Đức Phanxicô kêu gọi “giải phóng” Đức Mẹ khỏi ảnh hưởng của mafia
Rước kiệu Đức Mẹ dừng trước nhà một ông trùm mafua ở Oppido Mamertina, làng Calabre, nước Ý.
cath.ch, 2020-08-20
Ngày 20 tháng 8 – 2020, trang tin Mỹ Crux loan tin, trong thư gởi linh mục Stefano Cecchin, chủ tịch Giáo hoàng Học viện Quốc tế Đức Mẹ (PAMI), Đức Phanxicô đã viết: “Chúng ta phải giải phóng Đức Mẹ khỏi ảnh hưởng của các tổ chức tội phạm.” Ngài lên tiếng nhân dịp Học viện mở một phân khoa mới chuyên chống lại việc các tổ chức tội phạm lạm dụng tượng Đức Mẹ.
Trong một ghi chú được công bố ngày 15 tháng 8 – 2020, Học viện thông báo việc thành lập một phân khoa mới để phân tích, nghiên cứu và đưa ra các hiện tượng mafia có tên “Giải phóng Đức Mẹ khỏi mafia và quyền lực tội phạm.”
Cùng cộng tác chặt chẽ với chính phủ Ý, Học viện nhận thấy hình ảnh Đức Mẹ và các biểu tượng liên quan đến Đức Mẹ bị các tổ chức mafia “tái cấu hình một cách có hệ thống” ở Ý nhưng cũng ở trên toàn thế giới.
Trong thư viết cho Linh mục Cecchin, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Lòng kính mến Đức Mẹ là một di sản văn hóa-tôn giáo cần được bảo vệ trong sự tinh tuyền ban đầu của nó”. Theo ngài, chúng ta phải “giải phóng Đức Mẹ khỏi ảnh hưởng của các tổ chức tội phạm” và tất cả “các cấu trúc thượng tầng, quyền lực hoặc điều kiện không đáp ứng với tiêu chuẩn Tin Mừng về công lý, tự do, trung thực và đoàn kết”.
Một lòng mộ đạo được hiểu rõ
Ngài nói thêm: “Phong cách biểu hiệu về Đức Mẹ phải phù hợp với sứ điệp của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội”. Chính xác ngài cho biết, một trong các tiêu chuẩn của biểu hiệu cần phải điều chỉnh là “gương mẫu về đời sống của những người tham gia vào các sự kiện này, những người khắp nơi được gọi để làm chứng cho kitô giáo qua việc trung thành với Chúa Kitô ngày càng mạnh hơn”.
Đối với các tín hữu, ngài xin họ loại bỏ “một loại đức tin sai lầm”, ngài mời gọi họ có “một đức tin được hiểu rõ và sống tốt.” Vì thế ngài công kích nhưng không đưa ra việc thực hành “inchini” (chữ nghiêng trong tiếng Ý) như dừng tượng Đức Mẹ trước nhà các ông trùm mafia địa phương. Một sự việc vẫn còn làm trong một vài buổi rước kiệu Đức Mẹ ở Ý.
Một nghi thức quen thuộc của các người mafia đối với Đức Mẹ
Báo cáo của phân khoa mới của Học viện Quốc tế Đức Mẹ lo ngại về “cái nhìn méo mó và phi thực tế về mặt lịch sử đối với Mẹ Thiên Chúa”. Hình ảnh Đức Mẹ Maria tự do và thanh thản bị thay thế bằng hình ảnh một “phụ nữ khác”, tuân thủ “tuyệt đối tuân theo lệnh cấp trên”, “thiếu tự do đứng trước số phận”, thậm chí còn chấp nhận bạo lực và vũ lực như lôgic cấu thành của xã hội. Thêm vào đó là cái nhìn nhị nguyên về thế giới tách các cá nhân ra thành hai thể loại: một bên là những người “độc quyền danh dự”, bên kia là những người sống trong ô nhục, như người “nô lệ” cho những người độc quyền danh dự. Cái nhìn áp đặt này như một “hoạt động văn hóa” bám neo trong các xã hội bị ảnh hưởng của mafia. Nó phát sinh ra “một loại độc chiếm các nghi thức về Đức Mẹ” dẫn đến việc “làm hại cho quyền uy giải phóng của Tin Mừng”.
Đứng trước tình trạng này, Học viện Quốc tế Đức Mẹ cho rằng, cần có một hoạt động văn hóa mạnh mẽ để khôi phục sự thật về hình ảnh Đức Mẹ, vừa theo quan điểm kitô giáo, mà cũng theo quan điểm hồi giáo vì Đức Mẹ là gương mẫu cho tín hữu của cả hai tôn giáo.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch