Báo cáo Sauvé về lạm dụng tình dục: năm câu hỏi còn đọng lại

118

Báo cáo Sauvé về lạm dụng tình dục: năm câu hỏi còn đọng lại

la-croix.com, Christophe Henning, 2021-10-10

Giải thích. Sau những con số gây sốc được công bố về các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, bản báo cáo Sauvé cần phải xem lại sâu xa về việc bồi thường và hoàn cảnh của các nạn nhân. Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) cung cấp các yếu tố để trả lời trong bản báo cáo dài và nhiều phụ lục của nó.

Làm thế nào để hiểu sự hoài nghi có thể nảy sinh khi trình bày bản báo cáo khắt khe của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase)? Nguy hiểm sẽ chỉ vẫn ở các con số đã được công bố. Hiểu rõ hơn về tình trạng của các nạn nhân sẽ cho phép chúng ta thực hiện các bước cần thiết để nhận biết nạn nhân và ngăn chặn hành vi xâm hại.

Sự phù hợp của các số liệu

Một số người đã nhận thấy sự căng thẳng giữa con số nạn nhân cao khủng khiếp (khoảng 216.000 người) và con số linh mục hoặc tu sĩ tấn công (từ 2.900 đến 3.200 trong số 115.000 tu sĩ kể từ năm 1950). Lý do như sau: con số thứ hai này có được là từ lời kêu gọi làm chứng của Ủy ban Ciase (2019-2020) và các tìm tòi trong dữ liệu của các giáo phận và tòa án. Vậy mà tất cả các cuộc tấn công đều không được Giáo hội biết, cũng như không đưa đến việc mở hồ sơ.

Ủy ban Ciase chính xác nói, con số khoảng 3.000 linh mục hoặc các tu sĩ tấn công là con số “tối thiểu. Nói cách khác, không phải con số ước tính nạn nhân là con số bị phóng đại, nhưng con số những kẻ lạm dụng có thể là con số được ước lượng thấp.

Bồi thường, với tiền ở đâu?

Ủy ban nhấn mạnh, “việc bồi thường là dứt khoát nhưng không có nghĩa là buộc mỗi nạn nhân phải đòi, vì nguyên tắc này đã xúc phạm một số người trong số họ. Trên thực tế, việc bồi thường có thể mở ra triển vọng mới cho các nạn nhân”, bản báo cáo nhấn mạnh (trang 410 và tiếp theo).

Theo Ủy ban, “điều cần thiết là việc bồi thường phải tiến hành từ một cơ chế phân bổ độc lập, không phải quy trình đơn giản là “cử chỉ”, là “giúp đỡ” từ sự hào phòng đồng thuận của chính Giáo hội công giáo, qua đó có nguy cơ mình giữ vị thế ở trên các nạn nhân”.

Ủy ban công nhận đây là một hệ quả nặng, với “hậu quả tài chính đáng kể cho Giáo hội (…). Tổng số tiền trả cho nạn nhân ở một số nước: ở Bỉ 4,6 triệu âu kim từ năm 2012 đến năm 2017, ở Đức 10,3 triệu âu kim từ năm 2011 đến năm 2020, ở Hà Lan 27,8 triệu âu kim từ năm 2011 đến năm 2018 .

Với giá nào, Giáo hội cũng phải tìm ra phương tiện để trả: “Duy nhất việc bồi thường để bù đắp những thiệt hại cho các nạn nhân phải gánh chịu thuộc trách nhiệm của những kẻ tấn công và của thể chế giáo hội. Những khó khăn liên quan đến khả năng thanh toán của các cơ sở của Giáo hội ở Pháp, về nguyên tắc, không thể hạn chế việc bồi thường cho các nạn nhân.”

Ý thức được thách thức này, trong cuộc họp khoáng đại vào mùa xuân vừa qua, các giám mục Pháp đã lập ra một tài khoản trợ giúp mà giáo dân có thể đóng góp, điều này đã làm cho Ủy ban lấy làm tiếc: “Kêu gọi giáo dân đóng góp thì khó hòa giải với tiến trình sửa chữa của việc bồi thường. Giáo dân sẽ có thể không hiểu vì lý do nào mà họ phải đóng góp vào việc bồi thường những tội ác và những hành vi phạm phạm pháp mà rất nhiều người trong số họ cảm thấy mình là nạn nhân gián tiếp.”

Các nạn nhân đa số là con trai

Nếu các cô gái trẻ cũng không thoát được hiện tượng này, thì bạo lực tình dục trên trẻ vị thành niên trong Giáo hội lại đa số là trên con trai, cũng như các vụ tấn công tình dục trong gia đình. Ủy ban cho biết: “Các bé trai chiếm 80% số nạn nhân đã phải chịu (…) bạo lực tình dục từ một tu sĩ. Nhưng tỷ lệ nạn nhân nữ dường như tăng lên theo thời gian: gần 60% trong giai đoạn kể từ năm 2010.”

Vì sao trẻ em trai từ 10 đến 13 tuổi bị tấn công nhiều hơn? “Sự chiếm ưu thế này có thể giải thích bằng ‘hiệu ứng cơ hội’ liên quan đến khả năng tiếp cận của tu sĩ với trẻ em trai nhiều hơn so với trẻ em gái, đặc biệt các em trước tuổi vị thành niên ở một thời gian dài trong các trường dành cho con trai (…). Nơi các tu sĩ, sự phát triển ham muốn tình dục bị khựng lại ở độ tuổi này và họ thường trải qua ước muốn đầu tiên cho ơn gọi của mình. Cuối cùng, cũng có thể bối cảnh này phản ánh một tác động của việc lý tưởng hóa tuổi thơ và sự khước từ phụ nữ.” (Trang 151 và tiếp theo)

Người lớn cũng là nạn nhân

Ủy ban Ciase cũng nhận các lời chứng của những nạn nhân khi họ đã trưởng thành, thường thường trong bối cảnh đời sống tu trì: “Bạo lực tình dục mà các nữ tu phải gánh chịu là một hiện tượng vẫn còn ít được nghiên cứu, ở trong Giáo hội cũng như ở trong giới truyền thông và nghiên cứu khoa học, cho đến khi phong trào “#MeTo” (Cả tôi nữa) ra đời gần đây. Còn bạo lực tình dục do các linh mục hoặc tu sĩ trên người lớn không phải là nữ tu thì hiện nay hoàn toàn không có trong các cuộc tranh luận công khai.” Tuy nhiên, 151 người trong độ tuổi trưởng thành lúc bị lạm dụng cũng đã lên tiếng (trang 151 và tiếp theo).

Ủy ban ghi nhận: “Các hành vi thường phạm trong khuôn khổ quan hệ thiêng liêng, với cha linh hướng, linh mục giải tội, người lãnh đạo hay người sáng lập dòng hoặc một sư huynh có cấp bậc cao.”

Một câu hỏi vẫn còn hiện nay

Ủy ban dự báo: “Sự phát triển của bạo lực tình dục trong 30 năm qua đã dẫn đến việc gia tăng rõ ràng từ 0,2% đến 0,4%” (trang 129). “Có vẻ như việc tiết lộ bạo lực tình dục một cách có hệ thống hơn từ những năm này đã phần nào giải thích vì sao có sự gia tăng con số các nạn nhân. Việc tố cáo ngày càng có hệ thống hơn về bạo lực tình dục dẫn đến việc tiết lộ các hành vi lạm dụng của các linh mục nhanh chóng hơn và áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại họ”, Ủy ban nhấn mạnh và lo lắng: “Ghi nhận này phải được uyển chuyển ngay lập tức vì, sự quan trọng của kỳ hạn cần thiết để giải phóng lời, có khả năng là các nạn nhân trong những năm gần đây chưa nói.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Xáo động vì một sứ mệnh phi thường nhưng niềm hy vọng vẫn còn