữ tu nói đến việc, đặc biệt trong nhà tập, họ phải xin phép để làm bất cứ chuyện gì, kể cả việc đi tắm hoặc dùng băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt.

Sơ Aleksandra, người kể cho tác giả Cernuzio về việc sơ bị một linh mục lạm dụng, sơ cho biết sơ đã tìm cách để ra khỏi nhà dòng.

Sơ nói: “Tôi không biết mình sẽ đi đâu, tôi chỉ muốn đi theo Chúa Giêsu, mà ở đây việc đó lại bất khả thi. Tôi không thể sống trong hoàn cảnh này nữa, sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần của tôi sẽ bị hủy hoại. Tôi hy vọng sẽ tìm được sự giúp đỡ, có thể từ các giáo dân vì tôi biết dòng của tôi không quan tâm đến tôi.” Như tôi đã nghe nhiều lần, lỗi luôn ở người ra đi.

Trong lời nói đầu, linh mục Cucci viết, câu chuyện của 11 sơ có một số điểm chung, nhưng đặc biệt trong một vài dòng truyền thống có xu hướng giữ cùng cấp trên hoặc các cấp trên của họ tại vị trong nhiều thập kỷ, điều này đưa đến việc họ “lẫn lộn ý của họ và ý của Chúa” với các chị em trong dòng của họ.

“Tôi không thể sống trong hoàn cảnh này nữa, sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần của tôi sẽ bị hủy hoại.” 

Họ cũng nhầm lẫn sự đồng nhất với sự hợp nhất hoặc hòa bình trong cộng đồng và xem bất kỳ hình thức chất vấn nào không chỉ là thách thức cấp trên mà còn là từ chối ý Chúa.

Các câu chuyện, đặc biệt là câu chuyện của sơ Aleksandra cho thấy Giáo hội đã chậm chạp như thế nào trong việc thay đổi cách đối phó với các vụ lạm dụng tình dục. “Bảo vệ” danh tiếng của nhà dòng là ưu tiên, còn nạn nhân thì phải hy sinh. Nữ tu bị lạm dụng thì bị đổi đi sau khi bị cho là dụ dỗ linh mục, còn linh mục vẫn ở tại chỗ, vẫn tiếp tục hoạt động săn mồi của mình mà không bị quấy rầy.”

Trong lời tựa quyển sách, nữ tu Nathalie Becquart, một trong hai thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục viết, Giáo hội phải lắng nghe các nạn nhân của các vụ lạm dụng và thừa nhận “đời sống thánh hiến trong tất cả nét đa dạng của nó, giống như bất kỳ thực tế nào trong Giáo hội đều có thể tạo ra cả điều tốt nhất hoặc điều tồi tệ nhất” nơi con người.

Nữ tu bị lạm dụng thì bị đổi đi sau khi bị cho là dụ dỗ linh mục, còn linh mục vẫn ở tại chỗ, vẫn tiếp tục hoạt động săn mồi của mình mà không bị quấy rầy.”

Sơ Becquart viết: “Đời sống tu trì tốt nhất khi các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời được xem là con đường tăng trưởng nhân văn và thiêng liêng, một con đường của trưởng thành làm lớn lên sự tự do của con người, vì thẩm quyền là để hỗ trợ cho nhân phẩm của con người.” Điều tệ nhất là khi những lời khấn này bị chất vấn, bị đối xử một cách ấu trĩ, bị bức bách, thậm chí thao túng và tiêu diệt con người.”

Sơ nói: “Toàn bộ giáo hội phải hiểu rõ, một nền văn hóa bão hòa với chủ nghĩa giáo quyền” và “các hình thức quyền hành tràn ngập các kiểu lạm dụng khác nhau”.

Sơ Becquart nói, giải pháp là áp dụng những gì Đức Phanxicô đã mô tả như mô hình của một “giáo hội đồng nghị”, nơi mọi người đã rửa tội đều được tôn trọng, lắng nghe, có trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau và trở thành những người truyền giáo trên thế giới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch