Francesco Grana: “Chúng ta đang ở thời kỳ tiền mật nghị”

88

Francesco Grana: “Chúng ta đang ở thời kỳ tiền mật nghị”

Trò chuyện với một trong những chuyên gia lớn nhất của đời sống Vatican. Nhà vatican học Francesco Grana với nhật báo El Debate, Quảng trường Thánh Phêrô, Belén Sánchez-Bermúdez

 eldebate.com, Antonio Olivié, 2021-10-22

Hồng y Matteo Zuppi, tổng giám mục giáo phận Bologna, một trong các hồng y thân cận với Đức Phanxicô sẽ giới thiệu quyển sách Những gì còn lại của triều giáo hoàng (Lo que resta del papado) của nhà vatican học Francesco Grana vào tháng 11 sắp tới. Tác phẩm xác nhận chúng ta đang ở trong thời kỳ tiền mật nghị, “vì theo một số hồng y cử tri, những người còn ở tuổi có thể vào Nhà nguyện Sixtine, thì có vẻ như bữa tiệc kế vị Bergoglio đã bắt đầu.”

Theo tác giả Francesco Grana, không có gì phải lo khi cân nhắc một ứng viên mới trong trường hợp giáo hoàng ngồi xe lăn, vì “thời tiền mật nghị của Đức Wojtyla đã bắt đầu vào nửa sau những năm 90, nghĩa là trước gần mười năm ngày Đức Gioan-Phaolô II qua đời”.

Tác giả quyển Những gì còn lại của triều giáo hoàng lưu ý, “thời kỳ trước mật nghị luôn là thời kỳ có lợi cho các giáo hoàng đương nhiệm, những người đã chứng kiến rất nhiều giáo hoàng qua đời trước mình. Theo nghĩa này, trống tòa năm 2005 là một cẩm nang chỉ dẫn, khác với trường hợp năm 2013, với việc từ chức bất ngờ của Đức Bênêđíctô XVI, với tất cả các hồng y phải di chuyển.

Theo tác giả Grana, một trong các dấu hiệu cho chúng ta thấy chúng ta đang bước vào thời kỳ tiền mật nghị là việc hồng y Reinhard Marx từ chức, nhưng không được chấp nhận. Sự việc là, trong thư từ chức của ngài, hồng y chỉ trích tình hình Giáo hội và tuyên bố, “theo tôi Giáo hội  dường như đã đi vào ngõ cụt, được hiểu như một khoảng cách với Đức Phanxicô.”

Nhà báo Antonio Olivié, phóng viên El Debate  cùng với ông Francesco Grana, Belén Sánchez-Bermúdez

Đức Bênêđictô XVI là người đầu tiên từ chức, nhưng “cũng sẽ có những người khác”

Quyển sách của tác giả Grana trùng hợp với bài báo của ông Sandro Magister, một nhà vatican học nổi tiếng khác có tựa đề Mật nghị trong tầm nhìn: Chiến dịch Sant’Egidio. (Cĩnclave a la vista: Operaciĩn Sant’Egidio). Một văn bản trong đó hồng y Zuppi ở trọng tâm chiến dịch cổ động của Cộng đoàn Sant’Egidio, một tổ chức mà ngài đã cùng ông Andrea Riccardi thành lập.

Việc giáo hoàng đương nhiệm luôn ca ngợi lòng can đảm của Đức Bênêđíctô XVI khi từ chức ở tuổi 85, mở ra cánh cửa cho một thay đổi, đặc biệt khi Đức Phanxicô sẽ bước sang tuổi này tháng 12 năm nay. Quyển sách nhắc lại lời Đức Phanxicô đã nói về vấn đề này: “Trước đây 60 hay 70 năm, không có giám mục danh dự. Đó là một cái gì có sau Công đồng Vatican II. Ngày nay đó là một thể chế. Điều tương tự đã xảy ra với Đức Bênêđictô XVI. Ngài là người đầu tiên và có lẽ sẽ có người khác”.

Chính Đức Phanxicô, trong một xác nhận không chính thức ở Bratislava, Slovakia, rằng đã có một bầu khí mật nghị ở Vatican. Ngài nhớ lại trong thời gian ngài ở bệnh viện Gemelli mùa hè vừa qua, “một số người muốn tôi chết” và đã có “các cuộc họp của các giám chức nghĩ rằng tình trạng nghiêm trọng hơn tiếp tục được loan, và họ đang chuẩn bị mật nghị.”

Triều giáo hoàng có một sức khỏe bằng sắt, vì đây là một thể chế mà trong hai ngàn năm lịch sử đã biết thích ứng với hoàn cảnh.

Bất kể có sự thay đổi trong ngắn hạn hay dài hạn, tác giả Grana đảm bảo, triều giáo hoàng có một sức khỏe bằng sắt, vì đây là một thể chế mà trong hai ngàn năm lịch sử đã biết thích ứng với hoàn cảnh, với những thay đổi sâu đậm của thời đại”. Theo ông, như một “dấu hiệu” của sự  thích nghi mà chúng ta sẽ nhớ về Đức Phanxicô, đó là việc ngài từ bỏ các căn hộ ở Dinh Tông Tòa. Một cử chỉ giản dị và khắc khổ đã đánh dấu cách ứng xử của Giáo triều trong những năm gần đây.

Tóm tắt lại, dù trên thực tế chúng ta có thể đang sống trong thời kỳ cuối của triều giáo hoàng, một triều với những cải cách vĩ đại đã được thực hiện, nhưng sự việc, thể chế giáo hoàng “vẫn là điểm cốt yếu của một tòa nhà không chỉ mang tính giáo hội, nhưng còn mang toàn bộ cộng đồng thế giới.” Tác giả Grana nói, “chức giáo hoàng và Đức Phanxicô chứng tỏ điều này, qua  chức vụ của mình, sống động và hiện tại hơn bao giờ hết”.

Đi bộ về phía Đền thờ thánh Phêrô, Belén Sánchez-Bermúdez

 

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch